Đầu tiên, em cần phải hiểu rõ sự khác nhau giữa 1 bài nghị luận văn học và thuyết minh về 1 tác phẩm văn học?
- Nghị luận về 1 tác phẩm văn học là đặt ra 1 vấn đề dựa trên hệ thống ý xuyên suốt toàn tác phẩm. Nói rõ hơn thì đó là 1 khía cạnh của vấn đề bao gồm chi tiết của tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu trong sách giáo khoa, 1 ý nghĩa của văn bản,...
=> Vì sao ko phải phân tích từ đầu đến cuối? Vì mỗi ý trong tác phẩm mang 1 ý nghĩa khác nhau. Chúng bổ sung cho nhau chứ ko phải tương tự với nhau nên ko thể phân tích từ A đến Z được. Chỉ phân tích với từng trường hợp cụ thể.
- Thuyết minh về 1 tác phẩm văn học là đưa ra những nội dung thiết yếu, cốt lõi về toàn bộ tác phẩm được nhắc đến. Bao gồm xuất xứ, tóm tắt nội dung, ý nghĩa của nó, v.v
=> Vì sao ko thể phân tích từ đầu đến cuối? Bởi 1 lẽ hiển nhiên nó có liên quan đâu. Tóm tắt nội dung và nêu ra những giá trị hiện thực, nhân đạo KHÁC với việc phân tích nó. Và cũng chỉ cần phân tích với từng bình diện cụ thể
- Phân tích 1 tác phẩm văn học tức là với từng ý nghĩa mà tác giả đưa ra, em triển khai và phân tích mở rộng rồi đi đến kết luận
Để cân đối giữa chúng, em cần đọc nhiều văn mẫu, nghe thầy cô giảng bài, tập hình thành dàn ý sơ lược.
Nhưng điều quan trọng nhất (theo kinh nghiệm của chị), em cần phải hiểu rõ cái đề bài. Tập làm và nhờ người chữa. Sau nhiều lần, em sẽ tự rút được kinh nghiệm cho chính mình mà những kinh nghiệm đó chỉ có thể dùng cảm nhận để thấu hiểu chứ ko thể diễn tả xuôi bằng lời

Ví dụ người ta ra đề: "Có ý kiến cho rằng bé Thu không nhận cha vì các lí do A, B, C trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó nhận xét về tình phụ tử" Những chi tiết em cần đưa vào đó chính là những lúc bé Thu ứng xử với cha mình, ko gọi cha, bỏ về nhà ngoại v.v Và bày tỏ quan điểm của chính mình. Em cần phải PHÂN TÍCH chúng nhưng là từng chi tiết, đánh giá chúng để nêu bật ra vấn đề TRỌNG TÂM là tình phụ tử chứ ko phải là phân tích 1 tràng để đi đến cái kết bâng quơ gì gì đó.
P/s: Chúc em thành công