[Văn 8] Tập làm văn hè

M

meocaomat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề văn ngày tết đây!
Đề 1: Cảm xúc của em trước không khí ngày xuân.
Đê 2: Suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông, giải pháp khắc phục về vấn đề an toàn giao thông trong ngày tết.
Mong anh chị giúp đỡ!:-B
Chú ý cách đặt tiêu đề: Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@); tiêu đề : [Văn 8] + tên topic. Chúc bạn học tốt ^^
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Câu 1 : Mình có hai bài cho bạn , Bạn tham khảo nhá :
Thời điểm này của 3 đến 5 năm trước, không khí xuân bắt đầu len lỏi vào tận ngóc ngách của làng quê Việt. Mọi người trong xóm tôi rủ nhau sửa lại nhà siêu vẹo, dìu dắt con em đi may những bộ đồ mới, nô nức ngâm gạo, hái lá làm bánh chưng, cảnh chặt cây đào, cây mai trưng ngày Tết chờ từng nụ hoa nở trong lòng phấn khởi... Thời buổi kinh tế thị trường, mọi thứ được mua đã nhanh gọn có trong nhà, không khí một năm có một lần đang dần bị mất đi, cận Tết nhà nhà ra chợ mua vài cân thịt, ít cái bánh chưng, kẹo mứt và hạt dưa nước ngọt là xong.

Tôi chỉ ước một lần được sống lại ngày của 5 năm trước, ngày còn bé xíu cùng mẹ đi chợ Tết, mua nhiều thứ chỉ là nguyên liệu làm bánh. Tung tăng chạy qua nhà ngoại xin lá chuối, lá dong, lạt để mẹ nấu bánh chưng, hay say bột đổ bánh thuẩn và cắt từng lát dừa để mẹ làm mứt... Chị em trong nhà xôn xao chia nhau dọn dẹp để mọi thứ tươm tất đón Xuân thật ấm cúng và thoải mái.

Tôi còn nhớ như in cái đêm Giao thừa của 5 năm trước. Mẹ đã mua cho tôi một đôi dép mà bây giờ không còn sản xuất nữa. Tôi chỉ chờ đến sáng mùng Một để được mang đi tung tăng khắp xóm, tung tăng nhảy chân sáo khắp các nẻo đường làng và được nhận lì xì. Khi tôi đứng phụ mẹ dán hồ lên tờ giấy đỏ có câu chúc Xuân lên tường nhà, chờ lúc mẹ mang đi ra ngoài, ở trong nhà tôi lén lấy đôi dép mẹ mua xuống mang vào chân bước 2-3 bước nhẹ nhàng, nghe tiếng chân mẹ vào tôi lại vội phủi đế dép cất đi. Bây giờ, tôi nhìn kệ giày dép với vài chục đôi mà lòng dửng dưng không còn chút cảm giác. .

Nhà tôi có bốn cô công chúa và một hoàng tử nhưng chị em nổi tiếng ngoan ngoãn nên ba mẹ rất hài lòng. Ngày Tết chẳng bao giờ chúng tôi vòi vĩnh tiền mừng tuổi của khách đến nhà, thậm chí khi được cô chú mừng tuổi còn chờ cái gật đầu đồng ý từ ba mẹ mới dám nhận. Nhưng tôi nhớ một lần đúng ngày mùng Một, cả nhà vừa đi viếng mộ ông ngoại về, trời rất nóng, tôi thấy mâm trái cây trên bàn thờ có trái dưa hấu, xin mẹ mãi mà không được vì đang thắp hương, vốn là đứa đanh đá và "nhiều mưu" nhất nhà nên ngay lập tức tôi nghĩ cách chờ nhà có khách rồi chạy ra xin. Tôi thầm nghĩ: "Thể nào có bạn bè, mẹ vui vẻ sẽ đồng ý".

