[Văn 8] Suy nghĩ của em về kết truyện "lão Hạc".

T

tunkute123

Last edited by a moderator:
C

ckiu.style

Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ con chó của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.

^^~
 
T

traitimbangtuyet

Một trong những chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là cái chết của Lão Hạc. Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các tính từ, động từ mạnh giúp người đọc hình dung một cách chi tiết về cái chết thảm khốc đó: “ Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọp mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật giật một cái, nảy lên. hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy…”.
Vậy tại sao lão Hạc phải chết? Thực ra, lão Hạc là người rất muốn sống và ham sống. Lão đã làm mọi cách để có thể tồn tại trên cõi đời này. Nhưng lão phải chọn cái chết bởi đó là giải pháp duy nhất để giữ được bản chất lương thiện của mình. Lão chết để bảo toàn căn nhà, bảo toàn mảnh vườn mà bao năm qua hai vợ chồng lão đx vất vả kiếm được. Hơn thế nữa, lão không muốn ăn lạm vảo số tiền bòn vườn mà lão đã dành dụm để cho con cưới vợ. Đồng thời, lão Hạc không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm. Cái chết của lão thể hiện lòng thương con âm thầm nhưng lớn lao, lòng tự trọng đáng quý của lão. Cái chết đó là sự giải thoát của lão Hạc là sự tự giải thoát trước cuộc sống ngột ngạt của xã hội phong kiến.
Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó, nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết, họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện, lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
 
S

subon

"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.


Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.


Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.


Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.


Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.


Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.


Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.


Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...


Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...


Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
 
N

nuhoang_banggia8100

Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.”
 
Last edited by a moderator:
F

freakie_fuckie

Re.

Cảm ơn đồng chí Tunkute. Chủ đề đồng chí đưa ra hay quá và ý nghĩa quá.
Hôm qua tự dưng view cái pic này, mỗi tội thời gian hơi dở chứng + cái mạng quá cùi nên tớ đành nằm dài "nhìn người ta sung sướng" Hôm nay in tờ loét khá ngon nên tớ mạo muội post vài ý kiến cá nhân thôi.


Keyboar hơi ghẻ, thành ra ngại viết nhiều. Cái à quên, vấn đề tớ muốn bàn đến, và muốn "bàn-với" ở đây là "cách thức cái chết của lão Hạc". Nguyên nhân lão Hạc tìm đến cái chết thì các bạn đã nói trúng và đúng hầu như hết rồi, kiến thức lơ tơ mơ nên tớ cũng không dám nhắc lại.

Mạo muộn xin trích lại một số bài trả lời trước của các bác trẻ post năm ngoái dưới đây:

Rp : 18/7/2011 from Traitimbangtuyet

H/ảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng.



Rp : 18/7/2011 from ckiu.style :

Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ con chó của lão.


Tại sao lão Hạc lại chết bằng cách ăn bả chó ? Nếu trả lời rằng "vì lão muốn đỡ hối hận với cái chết lão gây ra cho cậu Vàng" thì e đơn giản quá. Nên nhớ, Nam Cao thì không bao giờ đơn giản. Phải chăng còn có những nguyên nhân khác nữa sao ?
Tất nhiên là vẫn phải còn nguyên nhân khác chứ, không thì ông Nam không lùn này sẽ lùn đi mất thôi =))
Đành đây tiện tay xin trình bày với các bạn vài lý do tớ cho là khá đúng/ 8-x

- Chết thì có nhiều cách chết, kiểu như chết đuối, chết thắt cổ, chết ăn bả chuột, hoặc nếu muốn giống cậu Vàng hơn, lão Hạc có thể tùng xẻo mình cũng được. Cái cần trăn trở ở đây là tại sao lão không chết những cách kia cho nhẹ nợ mà phải bày đặt lằng nhằng ?

Thử làm phép biện chứng :

Giả sử lão chết đuối: Người dân Việt Nam ngày trước kia chúa sợ chết mất xác, người ta quan niệm những kẻ chêt mất xác về sau sẽ không được siêu thoát, nói chung, ghê gớm lắm.. ~> Lão Hạc không chọn cái chêt này cũng là hợp với tư duy mang tính "cổ truyền" của những người nông dân làng quê ngày ấy vậy.


Chết thắt cổ: Chết thắt cổ? Một con người đàng hoàng sẽ không bao giờ chết trong im lặng, lén lút, mờ ám không ai biết như vậy. Đó là lý do lão Hạc không chọn cái chết này.


Loại trừ hết thì còn cái chết bằng bả chó.


Và đây là ba lý do:


- Tự tử bằng bả chó là một cái chết đớn đau dữ dội, nhưng đó là một cái chết phát ra âm thanh. Tại sao phải phát ra âm thanh? Bởi chỉ có phát ra âm thanh (mà ở đây là tiếng gào thét vì đau đớn) thì người trong làng muốn xúm đông xúm đỏ vào quanh nhà lão.


-Hơn nữa, cái chết bằng bả chó thời ấy là một cái chết không thể cứu chữa.

-Đó không phải là một cái chết "đòm cái ngỏm luôn", cũng không phải cái chết "ngắc ngoải vài giây rồi nhắm mắt" mà là một cái chết đớn đau, vật vã, kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ. Cả đời lão Hạc cô đơn sống một mình vò võ, phải chăng lão Hạc chọn cái chết "ồn ào" và "kéo dài" này để lão, dẫu không được chết trong nước mắt của thằng con lão, thì cũng được chết trong tay những người cùng làng cùng xóm ? Có người nông dân nào mà không muốn mình nhắm mắt trong tình làng nghĩa xóm hay không ?

- Tất nhiên cái chết của lão Hạc có chăng cũng mang một ý nghĩa biểu tượng nhất định nữa. Qua cái chết của lão Hạc, ta thấy có thể lão ngầm nói với ta điều này: "Sống thời ta khó lắm, nhưng chết đời ta còn khó hơn". Nếu nhìn về hướng này thì hình như cái chết của Lão Hạc còn mang tính phê phán xã hội nữa phải chăng ?


Thử nghĩ mà xem ?

Thôi. Bái bai. Chém gió hơi nhiều :))








 
V

vampire_07

mấy bạn ơi cô giáo cho mình btvn khó lắm cụ thể là đề đây tại sao tác giả lại lấy tên tức nước vỡ bỡ để đặt tên cho đoạn trích tức nước vỡ bờ .. tác giả mún nói lên điều j ..
 
Top Bottom