{ Văn 8 } Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn) - Cùng tìm hiểu v�

F

faustvn01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp tới kỉ niệm nghìn năm Thăng Long, nhân thể các bạn lớp 8 đang học đến bài này, mời các bạn tham gia ý kiến bình luận về nội dung, ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của bài Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
Dưới đây là văn bản, bản phiên âm và bản dịch của Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lí Công Uẩn.

遷都詔
Thiên đô chiếu

昔商家至盤庚五遷,周室迨成王三徙。
豈三代之數君徇于己私,妄自遷徙。
以其圖大宅中,為億万世子孫之計,
上謹天命,下因民志,苟有便輒改。
故國祚延長,風俗富阜。
而丁黎二家,乃徇己私,
忽天命,罔蹈商周之跡,
常安厥邑于茲,致世代弗長,
算數短促,百姓耗損,万物失宜。
朕甚痛之,不得不徙。

況高王故都大羅城,宅天地區域之中,得龍蟠虎踞之勢。
正南北東西之位,便江山向背之宜。
其地廣而坦平,厥土高而爽塏。
民居蔑昏墊之困,万物極繁阜之丰。
遍覽越邦,斯為勝地。
誠四方輻輳之要會,為万世帝王之上都。

朕欲因此地利以定厥居,卿等如何。

THIÊN ĐÔ CHIẾU
(Bản diễn Nôm)

Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẩn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phu. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẩn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tín hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẩm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẩm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?

CHIẾU DỜI ĐÔ
(Bản dịch của Nguyễn Đức Vân)

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẩm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẩm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

=> chú ý tiêu đề cần có { văn 8 } trên đầu mỗi pic ! đã sửa

kira_lawliet !
 
Last edited by a moderator:
F

faustvn01

Đôi nét về thể loại Chiếu trong lịch sử văn học Việt Nam.

Chiếu còn gọi là "Chiếu thư", "Chiếu chỉ", "Chiếu bản". Đó là thể văn mà Thiên tử truyền đạt mệnh lệnh của mình xuống cho thần tử và nhân dân (dù bài văn thực tế do ai viết thì lời lẽ và địa vị của chủ thể vẫn luôn là nhà vua). Có các loại chiếu như: tức vị chiếu (chiếu kế vị), di chiếu (chiếu dặn lại trước khi qua đời), ai chiếu, phục chiếu, mật chiếu, thủ chiếu, khẩu chiếu. Thư tịch cổ Trung Quốc còn lưu lại những bài Chiếu thề hiện tư tưởng lớn trong việc trị nước đáng làm mẫu mực cho các Hoàng đế đời sau như: Cao đế cầu hiền chiếu (Chiếu cầu người hiền của Hán Cao Tổ), Văn đế nghị tá bách tính chiếu (Hán văn đế đề nghị các đại thần nghĩ cách giúp đỡ trăm họ), Cảnh đế lệnh nhị thiên thạch tư chức chiếu (Hán Cảnh đế lệnh cho các quan phải thực hiện đúng chức trách), Vũ đế cầu mậu tài dị đẳng chiếu (Hán Vũ đế cầu người tài xuất chúng để lập chiến công lừng lẫy).
Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không phải chỉ có lý lẽ, mà phải thể hiện hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm hồn cao cả. Nhiều bài chiếu có lý lẽ xác đáng, lời văn sáng sủa, gãy gọn, mạnh mẽ được trân trọng lưu truyền.
Chiếu dời đô
(Thiên đô chiếu) cũng mang những đặc điểm của thể văn chiếu nói chung nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng: bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình, bên cạnh ngôn từ mang tính đơn thoại, một chiều của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngôn từ mang tính chất đối thoại, trao đổi. Đặc điểm này còn thấy ở một số bài Chiếu thời Lý nữa như Xá thuế chiếu của Lí Thánh Tông, Lâm chung di chiếu của Lí Nhân Tông, Chung hối tiền quá chiếu (Chiếu hối lỗi) của Lí Cao Tông.
 
F

faustvn01

nctuan said:
bài này nên post trong box sử mới đúng

anh Phát move nó đi

Ý kiến của bạn cũng không phải là không có cơ sở. Nhưng chỉ xin lưu ý một điều là trong văn học trung đại có tình trạng VĂN SỬ BẤT PHÂN. Tại đây, những giá trị sử học cũng được quan tâm nhưng những giá trị văn học vẫn phải được đề cao. Bạn đồng ý chứ?
 
F

faustvn01

Rất mong (và rất vui) khi các bạn bày tỏ ý kiến của mình về tác phẩm này (thích hay không thích), cung cấp thêm thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại hoặc bàn bạc về những vấn đề có liên quan (quan điểm riêng về quyết định rời đô của Lí Thái Tổ...) hay thậm chí bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Nhưng xin các bạn đừng spam bài nhé. ^:)^ . Cám ơn mọi người.
 
