[Văn 8] Thuyết minh về bút bi và tà áo dài.

T

tuanvy0808

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình cần thuyết minh về cái bút bi và tà áo dài ai giúp được mình thank

Em chú ý cách đặt tiêu đề: [Văn 8] tên tiêu đề.
"Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@). "
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Mình cần thuyết minh về cái bút bi và tà áo dài ai giúp được mình thank
lại trùng chủ đề, nó đã có quá nhiều bài viết rồi em ạ :|

em tham khảo:
1, http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1337618
2, http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=75708
...

Đây là tổng hợp đề văn thuyết minh, em tham khảo nó trước khi đưa 1 chủ đề mới nhé. :)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=126006

 
V

vuong1996113

[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Nè tham khao nha ' (nhớ tks giùm)
[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Có người bảo Em từ kiểu áo người Tày, người Mường mà ra. Có người bảo Em có vài chi tiết giống áo của các chị em Huế, Chăm. Lại có nguời cho rằng Em thành hình từ bộ áo mớ ba mớ bảy của đất Kinh Bắc huyền thoại... Những ý kiến đó đều có những tỷ lệ chính xác nhất định. Nhưng, đúng ra, Em tiếp nhận hình ảnh và hơi hướng của nhiều miền trong cả đất nước gom góp lại, bổ sung cho nhau mà thành.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Em có mặt ở Pháp và Anh từ những năm 1913. Hồi đó, và sau đó một ít năm, Em vẫn còn đơn sơ và được cắt, may toàn bằng tay cả. Cửa hàng hoa mà!Thoạt đầu là cái áo dài, cổ tròn màu nâu, tam giang, mỡ gà, hồ thủy. Vạt áo thẳng. Tay bó. Xẻ một đoạn ở cổ tay. áo cài cúc bên sườn. Những năm 1936-1938 từ cơ sở sẵn có, chiếc áo dài đã được họa sỹ Cát Tuờng thiết kế và bố trí lại đã ra đời. Phải nói một chút về ông Cát Tuờng. Ông đã ấp ủ nhiều ý đồ cải cách y phục Việt Nam, nhất là chiếc áo dài. Ông say sưa với cả những bức thêu rồng, phượng, những bức tranh Hàng Trống. Nhưng, ông thờ phụng chiếc áo dài. Ông là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Dương, học hết 5 năm và đã tốt nghiệp. Ông cũng có một số tranh. Nhưng ông là người đầu tiên dùng máy khâu để may chiếc áo dài. Ðộng tác này rút ngắn được rất nhiều thời gian so với khâu tay. Lẽ dĩ nhiên còn một vài vị trí quan trọng, hoa mỹ. Ðể quyết định chất lượng chiếc áo còn phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ. Ông cải tiến chiếc áo, đưa nó lên thành cổ đứng, cao 2 centimét. Ông còn "lăng xê" kiểu cổ cứng, cổ bắt chéo và cổ cánh hoa. Ông quy định vị trí những chiếc khuy bấm và đưa ra nhiều kiểu khuy, khuyết, bỏ đi tà áo ngắn đệm trong. Tà áo dài buông xuống cách mặt đất 20 cm. Ông chú ý làm cho độ dài của hai mặt trước sau có độ "đổ" chuẩn xác, để cho khi mặc vào được căng, lườn sát, bó khít lấy những đường nét hoa của cơ thể, tôn cao bộ ngực làm cho eo thon thả, thắt đáy lưng ong: Chính vì vậy, áo dài Cát Tuờng Lơ Muya (Le mur theo tiếng Pháp là cái tường) được nhiều nguòi ưa chuộng. Trong số này, đa số là những nữ sinh, những chị em trong các xóm ăn chơi. Nó là thời trang tuyệt đối cho những nhân vật tiểu thuyết như cô Liên trong "Gánh hàng hoa", cô Loan trong "Ðoạn Tuyệt", cô Mai trong "Nửa chừng xuân". Và ít lâu sau cho cô "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sỹ Tô Ngọc Vân, cho cô gái trong bức "Hiện vẻ hoa" của họa sĩ Nguyễn Tường Lân.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Hồi đó, ông Cát Tường còn trẻ. Ông gầy gầy, tầm thước. Mùa hạ hay mặc bộ tuýtso đeo cà vạt. Khuôn mặt thanh tao, tư lự, xanh xao một chút. Ông nhanh nhẹn, luôn lui tới những cửa hàng thêu ở phố Hàng Trống, Hàng Gai. ở đây, ông kết thân với ông Thúc là một nghệ nhân thêu có cửa hàng. Ông Thân rất yêu quí chàng họa sĩ Tây học Cao đẳng mà lại nặng tình với nghề nghiệp tổ tiên, để ý đến những cái của "ngày xưa". Ông kéo họa sĩ Cát Tuờng về phố Ninh Xá, Bắc Ninh, gả béng ngay cô cháu gái tên là Nội cho họa sĩ. Cô Nội là một tay thêu giỏi, là con gái ông chủ một cửa hàng thêu nổi tiếng. Sau đó, họa sỹ đưa vợ về ở phố Lò Ðúc. Vài tháng sau, dọn một cửa hàng may, cắt áo dài phụ nữ ở gần ngã năm Bà Triệu. Cửa hàng nườm nượp. Em gái cô Nội chuyên mặc những chiếc áo do anh rể thiết kế và may. Vô tình, cô đã làm cái việc "lăng xê" mốt cho cửa hàng Cát Tường. Cô được mọi người gọi là Nga Cát Tường, cũng lừng lẫy một thời.Từ sau 1945 và nhất là từ sau 1975, chiếc áo dài được lên ngôi. Nó chiếm vị trí độc tôn trong các dịp lễ hội, giao dịch Quốc tế. Nó xuất hiện trên các diễn đàn, các sân vận động trong và ngoài nước. Trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, thời trang, thi hoa hậu. Chiếc áo dài đã như câu ca dao quan họ. Nó bay đi khắp thế giới, ở đâu nó cũng có một địa vị xứng đáng. Nó được cải tiến thêm và mang sắc thái riêng từng miền trong những chi tiết nhỏ, để đáp ứng được sở thích và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại.[/FONT]