Kế hoạch diễn ra theo dự định và thành công là được ăn dưa hấu mát ngọt. Nhưng sau khi bạn mẹ về, tôi mới thấy "dưa ngọt" như thế nào. Ngày mùng Một nhưng mẹ không thương tiếc, bắt tôi quỳ ngay cây xoài rồi mẹ đi qua nhà Ngoại ăn cơm đầu năm, Mẹ nói: "Phải trị cho con chừa cái tật vòi vĩnh khi có khách, nếu được mẹ đã đồng ý rồi, khách hiểu lầm con muốn xin tiền đi mua là hư lắm biết không?". Trước khi đi, mẹ không quên nói thêm: "Không tự giác quỳ sẽ không được ăn cơm, cho đói cả năm đó nghe". Vì mẹ hay kể cho chị em tôi nghe là đầu năm thế nào, cả năm thế ấy Mẹ đi khuất là tôi đứng dậy liền nhưng tôi sợ mẹ về kiểm tra không thấy chân sưng lên nên vội lấy đất chà xát cho đầu gối chân đỏ lên và ung dung leo lên cây xoài ngồi nhìn khi nào mẹ về để tuột nhanh xuống đất giả quỳ tiếp.

Bây giờ, tôi cũng thấy trẻ con khác ngày trước, các em vòi vĩnh tiền mừng tuổi ra mặt mà ba mẹ không nói la mắng. Tôi thấy buồn vì vẻ ngây thơ hồn nhiên của trẻ con cũng bị ảnh hưởng sâu sắc của giá trị đồng tiền nhân ngày xuân về.


Mỗi năm, mấy chị em tôi lại ngồi quây quần bên chiếc bàn mẹ gói bánh để học cách gói bánh chưng. Vậy mà chưa năm nào chúng tôi gói được một chiếc bánh đẹp. Gần 10 năm qua, mẹ vẫn nói một câu duy nhất: "Không biết gói bánh chưng bánh tét thì đừng hòng đi lấy chồng nha con". Gần đến ngày đưa ông Táo về trời, chị gái tôi gọi điện rủ: "Năm nay chị em mình vẫn tiếp tục học gói bánh nhỉ?". Tôi và mọi người hưởng ứng giữ lại không khí Xuân ngày xưa dù là ít ỏi. Ngọn lửa ấm áp sẽ giữ cho gia đình chúng tôi luôn được sống trong không khí ấm áp cả một năm mới.

Cũng một mùa xuân, tôi đã đi trong làn sương mỏng, nhìn từng cánh hoa e ấp để nghe người đối diện nói: "Em đẹp quá, lẽ ra anh phải nhận ra điều đó lâu rồi chứ nhỉ?". Rồi mùa xuân khác, tôi phải tự mình vượt qua nỗi đau tan vỡ với nhiều trải nghiệm mới. Hai mươi ba mùa xuân của tôi đã qua, tôi nhận thấy mình đã trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều.



Bài 2 . Bài này viết về cảm xúc của tết xứ thanh ( Quê mình ) ,Chúc bạn học tốt môn văn

Sáng mùa xuân nhưng khí trời vẫn thật lạnh, lòng tôi rạo rực. Từng hạt mưa xoay xoay trong thinh không hòa cùng cái lạnh se sắt chạm vào môi, mắt, thấu đến tê tái, khó chịu nhưng sao nhớ đến thế.

Xuân đến, tôi tròn vòng quay của 2 con giáp, tôi tự nhắc nhở mình bằng câu nói của bố: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Tôi luôn cố gắng khẳng định mình trong công việc để làm bước đệm cho tuổi Mèo.

Tết là khoảng thời gian mọi người và gia đình đều mong đợi, là mốc thời gian để mỗi người nhìn lại tuổi tác và những việc đã làm. Dòng đời là một nấc thang không định trước, mỗi buổi sáng thức dậy, tôi biết rằng ngày mới đã bắt đầu, hôm qua không còn nữa.

Quê tôi có câu hát:

"Ai về cầu Quan mà xem

Trên thì họp chợ dưới bơi thuyền Rồng".

Thật giản dị nhưng cũng đầy những kỳ vĩ mà lịch sử đã ban tặng cho chúng tôi. Cảnh trên chợ búa, người đi chen chúc nhau mua sắm, dưới sông là các đội chia nhau ra thi bơi. Người già cho tới em nhỏ cùng kéo nhau ra bờ sông để cùng hò hét, cổ vũ cho đội mình. Sau cuộc thi đua thuyền sẽ là trò "Bịt mắt đập nồi đất", người tham gia cuộc chơi phải dùng chiếc khăn đỏ bịt kín mắt để không nhìn thấy gì, cách đó 30 m là một chiếc chậu nung đất được treo lơ lửng trên không vừa tầm mắt, cuộc thi sẽ để khán giả dẫn đường nhưng khó lắm vì có phải ai cũng có thể đập trúng đâu.

