[văn 8]Tập làm văn số 6

  • Thread starter kyduyen20012001
  • Ngày gửi
  • Replies 11
  • Views 13,580

K

kyduyen20012001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Văn nghị luận:
Đề 1:Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ,hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2:Từ bài Bàn luận về pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp,hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa ''học'' và ''hành''.
Đề 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki :''Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức ,chỉ có kiến thức mới là con đường sống''gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gíup em nhé ngày mai thứ sáu em nộp rồi
Thank you!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

tulovetrang

de2a Qu
"Ban luan ve phep hoc"la mot phan trong bai tau cua Nguyen Thiep gui cho vua Quang Trung de ban bac, tim cach doi moi cho phuong phap hoc tap bay gio.
The ki 18.Van ban nay khong chi co gia tri duong thoi ma con anh huong den cach hoc sau nay cua chung ta.
Hoc phai di doi voi hanh.Hoc phai ket hop voi hanh la luan diem tien bo trong bai tâum ngay nay chung ta con lam theo.
Vay giua hoc va hanh co quan he nhu the nao?Chung ta can lam ro van de tren.
TB........ban tu lamduoc nhak
KB: Tom lai qua tu tuong tien bo cua Nguyen Thiep da chi cho ta thay hoc hanh phai la hai mat dong thoi cua mot qua trinh hoc tap.Khong coi nhe mat nao coi nang mat nao.
 
Last edited by a moderator:
C

caodanhhuan

Đương thời, để phê phán thói học suông chỉ để cầu danh lợi, không gắn với hành , La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã viết bài tấu dâng vua Quang Trung trong đó có viết:’’Hoc rộng rồi tóm lược cho gọn-theo điều học mà làm’’,tức khuyên người ta phải mang những điều học được thi hành trg thực tế.Như vậy vấn đề học va hành đã được người xưa chú ý & đến nay vẫn là vấn đề có tính thời sự trg việc xác định p/p học tập sao cho có hiệu quả nhất.
Vậy học là gì?Học là việc tiếp nhận thêm kiến thức của bản thân bằng cách tự tìm hiểu qua sách hay do người khác truyền đạt lại .Trong quá trình phát triển của mình,nhân loại đã tích lũy được một kho tang kiến thức khổng lồ.Học là tìm hiểu kho tang kiến thức ấy,biến nó thành kiền thức của mình.Còn hành hiểu một cách chung nhất là làm,là thực hành những điều đã học,đem áp dụng những điều đó vào thực tế.Mục đích của học là để hiểu biết mở mang đầu óc, phát triển tâm hồn cũng như để đảm bảo cho tương lai của bản thân.Nhưng ngày nay,trg thực tế vẫn xảy ra hiện tượng mua bán bằng cấp,chạy điểm đang xảy ra.Những người làm như vậy chỉ hòng cầu danh lợi chứ thực ra trg đầu họ chẳng có 1 chút kiến thức nào cả.Hãy tưởng tượng xem nếu những người đó giữ những vị trí trọng yếu của bộ may chính quyền thì đất nước ta sẽ ra sao? .Ông cha ta có câu:”nhân bất học bất tri lí”(người không học không hiểu lí lẽ).Tức là muốn trở thành người thông hiểu mọi điều,thì đều phải học.Còn mục đích của hành là gi? “Trăm hay không bằng tạy quen”,hành là để quen tay,để có kĩ năng thành thạo mà biến nó thành kĩ xảo.Như thế,học và hành đều vô cùng cần thiết.Nếu ta coi nhẹ một trong hai mặt thì việc học tập đều không đạt hiệu quả.Vì nếu chỉ chú trọng học mà không có hành thì người học chỉ giỏi về mặt ý thuyết.Dù hiểu nhiều sách vở nhưng do không gắn với thực hành nên lý thuyết đó chỉ là lý thuyết suông.khi đi vào thực hành sẽ vô cùng lung túng.Mà thực tế thì thiên hình vạn trạng,nhiều vấn đề nảy sinh,đâu hoàn toàn như sách vở.Ví dụ như một người học thuộc lòng mọi thao tác sử dụng máy tính trên sách vở nhưng không có điều kiện thực hành,thì coi như khả năng sử dụng máy của anh ta bằng không.Bởi vì mỗi máy khác nhau về h.dáng,hệ điều hành đâu máy nào giống máy nào mà sách chỉ ghi những cái chung nhất cho người đọc thôi nên anh ta sẽ rất khó khăn để xử lý các tình huống xảy ra trên máy.Tuy nhiên,nếu một người chỉ chú trọng đến việc hành mà lười học,lười tiếp thu lý thuyết thì việc thực hành sẽ trở nên mò mẫm và rất dễ rơi vào nguy cơ tụt hậu,nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo ngày nay.Nếu không thường xuyên cập nhật,tức là đón bắt mà học lấy cái mới thì trong bất cứ lĩnh vực nào anh cũng bị bỏ lại đằng sau.Vậy nên,học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn nhất từ xưa đến nay. Kiến thức là cơ sở lý thuyết có tác dụng chỉ đạo việc thực hành,giúp thực hành đạt kết quả cao.Nắm được lý thuyết thì việc thực hành của ta sẽ nhanh chóng,hiệu quả tránh được những sai lầm. Và song song với việc học lý thuyết,chúng ta phải thường xuyên áp dụng nó vào việc thực hành. Bởi việc thực hành sẽ giúp ta đúc rút kinh nghiệm,bổ sung và hoàn thiện thêm những kiến thức đã được học.
Vậy nên,việc kết hợp giữa học và hành sẽ khiến chúng ta trở thành người toàn diện,vừa có kiến thức vừa có kĩ năng. Đó là những cơ sở để ta phát huy tối đa khả năng của bản thân mình.Mỗi người cũng phải tìm ra cách thực hiện học đi đôi với hành làm sao để đạt hiệu quả cao nhất
 
