Văn [VĂN 8] Thảo luận

FindNDstroy

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2017
11
3
6
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình với mai thi rùi!!!
Nhớ làm dưới dạng đoạn văn nha.

Câu 1: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em hiểu gì về nước ta khi đó.
Câu 2: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em có cảm nhận như thế nào về phẩm chất và tính cách của Lí Công Uẩn ?
Câu 3: Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử như thế nào?
Câu 4: Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến tư tưởng của tác phẩm?
Câu 5: Cho đoạn văn: " Ta thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng." phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn để thấy được lòng căm thù giặc của tác giả.
Câu 6: Ý nghĩa nhan đề của "Bình Ngô đại cáo".
Câu 7: Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi.
Câu 8: Hãy phân tích để thấy được sự sâu sắc và mới mẻ trong quan điểm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc ở văn bản "Nước Đại Việt ta " với bài "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Giúp mình với mai thi rùi!!!
Nhớ làm dưới dạng đoạn văn nha.

Câu 1: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em hiểu gì về nước ta khi đó.
Câu 2: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em có cảm nhận như thế nào về phẩm chất và tính cách của Lí Công Uẩn ?
Câu 3: Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử như thế nào?
Câu 4: Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến tư tưởng của tác phẩm?
Câu 5: Cho đoạn văn: " Ta thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng." phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn để thấy được lòng căm thù giặc của tác giả.
Câu 6: Ý nghĩa nhan đề của "Bình Ngô đại cáo".
Câu 7: Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi.
Câu 8: Hãy phân tích để thấy được sự sâu sắc và mới mẻ trong quan điểm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc ở văn bản "Nước Đại Việt ta " với bài "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt.

Mai bạn thi thì giờ mk giúp vẫn đc chứ? :3

Ý câu 1 + câu 3: Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Câu 2: Lí Công Uẩn là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình. Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Giúp mình với mai thi rùi!!!
Nhớ làm dưới dạng đoạn văn nha.

Câu 1: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em hiểu gì về nước ta khi đó.
Câu 2: Qua văn bản "Chiếu dời đô" em có cảm nhận như thế nào về phẩm chất và tính cách của Lí Công Uẩn ?
Câu 3: Quyết định dời đô của Lí Công Uẩn được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử như thế nào?
Câu 4: Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều đó ảnh hưởng gì đến tư tưởng của tác phẩm?
Câu 5: Cho đoạn văn: " Ta thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng." phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn để thấy được lòng căm thù giặc của tác giả.
Câu 6: Ý nghĩa nhan đề của "Bình Ngô đại cáo".
Câu 7: Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện như thế nào trong đoạn trích "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi.
Câu 8: Hãy phân tích để thấy được sự sâu sắc và mới mẻ trong quan điểm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc ở văn bản "Nước Đại Việt ta " với bài "Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt.

Câu 4: Bài "Hịch tướng sĩ" ra đời trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Lũ giặc ngoại xâm tàn bạo, đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Sự thật đau lòng ấy đã tỏ rõ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Ngoài ra còn đề cập tới trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi.

Câu 5: Chất hùng văn của Hịch tưởng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch. Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được thể hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tốt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người (gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông, tông niếu xã tắc) sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giặc ngoại xâm.
 
  • Like
Reactions: FindNDstroy
Top Bottom