[Văn 8] Ông đồ

N

nhuquynhdat

T

thaolovely1412

Người thuê viết không còn, giấy đỏ, mực thơm không được dùng đến nên:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao? Quả là:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đau bao giờ
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
gười đọc bỗng nhói lòng bởi dáng ngồi như hoá đá của ông giữa một trời mưa bui bay bay và những chiếc lá vàng đậu trên trang giấy:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Ai đó đã nói: Khi con người lui bước thì thiên nhiên chế ngự. Bởi không còn được dùng đến, bởi sự chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Ở đây cũng là mưa xuân nhưng nó không “phơi phới bay” như trong thơ thi sĩ lãng mạn Nguyễn Bính sau này. Ông đồ hình như cứ bị chìm lấp, mờ nhạt dần trong màn mưa.
Bài thơ khép lại bằng tiếng “gọi hồn” thao thiết của tác giả:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đau bây giờ?
“Những người muôn năm cũ” ấy là ai?Là ông đồ, là những ngơừi thuê ông đồ viết chữ hay là một thời đã đi qua nay chỉ còn “vang bóng”(chữ dùng của Nguyễn Tuân)? Dãu là gọi ai thì câu thơ cũng kết đọng bao tiếc nuối, xót xa cho sự phôi pha, tàn tạ của những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.Nhà thơ gọi để tiêc nuối và gọi để thức tỉnh hãy giữ lấy những giá trị truyền thống ngàn đời mà cha ông đã bao công bồi đắp. Tiếng gọi hồn ấy có giống với tiếng gọi đò u hoài của ông Tú Thành Nam vang trên sông Lấp khi xưa không?
Nguồn: Kênh tri thức
 
Top Bottom