P

p3b3o_091098

Đề 1
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .
“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc .
Đọc “Hịch Tướng Sĩ” cứ ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông , của non nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước . Nó nồng nàn 1 tinh thần yêu nước , nó biểu hiện 1 lòng câm thù giặc sâu sắc , 1 ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù , ko chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc .
Trrước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ 2 với quy mô chưa từng thấy hòng ko cho 1 ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân , Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ 1 lòng , chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn . Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm , những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giắc và những việc cần làm để chống giặc .
Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc , nhục cái nhục quốc thể . Viết cho tướng sĩ , nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình . Nổi bật nhất là lòng căm thù giặc . Tác giả thật ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang” , thật ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” . Tác giả rất kinh bỉ , đã “vật hoá” chúng , gọi là “dê chó” , là “hổ đói” .“Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm quên vỗ gối , ....
 
P

p3b3o_091098

Đề 2
DÀN BÀI

1. Mở bài.

- Trong bài bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

2. Thân bài.

• Nội dung phép học.

- Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.

- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành).

- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.

• Giải thích.

- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?

- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.

- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.

• Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?

- Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

- Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.

- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.

• Bình luận.

- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế.

3. Kết bài

- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.

- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.

(Sưu tầm)
 
P

p3b3o_091098

Đề 3

Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
 
K

kyduyen20012001

giúp giùm em đề này với:
''Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn''
Thank you
 
T

thongoc_97977

Con người Việt Nam ta có tinh thần cần cù, chịu thương chịu khó, với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn mọi mặt. Ngày nay, học sinh chúng ta được sống và học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đất nước tạo điều kiện để chúng ta phấn đấu, trau dồi kiến thức để sau này phục vụ bản thân và xã hội. Cùng với đó sự vất vả của bố mẹ, thầy cô dạy dỗ chúng ta với ước nguyện những đứa con, những học sinh thân yêu nên người. Chính vì vậy, để đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành, chúng ta hãy cố gắng học tập để ngày càng tiến bộ. Nếu trong lớp ta, có bạn vì một lý do nào đó mà việc học tập chưa được tốt hãy mạnh dạn bày tỏ với thầy cô với bạn bè để được giúp đỡ. Tuy nhiên cũng cần sự nỗ lực bản thân mới đạt được kết quả tốt. Các bạn ơi nào cùng tôi cố gắng để lớp mình không những là tập thể con ngoan trò giỏi mà chúng ta còn tự hào về sự tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ nhé.!
 
