[Văn 8] Phân tích thơ.

H

hoang_9xpro

Trong văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ viêt về mùa xuân , các bài thơ viết về mùa xuân ấy thường có đầu đế hay và lạ . Nguyễn Bính thì “ Mùa xuân xanh” , Thanh Hải “ Mùa xuân nho nhỏ”…còn Hàn Mặc Tử thì lại là “Mùa xuân chín” .Vậy tại sao nhà thơ lại lấy đầu đề cho bài thơ của mình như vậy ?
Hàn Mặc Tử viết bài thơ Mùa xuân chín trong một chuyến vui xuân ở Đà Lạt . Cảnh trong bài thơ rất lãng mạn , tình tứ , hư thực như xen kẻ nhau chỉ Đà Lạt mới có :
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời .
Bao cô thôn nữ hát trên đồi .
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy .
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
Ở đó icó cả :
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi .
Hổn hển như lời của nước mây .
Đang vui vẻ với cảnh mùa xuân ngập đầy sự sống , đang nhìn ngắm , đang say sưa nghe các em thôn nữ “ hát trên đồi” , Hàn Mặc Tử rực nhớ làng và nhớ “ chị ấy” ?. Chị đã đến tuổi “ theo chồng bỏ cuộc chơi” không còn vui tươi “trong đám xuân xanh ấy” nữa . Trong niềm thương , nỗi nhớ của nhà thơ bây gìờ “ chị ấy” đang “ gánh thóc” , đang làm lụng vất vả với bao công việc khó nhọc của cuộc sống đời thường :
Chị ấy năm nay còn gánh thóc .
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang .
Chị ấy của thi sĩ họ Hàn đep thật ! nhưng đáng thương quá !. Chị đẹp trong sự tần tảo hy sinh , đẹp trong sự chịu thương chịu khó …. Chị lại thật đáng thương trong dáng vẻ cô đơn , côi cút đến tội nghiệp của mình . Liệu “ chị ấy” có giống với “ chị ” trong Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm sau nầy : “ Chị bảo đứa nào tìm được Lá Diêu Bông / Từ nay ta sẽ gọi là chồng” . Đọc những câu thơ cuối bài trong lòng ta như trào dâng sự thương cảm cho nhà thơ tài hoa nhưng đoản mệnh , một nhà thơ đa tài , đa cảm và cũng rất đa tình . Ta hẳn con nhớ chỉ với chiếc “ lá trúc che ngang mặt chữ điền” nơi thôn Vỹ mà đã làm cho nhà thơ khắc khỏi khôn nguôi đến tận năm nào ? . Hình như cũng xuất phát từ đây mà nhà thơ lấy tên bài thơ của mình là Mùa xuân chín chăng ?.Xuân sao lại “ chín” lạ thật ! chẳng giống ai ? “ Chín” là trái , chỉ có trái mới chín thôi ?.Nếu vậy còn gì là xuân ? Vì xuân là thời gian , là vô hình … còn trái là hiện hữu , là có hình hài mà ta nhìn được , nắm bắt được …
Hàn Mặc Tử viết bài thơ nầy khi anh tròn 21 tuổi . Thề mà cuộc sống đã khắc vào lòng thi sĩ bao nghịch cảnh , như báo trước một cuộc đời không mấy suông sẻ cho nhà thơ tài hoa nầy . Ngoài thực tế cuộc sống thì “ Bao cô thôn nữ hát trên đồi” cùng với “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” còn trong lòng tác giả thì chị ấy đến tận năm nay còn “gánh thóc “ “ dọc bờ sông trắng” với cái nắng trưa “chang chang “ nơi Đồng Hới – Quảng Bình .Những hình ảnh tương phản ấy làm cho bài thơ mang một nỗi buồn thăm thẳm , xa xôi thấm sâu tận tâm cang con người . Phải chăng Chín ở đây là Chín trong tâm trạng Chín trong lòng người khi suy ngẫm về một thời đã qua với bao nỗi buồn ít niềm vui .
Xuân là cuả đất trời , xuân luôn tươi trẻ “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” , tươi trẻ cả trong lòng người “ Bao cô thôn nữ hát trên đồi” và cả cái tâm trạng “ Hổn hển như lời của nước mây” cũng trẻ trung tươi tắn . Nhưng xuân trong lòng tác giả thì đã “ già” , đã “chín” đã thành quả , thành hạt , thành niềm hoài cảm khôn nguôi .
Đúng chỉ một chữ “ chín” mà Hàn Mặc Tử không lẫn lộn với ai kể cả Nguyễn Du , đại thi hào dân tộc , vì trước đó có một thời gian ba năm làm quan ở Quảng Bình và cái cát ấy cũng đọng lại trong “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” của Nguyễn Du khi viết truyện Kiều .
Vâng chỉ một chữ “chín” ta như cảm nhận được bài thơ đã rụng vào hồn thi sĩ thành nỗi xót xa , thành niềm hoài cảm về một tình yêu bất tử .
(nguồn website Nguyễn Thị Thu Diễm)
 
Top Bottom