[văn 8]thuyết minh về một số danh lam tỉnh Đồng Tháp

K

kyduyen20012001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn giúp giùm mình về danh lam thắng cảnh Đồng Tháp
_thuyết minh lăng cụ phó bảng nguyễn sinh sắc
_thuyết minh tràm chim
_thuyết mình về đình Tân An Trung ở xã Tân Khánh Trung lấp vò đồng tháp
......................................................................................................................
cảm ơn nhiều
 
M

motdieunhonhoi

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.



"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."



Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
 
K

kyduyen20012001

có ai giúp mình không bửa nay nộp rúi giúp với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

thietdien_canu9x_tn

b nên tìm ra các danh lam thắng cảnh của đồng tháp->
tìm ra những ý chính cho bài
sắp xếp lại nó theo trật tự
dựa vào dàn bài đã lặp để viết bài
 
K

kyduyen20012001

thứ 2 tui nộp rùi giúp tui dàn bài cũng đc nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
K

kyduyen20012001

thứ 2 tui nộp rùi giúp tui dàn bài cũng đc nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
@@@@@@@@@@@@@@@@2
 
N

nguyenhuong96qt

Thắng Cảnh Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú. Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guĩ với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây tràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời... Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ 2 months ago người đồng hương st Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông). Đây là một trong 27 vườn quốc gia ở Việt Nam và được đánh giá là "Hòn ngọc của đồng bằng sông Cửu Long" do có hệ sinh thái đất ngập nước rộng hơn một triệu ha của vùng Đồng Tháp Mười. Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích thu nhỏ được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.588 ha (vùng lõi) và có trên 20.000 ha vùng đệm bao quanh có dân cư sinh sống thuộc 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ và hàng chục kênh rạch lớn nhỏ. Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim nước trú ngụ, trong đó có 16 loài chim quý hiếm 2 months ago IT-bách koa toàn thu VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM: vườn quốc gia Việt Nam, được thành lập đầu tiên là Khu Bảo tồn Thiên nhiên theo Quyết định số 47/TTg, ngày 2.2.1994 của thủ tướng Chính phủ và sau đó được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29.12.1998 của thủ tướng Chính phủ. VQGTC phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40’ - 10o47’ vĩ Bắc, 105o26’ - 105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông Mêkông. Tổng diện tích 7.588 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 688 ha, khu phục hồi sinh thái 653 ha và khu dịch vụ 46 ha. Là vườn quốc gia đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam. VQGTC là một trong những nơi sót lại cuối cùng của hệ sinh thái vùng lau sậy ngập nước đã từng che phủ 700 nghìn ha diện tích đất tự nhiên trước đây của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Trước đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Cửu Long vào vùng Đồng Tháp Mười và đây cũng là vùng ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong suốt 7 tháng. Ngày nay, do có hệ thống kênh mương thay đổi, thời gian ngập lũ đã bị rút ngắn và không ổn định về mức nước. Thảm thực vật của VQGTC không đồng nhất, gồm đồng cỏ năn ngập nước theo mùa, đầm sen, vùng sình lầy ngập nước và rừng tràm (Melaleuca sp.) tái sinh. Trong số các quần xã cỏ dại, đáng chú ý là quần xã lúa trời (lúa ma - Oryza rufipogon). Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao. Hệ động vật có 198 loài chim, trong số đó có 16 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (Grus antigone), ô tác (Houbaropsis bengalensis) cùng nhiều loài chim di cư khác. Về thuỷ sinh, đã phát hiện 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá. Đối tượng bảo tồn là hệ sinh thái rừng tràm đất ngập nước Đồng Tháp Mười, sếu đầu đỏ, ô tác và các loài chim di cư. 2 months ago IT-du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương. 1 month ago Tí Đất nước Việt Nam chúng ta thật tươi đẹp! Tôi mong một ngày nào đó được đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim!
 
N

nguyenhuong96qt

Khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13-12-1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hoà Long, ngay trong nội ô của thị xã Cao Lãnh. Đây là quần thể di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận vào ngày 09/04/1992.

Toàn bộ khu di tích rộng 3,6 ha,chia làm ba khu vực : mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình : vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác, nhà trưng bày giới thiệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan (thân phụ và thân mẫu của Bác Hồ). Hàng rào xi măng đơn giản, thanh mảnh như những tấm phông trang hoàng thêm vẻ đẹp của khuôn viên, nơi có hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…

Có lẽ bạn chưa biết rằng tất cả những công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xoè úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu nước. Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Cách vòm mộ 25 cm về phía trước là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý vươn thẳng giữa lòng Tổ quốc Việt Nam …

Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
 
K

kyduyen20012001

còn bài nào nữa khộng************************************************************************************???\
 
K

kimhong0147

pạn vô ý wá! pài pạn dài, kũm hay nhưng lạc đề. tiếc wá nhưng mìx kũm cám ơn các pạn đã giúp mìx
 
Top Bottom