Văn [Văn 8] Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

LiLi Nguyễn

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2017
135
37
36
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy thuyết minh về cầu Tràng tiền theo dàn bài này giúp mình nha ( Nhớ là phân chia theo dàn bài này để mình dê làm bài nha)
MB
TB
1, Lịch sử tên gọi
2, vị trí địa lí
3, đặc điểm, sự kiện lichj sử gắn vs cầu tràng tiền
4,cách thưởng ngoạn
KB
 

_ Yub _

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
802
904
144
20
Hưng Yên
THPT
Hãy thuyết minh về cầu Tràng tiền theo dàn bài này giúp mình nha ( Nhớ là phân chia theo dàn bài này để mình dê làm bài nha)
MB
TB
1, Lịch sử tên gọi
2, vị trí địa lí
3, đặc điểm, sự kiện lichj sử gắn vs cầu tràng tiền
4,cách thưởng ngoạn
KB
Nếu ai đã mọt lần đến Huế, khung cahr ở đây thơ mông và rất đẹp nhưng không ai không ngỡ ngàng trước vẽ đẹp của cầu Trường Tiền ở Huế. Với sự duyên dáng mà cổ kính làm ai cũng phải mê mẫn. Đó là sự cuốn hút hết sức hấp dẫn về vẽ bề ngoài cũng như sự cổ kính điệu đà của nó.
Cầu Trường Tiền được xây cách đây rất lâu có thể nó nói gắn liền với lịch sữ trong những năm kháng chiến chống giặc cứu nước. Được đúc bằng thép và bê tong cốt sắt. Những chiếc cột cắm sâu dưới nước trên 150 mét chống đỡ chiếc cầu. Chiếc cầu gồm có 12 nhịp nối tiếp nhau nối liền những tả ngạn với hữu ngạn sông hương. Nhìn từ đăng xa, chiếc cầu giống như những vòng cung trắng nỗi bật trên nền trời anh thẳm.
Vào những đêm trăng sáng đứng trên cầu, bạn có thể nhìn thấy các vì sao lánh lấp phản chiếu xuống mặt nước rất đẹp. Vòa giwof phút này, bạn cảm thấy thậ mát mẻ và thư giản làm sao! Kết hợp với ngọn gió mát dịu đưa từ dòng sông vào làm mơn trớt da thịt bạn. và làm căng lồng ngực bạn với hương thơm êm dịu. Sự mát mẻ và quanh bọc bên bạn. Tro những giấy phút này đây, cảnh tỉnh mịch bạn có thể nghe tiếng vỗ của sóng vào những chiếc thuyền mênh mang trôi nhẹ trên mặt nước. Thỉnh thoảng nghe những giọng hò Huế mát dịu cả lòng người. Và dần dần tan biếng vào không gianim vắng.
Tuy nhiên khi vừng đông hé dạng, cảnh trí trở nên sinh động hơn. Những dòng xe hơi, xe máy , xeddapj chạy tấp nạp qua bên kia cầu. Nhiều lúc có những chiếc gé lại cầu đứng hóng mát. Từng đoàn nữ sinh, mặc áo ài, đội nón lá thướt tha đi bộ qua cầu, vừa đi vừa nói cưới đùa vui vẻ. lại tăng thêm vẻ thanh lịch dịu dnagf của gái Huế. Không chỉ vậy hai tà áo bay bay làm giống như những cánh bướm đang bay trong gió. Nhìn mà thấy đẹp làm sao.
Không chỉ vậy, cac cô gái còn tạo thêm sự duyên dáng yểu ddieuj của chiếc cầu. Phần nào đó tăng vẻ đẹp gượng bộ cho xứ Huế.
Khi ai tới đây, đi qua chiếc cầu này thì không thể nào quên được nó. Và ôm ấp mãi kỉ niệm về chiếc cầu nỗi tiewngs nà khi họ viếng thăm thành phố Huế cổ kinh thân thương làm sao.
#Mạng:bạn tham khảo nhé
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