Tôi từng tham gia trò này, khi vào cuộc, tôi bị một người xoay một vòng, đi mãi đến nơi đập thì đập trượt, mất đà nằm lăn ra đất. Vui lắm!. Trò chơi tôi nhớ nhất là kéo co của phụ nữ. Làng tôi có mấy bác béo, lần nào đi thi cũng đạt giải.

Đặc biệt, về xứ Thanh không ai không biết đến món nem chua. Nem chua Thanh Hóa có vị cay cay, ngọt ngọt, vừa ngon, vừa rẻ. Thú vị là nem có thể làm "đồ nhắm", cũng có khi ăn với cơm và thuận tiện là mọi người có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn mọi lúc mọi nơi.

Tết đến, tôi lại nghĩ đến cha mẹ, gia đình vì họ là điểm tựa vững chắc cho tôi mỗi khi thấy chùn bước và bị xô đẩy bởi dòng đời. Bố mẹ nuôi dưỡng tâm hồn tôi ngay từ khi bắt đầu nhận thức được cuộc sống. Tôi rất hiểu điều họ hy vọng và trông đợi nơi mình. Lòng tôi đau thắt khi nhìn thấy những nếp nhăn trên trán cha, sợi tóc bạc và đôi mắt nhiều lo toan của mẹ.

Tôi đã không thể ngăn những giọt nước mắt đang giàn giụa của mình, có cả vị đắng, chát và mặn. Cuộc sống nhiều vất vả, thăng trầm nhưng bố mẹ luôn dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Tôi chỉ mong sao mình được gánh lại những nỗi khổ và vất vả mà bố mẹ đã trải qua. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi bố mẹ đã tạo cho tôi có một tâm hồn riêng biệt. Giờ đây, khi trưởng thành, sống và làm việc xa nhà, tôi đã tựa vào để sống tốt hơn.

Mỗi độ Xuân về, lòng tôi lại lâng lâng hạnh phúc. Tôi mong mỏi ngày Tết về chung vui bên gia đình, nhìn những chiếc bánh chưng do chính tay bố gói, ăn chiếc bánh nhãn mẹ vừa rán xong. Tôi nhớ hương vị Tết quê mình tại xứ Thanh thân yêu mà nhiều người con xa xứ cũng khắc khoải mong chờ. Nhân dịp đầu năm mới, xin được gửi lời tri ân tới những người thân yêu của tôi, những người đã giúp đỡ, dìu dắt tôi trên mọi nẻo đường tôi đi. Chúc mọi người năm mới An khang - Thịnh vượng.
 
Last edited by a moderator:
L

lolem_theki_xxi

Còn về giải pháp khắc phục vấn đề ATGT , mình tìm được vài giải pháp cho bạn <Sưu tầm >


1. Tuy nó chưa thể mang lại hiệu quả ngay trong khi TNGT đang xảy ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi phải có các biện pháp cấp bách, quyết liệt hơn để ngăn chặn nhưng thực hiện biện pháp này để bảo đảm bền vững, lâu dài.

Cùng với tuyên truyền Luật Giao thông cần xây dựng văn hoá uống rượu bia vì rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT.

2. Xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông: cũng là biện pháp cơ bản nhưng đòi hỏi kinh phí lớn trong khi nước ta còn nghèo, nhiều việc phải chi. Tuy vậy, cần làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư có chọn lọc, có ưu tiên cho xây dựng hạ tầng giao thông thì đến một thời gian nào đó sẽ phát huy hiệu quả bền vững.

3. Tăng biên chế lực lượng cảnh sát giao thông và tập trung giáo dục đạo đức, phẩm chất, nghiệp vụ cho lực lượng này; xử lý nghiêm những CSGT có hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ.

Thường xuyên có CSGT tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường nhất định, TNGT sẽ giảm. Tuy nhiên tăng biên chế sẽ tăng kinh phí, do đó phải có nguồn kinh phí bổ sung; sẽ sử dụng kinh phí ở giải pháp 4 và 5.

4. Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông: sẽ có tác dụng ngay. Dùng tiền phạt này bổ sung nguồn kinh phí tăng thêm do tăng biên chế CSGT.

