Văn Văn 8 - Ông đồ

L

leemin_28

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 9: Qua bài thơ " Ông Đồ" em hiểu gì về tục chơi chữ xưa và nay? Hãy nêu cảm nhận của em về truyền thống ấy của dân tộc bằng 1 đoạn văn ngắn (10-12 câu)

attachment.php
 
B

bongbin302

Câu 9: Qua bài thơ " Ông Đồ" em hiểu gì về tục chơi chữ xưa và nay? Hãy nêu cảm nhận của em về truyền thống ấy của dân tộc bằng 1 đoạn văn ngắn (10-12 câu)
- Nick Học Mãi: bongbin302
- Tuổi: 15
- Câu trả lời:
Qua bài thơ '' Ông đồ'' thì ta thấy: Ngày xưa, đối với những người dân miền Bắc thì tục chơi chữ trong những ngày Tết là không thể thiếu. Bởi thế, phong tục này rất được mọi người yêu thích, ưa chuộng. Họ đều cố gắng xin cho gia đình mình một câu đối đỏ từ những ông đồ để về nhà treo với mong muốn gia đình an khang thịnh vượng. Còn ngày nay, tục chơi chữ gần như đã bị lãng quên. Các ông đồ ngày xưa vốn là tâm điểm thì nay cũng bị lu mờ dần bởi những người hiểu biết tiếng Hán ngày càng ít dẫn đến tục treo câu đối đỏ dần bị mất đi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.
---------------------------------------------
---------------------------------------------
I realized why I was lost. It's not because I didn't have a map... It was because I didn't have a destination.
Tôi nhận ra vì sao mình lạc đường, không phải vì tôi không có bản đồ, mà vì tôi không có một điểm đến !

+3
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Thời xưa:Tục chơi chữ thịnh hành,là một nét văn hóa không thể thiếu khi Tết đến xuân về,một thú chơi tao nhã.
Ngày nay:Tục chơi chữ đang dần mai một trong đời sống ngày nay vì số người hiểu biết tiếng Hán càng ngày càng ít
Đoạn văn
Ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam thường không thể thiếu những món ăn vật chất lẫn tinh thần đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Đặc biệt là câu đối đỏ, ngày Tết dù có bận đến trăm công nghìn việc, ai cũng tự tặng cho mình một câu đối, để cầu tài, cầu lộc, an khang thịnh vượng suốt một năm trời.Người Việt xưa thường có thú chơi tao nhã là thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng an lành. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Ngày nay,do sự bận rộn của cuộc sống,thú vui tao nhã ấy ngày càng bị mai một đi. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn còn tiềm ẩn và luôn được nâng niu, giữ gìn. Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình đã chú ý chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp treo trong nhà để cầu an, cầu lộc. Thỉnh thoảng, bên hè phố chúng ta vẫn gặp những thanh niên trong trang phục áo the, khăn đóng hay những ông đồ nho thảo những nét bút “Phượng múa rồng bay” trên giấy điều đỏ thắm. Đấy quả là tín hiệu đáng mừng để tìm về một giá trị văn hóa cổ truyền đã bị lãng quên. Hy vọng rằng những câu đối đỏ, những bức thư pháp, những con chữ ấy sẽ hồi sinh và bay lên trong niềm hân hoan của mọi nhà.

+3
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

- Nick Học Mãi: Ngocsangnam12
- Tuổi: 12
- Câu trả lời:
Qua bài thơ "Ông Đồ" em hiểu về tục chơi chữ là tục của con người Việt Nam về những câu đối đỏ của ông Đồ thường có vào dịp tết xưa. Nhưng tết nay không còn nhiều.

Em thấy đó là một truyền thống tuyệt vời đối với người Việt ta. Những nét chữ "Rồng bay phượng múa" của các ông Đồ sẽ được đọng lại trong mỗi ký ức khi mà chúng ta ngắm nhìn một lần. Lúc các ông Đồ bắt đầu viết những nét chữ đầu tức là lúc Tết gần đến và khi ông Đồ chấm hết các nét chữ là lúc chúng ta đã bước sang một tuổi mới. Như vậy, có thể xem tục chơi chữ là chiếc đồng hồ để theo dõi thời gian tốt nhất vào dịp tết đến. Như mọi người đã quên lãng mất đi "chơi chữ" cũng là một truyền thống mà dường như "chơi chữ" đã mất đi trong thời đại hiện nay. Thay vào đó là những trò chơi vô bổ và đã được ngăn cấm như "Đốt pháo"... Em nghĩ chúng ta nên xây lại tục chơi chữ để không đánh mất "chiếc đồng hồ" quý giá cũng như là một phong tục tuyệt vời cho đất nước.

+3.5
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

Xua : Dc mn yeu thich , tet den , ai ai cung muon mot cau doi , ho tan goi ong do cung nhu tan goi su choi chu

Nay: Bi mo dan theo thoi gian .....Roi den luc khong ai them quan tam den

*Doan van:

Xua , co ong do gia , co dong doi do , co bao nguoi xem.
Nay tam biet ki uc voi bao noi buon ben canh ong do.
Do chinh la xa hoi cua chung ta , xa hoi voi bao con nguoi nhan tam bo roi truyen thong choi chu ngay xua. Theo thoi gian , truyen thong choi chu gioi cchi con la di van . Truyen thong do da tan tui , bi vui lap duoi hang nguoi vo tam . Truyen thong choi chu mat di , thi ong do cung khong con . Hien nay , co le it ai thay duoc ong do gia , it ai thay duoc net ¨chu nho ¨ cua ong . Nho giao cung theo truen thong ma bay xa , ong do cung vay . Ong buon vi minh khong the mang hanh phuc den cho moi nguoi nua , ong buon vi chu nho da bien mat . Gio day ! Tet den , chac ta khong con thay duoc ong do nua. Nett ve rong bay cua ong da vui lap theo lop la kho , la tan . Chung ta phai tim cachh de giu cho truyen thong nay mai mai ko phai mo, mai khong phai mo.
+4 ( ngắn là tiêu chí)
 
Last edited by a moderator:
H

hanh7a2002123

- Nick Học Mãi: hanh7a2002123
- Tuổi: 13
- Câu trả lời:

Cho chữ, xin chữ đã trở thành một phong tục của người Việt Nam ta, gắn liền với thú chơi chữ tao nhã, thanh cao. Trước đây, cứ mỗi dịp Tết, ai ai cũng muốn có một đôi câu đối đỏ hay một vài chữ nho để treo trong nhà cũng như cầu may vậy để năm sang sẽ được may mắn, an khang-thịnh vượng. Chữ Nho là gì? Chữ nho hay còn gọi là chữ Hán đó là một loại ngôn ngữ mà chúng ta vay mượn của nước Trung Quốc, được truyền tụng bởi lịch sử của nước ta. Còn bây giờ, đâu ai hay biết rằng cái '' thú chơi'' đó, sự may mắn đó lại hao hụt đi theo thời gian và biến đổi cùng sự phát triển của xã hội. '' Phố ông đồ xin đừng biến thành cái chợ'' đó là tiêu đề của một thông tin mà tôi được đọc. Thật hiếm khi các ông đồ tụ tập với nhau, cùng trao nhau những câu đối, những cái chữ mà xuất phát từ cái tâm. Hình ảnh ông đồ già mặc áo the, bày mực tàu và giấy đỏ luôn luôn thành tâm trao chữ cho mọi người qua lại. Họ viết bằng cái tâm, bằng những nét chữ '' phượng múa rồng bay'' của họ, bằng những gì ông cha ta lưu truyền lại được cho họ chứ không phải những ''anh đồ trẻ'' viết thư pháp chữ quốc ngữ hiện đại nhằm mục đích chỉ mong kiếm tiền từ nghề bán chữ. Đó là một truyền thống cao quý và thiêng liêng mà sao tôi tự hỏi truyền thống đó lại phải mai một theo năm tháng và theo thời gian như vậy. Hoàn toàn sai nếu con người Việt Nam cứ chạy theo thời gian, bận rộn mà không quan tâm tới những truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc. Cho dù xã hội thay đổi ra sao thì những ông đồ sẽ vẫn ngồi đó, mong sao con cháu mình hiểu được và không lãng quên truyền thống tươi đẹp này.

+2
 
Last edited by a moderator:
W

windysnow

Ngày xưa, khi chữ nho còn được coi trọng, nhà nhà ai cũng treo câu đối đỏ. Ông đồ cũng vì thế mà được nhiều người thuê viết câu đối để trang trí nhà cửa trong ngày Tết. Có lẽ đó chính là điều mà ông đồ cảm thấy hạnh phúc nhất, coi đó là niềm tự hào mà không gì có thể thay thế được. Hoa tay ông thảo những nét "như phượng múa rồng bay" được bao người "tấm tắc ngợi khen tài". Nhưng kể từ chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ông đồ bỗng nhiên trở thành người "lỡ nhịp" giữa cơn bão đô thị hóa, như theo cách mà tác giả Vũ Đình Liên đã nói: "Hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Câu đối là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nhưng ngày nay mấy ai còn nhớ đến nó. Sự lãng quên của kiếp người khiến câu đối trở nên lu mờ dần theo thời gian. Mong sao cho thế hệ chúng ta và cả những thế hệ sau này- những mầm non tương lai của đất nước sẽ tìm cách để bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu này.
+3
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Nick học mãi: trannrinn
Tuổi : 15
Câu trả lời:
Từ xưa đến nay,có rất nhiều truyền thống của dân tộc vẫn được lưu truyền mãi,thế nhưng ít ai biết rằng,chúng ta đã lãng quên đi một truyền thống đó là xin chữ đầu năm-một tục lệ mà xưa kia rất phổ biến,được người dân ưa chuộng.Nếu trước đây,người người đứng xếp hàng đề xin một chữ của ông đồ thì bây giờ,ông đồ ngồi đấy,viết chữ,treo lên,chỉ để người qua đường ngắm,ai còn nhớ đến việc đi xin lấy cái chữ đó về treo trong nhà chứ?Nếu như trước đây,xung quanh ông bao người vây tới,"tấm tắc ngợi khen tài",thì bây giờ,mọi người lạnh lùng bước qua ông,có ngó thì chỉ ngó những bức tranh rồi nói "nhìn cũng đẹp đấy",đẹp thì đẹp thật,nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa của nó?.Và rồi ông đồ bỗng trở nên trầm ngâm,tĩnh lặng trong bức tranh "ngoài trời mưa bụi bay",hình ảnh ông phai nhạt rồi biến mất,vì đâu ai quan tâm ông?.Qua bài thơ"ông đồ",chúng ta thử liên tưởng nếu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cứ lần lượt ra đi như vậy,thế giới này đâu còn tình thương?.Đâu ai biết mình đã sinh ra từ đâu và lớn lên như thế nào?,chúng ta không còn giáo dục nhân cách qua duy trì những truyền thống quý báu ấy thì biết phải làm gì khác?.Hiện nay,đất nước đang trong thời kỳ phát triển,rất nhiều văn hóa nước ngoài du nhập,bao trò ăn chơi sa sỉ được bày ra,phần lớn là từ giới trẻ,họ cứ mãi chìm đắm vào cái thế giới công nghệ,thế giới ảo,mạng xã hội.Họ vô cảm với mọi thứ xung quanh,đây là hiện tượng hòa tan trong quá trình hòa nhập.Cứ tiếp tục,họ sẽ dần đánh mất bản sắc riêng cuả nước mình.Tục xin chữ đầu năm không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh,nó giúp chúng ta hòa nhập với cộng đồng tốt hơn,giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.Mặt khác,ông đồ là những ông cụ tuổi đã già,họ đi bán,đi cho cái chữ đầu năm là để trang trải cuộc sống bản thân hay chỉ đơn giản,họ muốn lưu truyền tục lệ tốt đẹp từ ngàn xưa nay.Họ muốn được nhìn thấy mọi người cười vui,vây quanh để bớt cô đơn...
+2.5
 
Last edited by a moderator:
L

long_vu_dn2001

Qua bài thơ "Ông đồ" ta có thể thấy rõ được thú chơi chữ được thịnh hành đến như thế nào ở thời xưa. Cứ mỗi khi đến tết, nhà nhà lại đến với ông đồ, xin những nét chữ "phượng múa rồng bay" của ông để lấy cái lộc về nhà, mong cho một năm mới phát tài và gặp nhiều vận may. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc nhất của ông đồ, và không gì có thể thay thế được nó. Nhưng từ khi chế độ phong kiến bị suy yếu dần và bị bãi bỏ, ông đồ trở nên "lạc hậu" và thú chơi chữ không được thịnh hành như những ngày xưa. Chơi chữ chính là thú vui có giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nhưng ngày nay mấy ai còn nhớ đến nó. Những câu đối đang dần bị lãng quên theo thời gian. Mong sao cho những thế hệ mai sau hãy giữ gìn lấy phong tục này.
 
Top Bottom