Kirigaya Kazuto.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng tư 2017
514
1,192
219
Nghệ An
HM Forum
Hãy thuyết minh về cầu Tràng tiền theo dàn bài này giúp mình nha ( Nhớ là phân chia theo dàn bài này để mình dê làm bài nha)
MB
TB
1, Lịch sử tên gọi
2, vị trí địa lí
3, đặc điểm, sự kiện lichj sử gắn vs cầu tràng tiền
4,cách thưởng ngoạn
KB
Cây cầu mảnh mai Trường Tiền là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ - hiện tại, là niềm tin - khát vọng của tương lai.
cauTruongTien7_HafThanhf-vov.jpg
Dòng sông Hương chảy trước kinh thành Phú Xuân, và bây giờ là chảy trong lòng thành phố Huế, hơn 100 năm qua đã soi bóng một cây cầu. Cho dù bây giờ và sau này ở Huế đã và sẽ có nhiều cây cầu bắc qua dòng sông Hương, cây cầu ấy vẫn giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Hơn thế - cây cầu ấy mãi là biểu tượng của đất Cố đô, là gạch nối của lịch sử từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Cây cầu đó mang tên Trường Tiền.
Một trong những cây cầu thép đầu tiên ở Đông Dương
Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép (Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là những cây cầu ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).
Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình Tháp Eiffel ở Paris) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Như vậy, cầu Trường Tiền có tuổi nhiều hơn cầu Long Biên ở Hà Nội (1899-1902) - cây cầu thép nổi tiếng về quy mô, lớn nhất Đông Dương và châu Á thời bây giờ.
Khi hoàn thành, cầu Trường Tiền có cấu trúc 6 vài 12 nhịp, chiều dài cầu 401m, bề ngang lòng cầu 6m20, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng, hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.
Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: Cầu Thành Thái (tên Vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền.
Cầu Trường Tiền và dòng Hương Giang , nét duyên dáng và lãng mạn như một bài thơ.
cauTruongTien6_HafThanhf-vov.jpg

Những hình ảnh cuộc sống đời thường trên cầu.​
Những thăng trầm lịch sử
Cây cầu duyên dáng nằm trên mảnh đất thơ mộng miền Trung lại có số phận không yên ả chút nào. Cầu đã trải qua nhiều thay đổi và cả những biến cố đau thương, mang số phận thăng trầm cùng xứ Huế trong hơn một thế kỷ.
Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây - cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn - 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra - là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau.
Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt - Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời.
Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991-1995), do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: Đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,20m nay còn 5,40m); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu.
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.
cauTruongTien1_HafThanhf-vov.jpg

cauTruongTien_HafThanhf-vov.jpg

Cầu Trường Tiền buổi tối, lung linh trong ánh đèn.​
Cầu Trường Tiền - nét thơ xứ Huế
Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sỹ. Cầu Trường Tiền cũng là một địa danh gắn bó với cuộc sống, tình yêu của con người nơi đây:
“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa”

(Ca dao. Cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liệu (người Nam Định sáng tác)
Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:
“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”

(Vài nét Huế - Nguyễn Bính)
cauTruongTien-bisap-trongchientranh-nam1968_anhTL-nguonVov.jpg

Không ảnh cầu Trường Tiền bị sập bởi chiến tranh, năm 1968 (Ảnh tư liệu).​
Những thăng trầm lịch sử của cầu Trường Tiền cũng được ghi chép lại rất nhiều bằng thi ca, âm nhạc. Năm 1946, cầu bị sập và đã có câu ca mang âm hưởng hò sông thế này:
Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?

Đáp rằng:
Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu nầy phải phá,
Qua sông còn nhiều ngã
Đừng buồn bã em ơi.
Nước non khôi phục được rồi,
Cầu nầy bắc lại, không mấy hồi đó em...

Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu…; thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số 1, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất Cố đô.
Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi...” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.
Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.
-Sưu tầm-
 
  • Like
Reactions: Junery N

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Hãy thuyết minh về cầu Tràng tiền theo dàn bài này giúp mình nha ( Nhớ là phân chia theo dàn bài này để mình dê làm bài nha)
MB
TB
1, Lịch sử tên gọi
2, vị trí địa lí
3, đặc điểm, sự kiện lichj sử gắn vs cầu tràng tiền
4,cách thưởng ngoạn
KB
Anh bổ sung cốt lõi dàn ý:
Thân bài:
1, Vị trí địa lý, lịch sử cây cầu.
2, Đặc điểm, cấu tạo cây cầu.
3, Vai trò, ý nghĩa cầu.
4, Cách thưởng ngoạn.
chúc em học tốt!
 
Top Bottom