B

bella_97

Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô
Mùa Thu năm Giáp Tuất (974) cuối thế kỷ thứ X, một bần dân làng Cổ Pháp xứ Kinh Bắc sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn, từ nhỏ đã bộc lộ tài năng, chí lớn khác thường. Lớn lên Lý Công uẩn đã làm quan to thời tiền Lê.
Theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo, đi làm thuê nhà chùa Tiên Sơn đã phải lòng một tiểu nữ, làm nàng có thai. Nhà chùa đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến một khu rừng rậm, dừng lại nghỉ chân. Chồng bị chết đuối khi tìm nước để qua cơn khát, người vợ bất hạnh xin vào nghỉ nhờ chùa “Ứng Tâm” gần đấy. Đêm hôm trước sư trụ trì nằm mơ thấy Long thần báo mộng. “Dọn chùa cho sạch, ngày mai có Hoàng đế đến”, nhưng chỉ thấy một thiếu phụ có thai đến ngủ nhờ. Vài tháng sau khu Tam quan của chùa bỗng rực sáng, hương thơm lan toả. Người thiếu phụ kia sinh được con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “sơn hà xã tắc”, trời nổi gió lớn mưa to, sản phụ chết ngay. Chú bé được nhà sư Vạn Hạnh đưa về nuôi dưỡng.
Cuối thu năm Kỷ Dậu (1009), khi đang làm quan Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, vua Ngoạ triều băng hà, Lý Công Uẩn được Đào Cam Mộc cùng triều thần nhà Lê tôn lên làm vua, kết thúc triều Lê, mở đầu triều Lý. Vua hạ chiếu đại xá tù nhân, xoá bỏ ngục tù, kiện tụng được phép đến trực tâu, nhà vua thân hành ngồi xử kiện.
Lên ngôi báu vừa tròn 9 tháng. Mùa hè năm Canh Tuất (1010) Lý thái Tổ đã hạ chiếu rời đô từ Hoa Lư ra Đại La kinh phủ.
Sử sách chép rằng: “Lý Thái Tổ lên ngôi tự quốc bình thiên hạ chưa vội làm việc gì khác, mà trước tiên mưu tính việc đình đô, xét về sự quyết đoán, sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp”.
Theo suy tính của Lý Thái Tổ thì kinh đô Hoa Lư chỉ có thế núi non hiểm trở thích hợp với yêu cầu phòng ngự lợi hại. Muốn đất nước thịnh vượng phải tìm đến một nơi mới, để xây dựng kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá của một quốc gia độc lập, hùng cường, nơi đó chỉ có thể là thành Đại La.
Trong chiếu dời đô hơn 200 từ Hán Việt đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, thể thiện tầm nghĩ, tầm nhìn vừa sâu, vừa xa, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt thông minh gần một nghìn năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh trường kỳ cho sơn hà xã tắc và muôn đời con cháu mai sau.
Một đoạn văn trong chiếu dời đô nói rằng: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế “Rồng cuộn hổ ngồi”, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây nam bắc, ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ sở vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta - chỗ ấy là hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khen rằng: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”.
Chiếu dời đô là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long rồi Hà Nội ngày nay. Nước nào trên thế giới cũng có kinh đô nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sinh mang dấu ấn cả ngàn năm như kinh đô Thăng Long của Đại Việt gần ngàn năm về trước. Bây giờ đọc lại ta đều cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và ý chí sáng suốt, quyết đoán của Lý Thái Tổ sáng lập triều Lý tồn tại 215 năm trải qua 3 thế kỷ oai hùng.
Tục truyền rằng: Khi đoàn thuyền từ Hoa Lư ra đỗ dưới chân thành Đại La bỗng có rồng vàng hiện ra ở thuyền vua ngự, rồi bay vút lên cao. Nhà vua cho là điềm lành, tin vui liền cho đổi từ Đại La Thành thành “Thăng Long Thành”, xoá bỏ đi cái tên “Đại La” - đô hộ phủ đau thương của ngàn năm Bắc thuộc.
Rời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như cựu đô Hoa Lư, nhưng vẫn rất lợi về đường giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ thù phương Bắc tấn công xâm lược bằng đường bộ ắt phải vượt qua nhiều sông, mỗi sông là một phòng tuyến chặn giặc, tấn công bằng thuỷ quân, giặc phải qua hàng trăm dặm đường sông, dân làng tả hữu dòng sông sẵn sàng đánh giặc cả khi vào lẫn khi ra.
Đại La - Thăng Long nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây, như vậy là ngang tầm với đất Trung Nguyên của nước Trung Hoa láng giềng, rất xứng đáng là Kinh đô Đại Việt.
Sau hơn 200 năm xây dựng và phát triển, kinh đô Thăng Long thời ấy đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia Đại Việt, một đô thị phồn vinh, đã bảo vệ vững chắc kinh đô, sơn hà xã tắc, đánh bại nhà Tống trên sông Như Nguyệt, chiến thằng Chiêm Thành khi đã huy động được sức mạnh toàn dân vào trận, tạo được thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù, đập tan mộng tưởng “thôn tính Giao chỉ” như xưa, từ tác động của bài thơ bất hủ của lão tướng Lý Thường Kiệt động viên:
“Nam quèc s¬n hµ Nam ®Õ c­
TiÖt nhiªn ®Þnh phËn t¹i thiªn th­
Nh­ hµ nhgÞch lç lai x©m ph¹m
Nh­ ®¼nh hµnh khan hñ b¹i h­.”
Hai năm trước đó, (1075) bằng chiến lược “Tiên phát chế nhân” (tiến công để tự vệ) của triều Lý, Quân dân Đại Việt đánh vào đất Tống tại châu Khâu, châu Liêm diệt mầm mống xâm lược nước ta của vua tôi triều Tống.
Từ đó đến nay, trừ 143 năm triều Nguyễn di đô vào Huế, 853 năm qua, non sông đất nước ta dù phải trải qua bao vận hội và thử thách có lúc thăng trầm, Thăng Long vẫn là kinh đô của triều Trần nhà Hậu Lê, Lê Trung Hưng, nhà Nguyễn Tây Sơn, đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi mới: Thủ đô Hà Nội - một thủ đô anh hùng, 1 thủ đô hoà bình đang phát triển nhiều ưu thế nội tại để trở thành thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với lòng mong đợi của vua Lý Thái Tổ gần ngàn năm về trước: “Nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
 