Quy định thật chặt chẽ, cụ thể giữa xử phạt vi phạm với các biện pháp khác như: thông báo về gia đình, địa phương, cơ quan, đoàn thể mà người vi phạm đang sinh sống, công tác.

Ví dụ: nếu người đó là đảng viên, đoàn viên thì chi bộ, chi đoàn phải kiểm điểm, xét kỷ luật, nếu là công chức thì cơ quan cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, nếu nông dân thì cắt danh hiệu gia đình văn hoá, nếu làng, ấp có nhiều người vi phạm thì cắt danh hiệu làng, ấp văn hóa…

Chỉ cần xem CMND hoặc giấy phép lái xe CSGT có thể nắm được địa chỉ người vi phạm để gửi thông báo. Đồng thời thông báo tên tuổi người vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Trong một thời gian nhất định khi ý thức người dân đã tốt lên sẽ giảm dần lực lượng CSGT, chuyển qua làm việc khác.

5. Tăng phí xăng dầu phục vụ cho giao thông vận tải: Lấy khoản phí này trả lương cho số CSGT tăng thêm, phần còn lại để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, khắc phục ngay những điểm đen, những nơi nguy hiểm thường xẩy ra TNGT.

Người sử dụng phương tiện giao thông phải trả phí cao hơn một ít nhưng được đảm bảo an toàn, không phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi ra đường, chắc ai cũng vui lòng. Vấn đề quan trọng là phải sử dụng nguồn phí đó có hiệu quả thiết thực.

6. Cần có quy định về niên hạn sử dụng cho tất cả các loại xe: Xe mô tô cũng nên quy định niên hạn sử dụng. Trước đây chúng ta cho nhập xe “bãi rác” của Nhật, một số xe đã sử dụng 30 – 40 năm vẫn lưu hành rất nguy hiểm.

Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại.

Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị: Nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia cầm bị dịch cúm.

7. Thống nhất, đơn giản hóa các biển báo, các ký hiệu về giao thông để công dân dễ nhớ, dễ thực hiện: Thống nhất các quy định trên phạm vi toàn quốc để tránh hiểu nhầm.

Ví dụ: Ở TP lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, có người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
 
L

lolem_theki_xxi

Câu 2 :

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
 
P

p3b3o_091098

Câu 1

Một năm mới lại bắt đầu, trên khắp phố phường thời điểm này đã tràn ngập sắc màu ngày Tết. Phố phường rộn ràng, hàng quán đông đúc, những khu mua sắm rực rỡ sắc màu hàng hóa, nhộn nhịp cảnh mua bán…


Và đây đó bên những bàn trà, mâm cơm, những câu chuyện ngày Tết đang được kể râm ran.

Những ngày này, lang thang khắp các con phố, ai cũng dễ dàng nhận ra không khí rộn rã ngày tết đang tràn về khắp phố phường. Những băng rôn chào đón mừng Đảng, mừng Xuân giăng mắc trên các tuyến đường, những món hàng truyền thống đã được trưng diện, bày bán nhan nhản khắp các hàng chợ. Những câu đối, hoành phi, tranh tết, lư đồng, bình hương… đang là những mặt hàng bán chạy nhất trọng dịp cận Tết.

Tiễn năm cũ, chào đón năm mới, dường như trong tâm linh người Việt, ai ai cũng mang một tâm trạng hồi hộp, đợi chờ, nôn nao những mong ước, những dự định và cả những…dự cảm cho năm mới sắp cận kề.

Dọc theo các con đường, những dãy hàng bóng màu đang chờ đêm để rực sáng. Những vòng bùng binh đã được trang trí với những sắc màu của ngày Xuân, những lễ hội, chợ hoa đã, đang được hoàn thiện để chờ ngày khai xuân năm mới.



Đâu đó, có những người xuân này vắng nhà đang âm thầm ngóng về quê hương như một lẽ thường của tâm linh trong văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đó có thể là cậu sinh viên không đủ tiền về quê ăn Tết vì nhà xa, là chị công nhân, anh thợ nề, anh phu xe… làm lụng cả năm trời vẫn không dám mua cho mình một tấm vé tàu ngày cuối năm…

Câu 2
-Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.

Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.
Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi *** vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cho mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gẫy tay gẫy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.


Em nêu thêm những con số này vào bài:

-Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”.

Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân:

- Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông
- Sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn
- Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định.
- Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
- Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ.
- Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt.
- Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém.

Từ năm 2001, UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giảm thiểu số trẻ em chết do các tai nạn thương tích, đặc biệt là thương tích do tai nạn giao thông vì đó là nguyên nhân tử vong lớn thứ 2 ở trẻ một tuổi trở lên sau đuối nước.

Ở cấp quốc gia UNICEF cùng với Bộ Y tế, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc trong Sea Games 22 vừa qua.

UNICEF cũng vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. UNICEF cũng thúc đẩy sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông.

Câu 3Các hoạt động sau đang được triển khai nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ:

- Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em
- Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy
- Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương.
- Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.
- Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.
- Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.
 
T

tellme_goodbye

Về xây dựng hạ tầng: Cần chủ động đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông quan trọng do TP làm chủ đầu tư và phối hợp với Bộ GTVT triển khai các dự án giao thông mang tính đột phá. Xây dựng và phát triển hệ thông hạ tầng giao thông đô thị đô thị đồng bộ, hiện đại, bền vững. Hoàn thành các trục đường: vành đai 2, vành đai 3; hoàn thành mở rộng các đoạn còn lại của QL 1, QL 6 QL 32, QL 3 để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa nội và ngoại thành, cũng như việc giảm lưu lượng phương tiện quá cảnh qua khu vực nội đô
Nghiên cứu triển khai xây dựng các cầu vượt nhẹ tại một số nút giao có mật độ giao thông cao và tiếp tục triển khai các cầu đi bộ, đèn tín hiệu cho người đi bộ tại các khu vực như Liễu Giai, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch…

Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ xếp đỗ tiên tiến trong khu vực nội đô. Triển khai kế hoạch xây dựng các bến, bãi đỗ xe mới theo quy hoạch khu vực ngoài vành đai 3

Về tổ chức giao thông: Tiếp tục tổ chức phân làn cho các phương tiện trên các tuyến đường chính có lưu lượng tham gia giao thông cao như Kim Mã, Nguyễn Trãi – Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh…và tiến tới phân làn trên tất cả các tuyến đường có đủ điều kiện (đường một chiều, đường đôi, đường có đủ 4 làn xe…).
Bênh cạnh đó tiếp tục triển khai nghiên cứu, rà soát các điểm, nút giao thông có nguy cơ ùn tắc, xác định nguyên nhân và có giải pháp tổ chức giao thông phù hợp với thực tế; bổ sung vạch sơn, biển báo, gờ giảm tốc, đèn tín hiệu trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn và thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Triển khai thí điểm tổ chức các khu vực, tuyến phố đi bộ thuộc khu bảo tồn Phố cổ Quận Hoàn Kiếm nhằm tránh tập trung phương tiện cá nhân vào khu vực có nhiều hoạt động thương mại, du lịch, văn hóa. Từ kết quả đó sẽ nghiên cứu áp dụng đối với những khu vực khác
Về công tác vận tải: TP sẽ tiếp tục mở rộng và hợp lý hóa luồng tuyến, nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, tạo sự kết nối thuận tiện giữa các loại phương tiện như xây thêm các điểm trung chuyển, tạo thêm các làn đường dành riêng cho xe buýt, phát triển mạng lưới xe buýt liên thông.
Khảo sát, nghiên cứu thự hiện cấm lưu thông đối với một số phương tiện cá nhân (xe máy, xe con, taxi) hoạt động trên các trục đường chính, đường vành đai vào giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc giao thông và gián tiếp hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân.
Ngoài các nội dung trên UBND TP còn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý phương tiện như phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng lộ trình cấp mới giấy phép lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác theo dõi vi phạm của lái xe; tăng cường giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông, xử lý vi phạm giao thông, vi phạm hành lang giao thông…

Đặc biệt, các đại biểu đều đồng tình với việc cần phải xử lý triệt để đối với tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng UTGT và mất trật tự đô thị.

Sau khi họp bàn, Đề án chống ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được hoàn thiện để báo cáo Thường trực UBND TP và Thường trực Thành ủy.
[Tailieu]
 
M

meocaomat

Sau đây tớ xin cảm ơn những người đã giúp đỡ tớ về việc viết nhưng bài văn trên!
Xin chân thành cảm ơn!
 
Top Bottom