U

uocmovahoaibao

đề 2

Đề 2:Từ bài Bàn luận về pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp,hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa ''học'' và ''hành''.


Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu tục ngữ “Học phải đi đôi với hành”, tức là lí thuyết hay phải đi đôi với thực hành giỏi. Điều đó cũng đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trình bày trong bài Bàn luận về phép học. Vậy giữa “học” và “hành” có mỗi quan hệ như thế nào?
“Học” là gì? Học là thu nhận kiến thức, là luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Học là tiếp thu mọi thông tin về thế giới xung quanh trên mọi mặt, giúp con người mở mang tâm nhìn, biết suy nghĩ, cập nhật thông tin, tình hình. Học là khám phá những vấn đề mới mẻ: học từ sách vở, báo chí, thầy cô, bạn bè, học qua ti vi, đài, mạng vi tính … “Hành” là gì? Hành là thực hành, là làm, là sử dụng vốn tri thức của mình vào cuộc sống. Nếu chỉ biết tiếp thu một cách bị động, không biết áp dụng, thì kiến thức thu lượm được chỉ là một mớ lí thuyết suông, thiếu đi sự kiểm chứng lý thuyết vào cuộc sống.Học để làm gì? Học để biết rõ đạo lí, để làm người tốt. Học để có tri thức, có thể vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho bản thân, cho đất nước. Hành để làm gì? Là làm để quen tay, có kĩ năng thành thạo, như câu tục ngữ của người dân lao động “Trăm hay không bằng tay quen”. Chỉ khi “hành”, người học mới hiểu tường tận gốc rễ của công việc, đồng thời thấy chỗ chưa hợp lí của lí thuyết để điều chỉnh.
Nếu “học” mà không chịu “hành” thì sao? Khi đó, chúng ta chỉ giỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở, đó là lí thuyết suông. Khi thực hành thì sẽ lúng túng. Cũng như khi chúng ta học về nông nghiệp, dù có học thuộc lòng, lí thuyết dù có giỏi nhưng nếu chưa từng tự tay cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc ruộng đồng thì vẫn chưa nắm rõ được bài học. “Hành” mà không học thì cũng không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học – kĩ thuật đang phát triển như hiện nay.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Vì vậy, học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất. Học và hành luôn gắn chặt vào nhau, hỗ trợ cho nhau. “Theo điều học mà làm” chính là xoay quanh việc học và áp dụng. Không học vẹt, lý thuyết suông mà phải kết hợp với thực hành. Cuộc sống càng sôi độn vừa có kiến thức vừa có kĩ năng.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, chúng ta nhận thấy rằng hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết với nhau. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật có tầm nhìn xa rộng, có chiều sâu về một chiến lược lâu dài. Rất tiếc, triều đại của Vua Quang Trung chẳng được bao lâu. Nhưng dù sao, quan điểm của La Sơn Phu Tử vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam.


Nếu bạn thấy hài lòng thì hãy cảm ơn mình nhé!