Last edited by a moderator:
N

nhoclovely1021

1. Thời trung đại, khi phải cân nhắc, xác định chí hướng để làm một việc gì, người ta thường lấy chuyện của "Tiền nhân" ra làm căn chuẩn, xem việc đúng đắn là phải tuân theo "mệnh trời". Những thời đại hoàng kim đã qua được nhắc tới như những tấm gương để soi mình. Lí Thái Tổ cũng đã làm như vậy ở phần đầu bài Chiếu dời đô. Việc dời đô của các triều đại nổi tiếng ở Trung Quốc được biện dẫn là Lí Thái Tổ muốn bày tỏ ý nguyện làm cho đất nước vững bền, thịnh vượng. Cũng như người trước, những việc trọng đại (dời đô) đều phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khách quan (mệnh trời) và hợp với lòng người thì mới đạt được thành quả tốt đẹp. Trong mạch lập luận, dẫn việc dời đô của nhà Thương, Chu, Lí Công Uẩn đang chuẩn bị cho những lí lẽ sẽ thuyết trình ở phần sau.
2. Nhìn nhận hai triều Đinh, Lê trước đó với một tinh thần phê phán tích cực, tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ có lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: "Trẫm rất đau xót về việc đó". Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động. Để đến đoạn cuối, tác giả cho ta thấy con mắt nhìn xa trông rộng, thấu tình đạt lí khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô lâu dài.
3. Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
4. Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất, tác giả của bài chiếu đã thiết lập một lập luận chặt chẽ, sáng rõ. Hình thức văn xuôi có đan xen những câu mang sắc thái biểu cảm và những câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu, cân xứng, nhịp nhàng (cặp đoạn câu cân xứng, sóng đôi: "Đã đúng ngôi...; lại tiện hướng...", Địa thế...; đất đai...) góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn của bài chiếu.
5*. Nhìn rõ thực trạng của mình để có những quyết định thay đổi đúng đắn, cần thiết cho thấy một sự tự ý thức tích cực. Ý thức ấy một khi thể hiện được ý nguyện của cả dân tộc sẽ trở thành tinh thần tự cường, là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự lớn mạnh của một đất nước. Như ở đầu bài viết đã từng nói đến, việc dời đô từ một nơi có địa thế hiểm trở, thuận cho phòng ngự, phù hợp với tiềm lực còn đang chưa mạnh đến một nơi rộng rãi, thông lưu, thuận lợi cho phát triển mang ý nghĩa chiến lược vĩ mô, chứng tỏ dân tộc Đại Việt đã đủ sức xây dựng độc lập tự cường như các quốc gia khác (nhất là đối với phong kiến phương Bắc).
Câu kết của bài chiếu: "Trẫm muốn... Các khanh nghĩ thế nào?" vừa thể hiện tính quyết đoán của đấng minh quân lại vừa thể hiện tinh thần dân chủ. Ngay điều này nữa cũng là một phần sức mạnh thuyết phục của Chiếu dời đô. Tương truyền rằng, khi dời đô, thuyền vua đến dưới thành thì có rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên là thành Thăng Long (rồng bay lên). Điềm báo này khẳng định việc dời đô của đức Lí Thái Tổ là thiên thời, địa lợi và nhân hoà. Thăng Long - Hà Nội mảnh đất linh thiêng ngàn năm, hôm nay còn vang vọng lời Chiếu dời đô
 
Top Bottom