[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Các nghệ sĩ nước ngoài như Kirienko, Francine Vande, Cathérini v.v... đều mặc áo dài. Dự hội nghị Paris, chị Nguyễn Thị Bình hùng biện với chiếc áo dài. Nhà nữ sử học Mỹ là J.S.Tewson viết: "xin phép cho tôi đuợc mặc chiếc áo dài Việt Nam. Những người mẹ Việt Nam sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại đã mặc chiếc áo dài. Bà mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc chiếc áo dài..."Chiếc áo dài là một dòng sông, một cơn lốc, một nếp mây bay. Nó tượng trưng cho sự màu mỡ, hồi sinh và phồn thực.Có khi trên thân nó được in hoặc thêu lên hình ảnh những rồng, phượng, hoa, lá... để thêm phần hấp dẫn. Nhưng, nó không thích những mảng màu quá sặc sỡ. Những hình vẽ trên áo dài phải xinh gọn, giản dị và thanh lịch. Có người in lên chiếc áo quá nhiều hình ảnh, những vạch ngang dọc chi chít hoặc quá nhiều màu sắc, chiếm cả bề mặt chiếc áo dài. Như vậy là không ăn nhịp làm cho người mặc áo phải mang cả một bức tranh trên mình.Nói chung, việc pha hoặc chọn màu áo, in hoặc thêu hình trên tà áo là một công việc khó khăn. Phải có con mắt thẩm mỹ, cái nhìn tâm linh.Người mặc áo dài thấy quá khứ trở lại với mình:Mà em xiêm áo tự bao giờ....áo dài gây ra một sự bâng khuâng như Hàn Mạc Tử viết:áo em trắng quá nhìn không ra.Một nhà thơ đã viết:Rồi một ngày qua[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Em mang áo mới, xanh xanh bầu trời [/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Một nhà thơ viết:[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]áo trắng đơn sơ mộng trắng trong[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Hôm xưa em đến, mắt như lòng [/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Hoặc như:[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Nắng Sài Gòn anh đi mà mát[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Trong một cuộc trao đổi giữa các nghệ sỹ kịch nói Trung Quốc với Việt Nam, một nữ diễn viên kịch nói Trung Quốc nói với chị Diệp Bích: "áo dài của chị đẹp hơn áo "sường sám" Thượng Hải của em". Anh bạn người Pháp bảo: "áo dài Việt Nam đẹp mà "Sexy" hạng nặng." Này nhé, nó mỏng, bó sát lấy người đến nổi nhìn thấy rõ cả những đường nét thanh tú của cơ thể người phụ nữ.[/FONT]
[FONT=Arial, Verdana, Helvetica, sans-serif]Ôi! Còn nhiều chuyện quá! Là thân con gái, làm dâu trăm họ. Chiếc áo dài chỉ biết mình phải cố gắng làm vui càng nhiều người càng tốt và luôn giữ cho nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.[/FONT]
 
Top Bottom