{Văn 8}thử với đề này nhé

L

lavender_21196

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:Chỉ ra và phân tích hiệu quả của từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn thơ sau
"...Lom khom dưới núi,tiều vài chú
Lác đác bên sông.chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng,con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng,cái gia gia..."
("Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan)
Đề 2:Em hãy chứng minh tình cảm nhân đạo trong "tức nước vỡ bờ"(Trích tác phẩm" tắt đèn"-Ngô Tất Tố) và "Lão Hạc"-Nam Cao(sách ngữ văn lớp 8 tập 1)



Mời các bác thử:)>-:)>-:)>-
=> chú ý tiêu đề cần có { văn 8 } trên đầu pic ! đã sửa ! cám ơn !
kira_lawliet !
 
Last edited by a moderator:
L

lavender_21196

đây là đề thì loại vòng trường trường mình đề này mình làm cùng không tốt lắm nhưng theo mình là thế này
-ở bài 1:viết thành đoạn văn
+giới thiệu tác giả tác phẩm,đoạn trích trên
+chỉ ra từ tượng hình:lom khom,lác đác và từ tượng thanh là gia gia,quốc quốc
+Tác dụng của hai từ tượng hình:miêu tả chân thực sự đơn sơ,hiu hắt,thiếu bóng con người nơi Đèo Ngang.Tác giả miêu tả cảnh chân thực,một bức tranh có cảnh có vật......đại loại là thế vì bài dài lắm tớ chỉ viết được mấy ý chính thôi
+Tác dụng của từ tượng thanh:diễn tả nỗi lòng nhớ nước,thương nhà của tác giả.Nói về điển tích về con quốc quốc(một chút thôi)=>Tình yêu của tác giả với quê hương đất nước
-Bài 2:Bài này mình chỉ ghi dàn bài như sau
MB:giới thiệu về tình cảm nhân đạo trong trào lưu hiện thực phê phán(trong đó có 2 TP trên)
+Trích dẫn luận điểm chính )điều cần chứng minh
TB
+Khái quát về tình cảm nhân đạo:là sự đồng cảm,sự ngợi ca,sự tố cáo
-sau đó các bạn chia ra các luận điểm phụ và phân tích biểu hiện của nó trong cả hai tác phẩm
+Đồng cảm của tác giả với chị Dậu,với lão Hạc (biểu hiện trong cả hai tác phẩm)
+ngợi ca:*chị Dậu-người phụ nữ yêu chồng,đảm đang,có ý chí phản kháng áp bức bóc lột:đại diện chung cho những người nông dân trong xã hội bấy giờ
*lão Hạc:là lão nông có hoàn cảnh bất hạnh,là người cha hiền lành,yêu con hết mực,mang trong mình " nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện"-"đại diện cho số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả."
-Tố cáo xã hội:điểm chung trong cả hai tác phẩm:tố cáo những quy củ gò bó vô li của xã hội cũ,xã hội xấu xa vô lương tâm đã đẩy con người vào bế tắc,đường cùng
**Phần mở rộng:các bạn có thể liên hệ với tác phẩm" trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng:đó cũng là tác phẩm thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo,đọc tác phẩm ta thấy sự cảm thông với nhân vật bé Hồng và mẹ nơi tác giả,sự ca ngợi tình mẫu tử trong sáng mà không gì có thể xâm phạm,lên án tố cáo những hủ tục phong kiến đày đọa người phụ nữ trong xã hội xưa.
Vậy là xong phần thân bài
KB:khẳng định lại luận điểm chính,mở rông thêm ra có thể là sẽ nói về cảm nhận khi đọc xong hai tác phẩm hoặc cảm nhận về chính tình cảm nhân đạo qua hai tác phẩm nói trên!.......
 
C

comelygirl

Mình nghĩ bài bạn làm như vậy là được rồi đó.:)
Nhưng bạn nên phân tích đầy đủ hơn tác dụng của các từ bị lặp và BPNT đảo ngữ .
Câu văn của bạn cần mượt mà, trữ tình hơn nữa!:D





Mất tiền bạc là không mất gì cả
Mất tình bạn là mất một phần của cuộc sống
Mất hi vọng là mất tất cả

Vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ ngã mà là biết đứng dậy sau khi ngã.

Sarang hae yo
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom