[Văn 8 - Thuyết minh] Bài tập làm văn số 3

T

tranthuyluc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trình độ em gà nên mấy anh chị thông cảm sửa hộ em cái bài văn với.
Đề 1: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt.
Đề 2: Thuyết minh về áo dài của người phụ nữ Việt Nam.
Mấy bài này em chưa viết được phần kết bài, anh chị nào có gợi ý gì thì gợi ý giúp em nhé :D
Bài làm​
Đề 1
Kính mắt là một vật dụng quan trọng và quen thuộc trong đời sống xã hội hiện đại của con người. Từ khi ra đời, kính mắt có rất nhiều chủng loại với vô số kiểu dáng và chức năng.
Kính mắt ra đời ở Ý vào năm 1920. Đầu tiên, thiết kế của kính đeo mắt chỉ gồm 2 mắt kình nối với nhau bằng một sợi dây đè lên đâu mũi. Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.
Kính mắt có cấu tạo gồm hai phần: gọng kính và mắt kính. Mắt kính – một phần không thể thiếu của kính được làm theo các tiêu chuẩn quốc tế riêng bằng bằng chất liệu thủy tinh hoặc nhựa cao cấp với rất nhiều màu sắc: trong, đỏ, xanh, vàng, đen,… Ban đầu, mắt có hình tròn lồi hoặc hình vuông. Sau khi chọn được loại gọng kính phù hợp, người ta sẽ bắt đầu cắt sao cho vừa với cái gọng đó. Vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất để làm mắt kính là nhựa CR-39 bởi đặc tính nhẹ, chống xước cao và có khả năng chống lại các tia cực tím và tia hồng ngoại. Để kính được phổ biến như ngày hôm nay thì gọng kính – một bộ phận rất quan trọng trong kính đóng vai trò rất quan trọng. Gọng kính mang đến vẻ đẹp cho những chiếc kính. Những chất liệu thường được dùng để làm kính là nhựa và kim loại. Gọng kính được dùng để nâng đỡ mắt kính và là khung của mỗi chiếc kính. Hai chiếc càng gọng kính được đặt trên tai và ôm sát vào đầu. Thiết kế của chiếc đệm mũi giúp người dùng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi đeo kính. Có rất nhiều loại gọng kính tùy theo ý thích cũng như nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra kính còn có một số bộ linh kiện như ốc, vít,… để nối các chi tiết lại với nhau.
Hiện nay, trên thị trường có vô số loại kính mắt với những kiểu dáng, mẫu mã và công dụng khác nhau. Những chiếc kính thuốc như kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị,… với những thấu kính lồi lõm sẽ giúp những người mắc những người có tật khúc xạ nhìn được rõ hơn. Hay những chiếc kính râm với rất nhiều kiểu dáng vừa là một phụ kiện thời trang, vừa giúp cản bụi, thay đổi màu sắc khi tiếp xúc mặt trời để bảo vệ mắt khi đi đường. Không những thế, người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực... để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động.
Để tăng tuổi thọ của kính, cũng như để giúp mắt chúng ta nhìn được rõ ràng cũng như để kính phát huy hết hiệu quả, chúng ta cần phải tuân theo những quy định khi sử dụng cũng như bảo quản kính: khi lấy và đeo kính cần dùng cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín; kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6 - 8 lần trong vòng từ 10 - 12 tiếng để bảo vệ mắt và sau khi dùng thì phải ngâm ngay trong dung dịch nếu không sẽ dễ gây nhiễm trùng, đau mắt, nhiễm trùng,…




Đề 2
Áo dài là loại trang phục truyền thống gắn liền với người phụ nữ Việt Nam, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Áo dài là sự cách tân từ áo tứ thân của người phụ nữ Việt Nam. Năm Minh Mạng thứ 9, triều đình Huế ra chiếu cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống. Chính vì vậy, lúc đó xuất hiện một câu ca dao than vãn: “Tháng Tám có chiếu vua ra. Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!”. Nhận thấy điều này, đến thế kỉ 19, một nhà thiết kế đã cách tân chiếc áo tứ thân thành chỉ còn hai thân, người ta gọi đó là áo tân thời hay áo dài.
Áo dài được may từ cổ xuống chân với rất nhiều chất liệu như satanh, lụa,… cùng vô số màu sắc cho người mặc lựa chọn. Cổ áo dài được may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn tùy theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo, sang trọng. Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân, xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. Thân áo được may sát vào người nên khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Nếu áo dài được may bằng vải màu thì trên thân áo thường có them những hoa văn trang trí để tăng thêm sức quyến rũ của chiếc áo. Quần áo thường đồng màu hoặc hoặc có màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng,… làm người phụ nữ trở nên đài các, quý phái hơn. Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo xuống cổ tay. Khuy áo thường dùng là khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
Từ khi ra đời, chiếc áo dài phát triển một cách nhanh chóng với vô số kiểu dáng nhưng luôn luôn giữ được sự mềm mại, uyển chuyển, thướt tha. Có rất nhiều loại áo dài như: áo dài Le Mur (cát tường), áo dài Lê Phổ, áo dài với tay giác lăng, áo dài miniraglan, áo dài cổ thuyền,… Chúng ta có thể thấy người mặc áo dài có thể dùng ở khăp mọi nơi, làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà,...
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục truyền thống, khi nhìn vào, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Măn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", người Đại Hàn, người Phi, người Thái v.v. Còn đối với người Việt Nam, chiếc áo dài chính là biểu tượng của dân tộc – vừa hiện đại nhưng cũng đầy vẻ truyền thống, mang đậm chiều sâu văn hóa. Chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong một sự kín đáo, không quá lộng lẫy nhưng sâu sắc. Trong mắt bạn bè thế giới, áo dài chính là hình tượng của đất nước Việt Nam tươi đẹp.


Tks anh chị!
 
N

noinhobinhyen

kết bài đề 2 đây

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
 
Top Bottom