:khi (69)::khi (69):
khi%20%2869%29.gif
khi%20%2869%29.gif
 
G

girlcoolcute

Như chúng ta được biết, nhà văn M.Go-ro-ki là một nhà văn nổi tiếng. Từ một cậu bé mồ côi, thất học. oong đã vươn lên và thành công trong cuộc sống.Thứ tài sản quý giá nhất của ông khi đó là sách. Ông đá nói:" Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiên thức mới là con đường sống". Sách chính là con đường sống của loài người.
Vậy sách là gì? Sách là kho báu kiến thức của loài người được tích trữ từ đời này sang đời khác. Là cái thần kì trong những cái thần kì mà con người tạo nên.Là cầu nối dẫn ta tới tương lai, Sách không chỉ nói về quá khứ, về những sự kiện quan trọng thời xa xưa. Mà còn là nhứng cơ sở cho những phát minh, những địng lí. Nói một cách khác, sách là cương lĩnh của tương lai. Mỡi cuốn sách là mỗi cánh cửa. Mà khi bước qua cánh cửa đó là một thế giới hoàn toàn khác.
Từ rất lâu, sách đã được thể hiện dưới hình thức viết trên gỗ, khắc trên đá. Ngày nay, sách được làm từ giấy, in bởi các máy in hiện đại, không dơn giản như trước. Nhưng cho dù được thể hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa, mỗi cuốn sách vẫn mang tới cho chúng ta một lượng kiến thức nhất định.
Còn kiến thức là gì? Kiến thức là hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực. Muốn làm một bài văn nghị luận, ta phải có kiến thức về nó. Muốn giải đáp một vấn đề, ta cần phải có kiền thức, từ đó suy luận, đưa ra đáp án đúng. Sách là nguồn kiến thức, mà chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Sách và kiến thức có một mối quan hệ mật thiết. Muốn có kiến thức thì phải đọc sách, mà có kiến thức thì mới viết lên những cuốn sách đúng, sách hay được.
Nhờ công nghệ hiện nay, mỡi cuốn sách được viết ra có thể có mạt ở khắp mọi nơi. Ta có thể dễ dàng tòm hiểu, biết thêm về phong tục tập quán, nền văn hoá của các dân tộc khác. Đưa mọi người trên thế giới xích lại gần nhau. Đọc thơ của Lí Bạch, Đỗ Phủ,...ta có thể hiểu được những điều đau khổ, ước mơ của cha ông ta ngày xưa. Sách giúp chúng ta nhìn lại bản thân mình. Hướng con người tới chân - thiện - mĩ. Gọt dũa những phần thừa trong nhân cách con người.
Ta phải biét yêu sách thì mới có thể tiếp thu những kiến thức một cách tối đa nhất. Sách giáo dục ta, dưa ta tiến gần tới phần người và tách rời khỏi con thú. Tuy nhiên, yêu sách cũng không có nghĩa là đọc hết sách.
Sách có hai loại: Sách tốt và sách xấu. Vì vậy, ta phải biết chọn sách để đọc, để tham khảo. SÁch tốt là những cuốn sách phản ứng chân thực quy luật của tự nhiên và xã hội. Hướng ta tới quan niệm của cuộc sống. Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong xã hội. Vậy còn sách xấu? Sách xấu là những cuốn sách dẫn ta tới những kiến thức gian trá, giả giối. Phá vỡ sự đoàn kết, hoà bình của thế giới. Đề cao chiến tranh,bạo lực. Gây ra những hậu quả to lớn cho đơi sống con người. Vì vậy, yêu sách chính là yêu cuộc sống. Hãy bảo vệ, trân trọng sách.
Không còn sách, nền văn minh của nhân loại cũng sẽ không tồn tại. Vì thế:" Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là cong đường sống." như M.Go-ro-ki đã nói. Chỉ có đọc sách, học tập chăm chỉ thì mới có kiên thức cho cuộc sống. Hãy tự tạo cho mình một con đường hoàn thiện, đẹp đẽ dẫn tới một tương lai tươi sáng bắt đầu từ ngay bây giờ.

Đây là bài viết của mình đó. Tại vì mới viết lần đầu nên không được hay lắm, các bạn thông cảm và nhớ cảm ơn mình nha, thanks,hihi:-D
 
Q

quantom33

ssssss

=((sssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss
 
M

meo_con_99_8a

sao cha co bai nao ngan ma hay zayyyyyyyyyyyyy??????????:khi (129)::khi (129)::khi (129)::khi (129)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (21)::khi (54)::khi (54)::khi (54)::khi (107)::khi (107)::khi (107)::khi (64)::khi (64)::khi (64)::khi (85)::khi (85)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8)::khi (8):
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom