PHẦN I: Trắc nghiệm:
Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 1: Tác giả của đoạn thơ trên là ai?
A. Xuân Diệu. B. Thế Lữ.
C. Vũ Đình Liên. D. Tế Hanh.
Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát. B. Thơ song thất lục bát.
C. Thơ mới năm chữ. D. Thơ mới tám chữ.
Câu 3: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Ẩn dụ và nhân hoá. B. So sánh và hoán dụ.
C. Câu hỏi tu từ và điệp ngữ . D. Câu hỏi tu từ và so sánh.
Câu 4: Ý nghĩa của đoạn thơ trên là gì?
A. Thể hiện nổi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt.
D. Thể hiện nổi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng.
Câu 5: Câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” có chức năng gì?
A. Cầu khiến. B. Hỏi.
C. Thông báo. D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 6: Câu: “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn. B. Câu ghép.
C. Câu trần thuật. D. Câu nghi vấn.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu phủ định?
A. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây.
B. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
C. Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó sẽ rụng.
D. Cụ cứ tưởng thế chứ nó chả hiểu gì đâu.
Câu 8: Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa các lớp nhằm kỷ niệm ngày 30/4. Để học sinh nắm được kế hoạch, nhà trường cần phải viết văn bản gì ?
A. Thông báo. B. Báo cáo.
C. Biên bản. D. Tường trình.
PHẦN II: Tự luận:
Câu 1: Câu dưới đây mắc lổi diễn đạt, em hãy viết lại câu đó cho đúng.
-
Cô Liên rất cần cù, chịu khó nên cô rất mực thương yêu chồng con.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ:
“
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ, hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” (Quê hương - Tế Hanh)