[văn 8] Ôn tập truyện kí Việt Nam

3

3820266phamtrinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Có ý kiến cho rằng :Từ hình thức đấu lý sang đấu lực giữa chị Dậu và tên cai lệ là một quá trình phát triển logic
Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ? Logic ở chỗ nào ?
Câu 2 : Viết một đoạn văn triển khai theo cách quy nạp , diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp trình bày cảm nhận của em về số phận và tâm hồn của lão Hạc
Câu 3 : Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất của nhân vật chị Dậu trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Nam Cao . Từ hai nhân vật chị Dậu và lão Hạc , em hiểu như thế nào về hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ ?
 
P

phamducanhday

ddề 3

Có 2 ý chính cần phải làm rõ ở đây

1. Người nông dân trong xã hội cũ vô cùng khổ cực, nghèo đói, bị dồn ép tới đường cùng. Số phận của họ là số phận của 1 dân tộc bị áp bức, chịu cảnh nô lệ, bị những kẻ có quyền bóc lột
- Chị Dậu: Bị bắt nộp sưu cho cậu em đã chết, đến mức phải bán con, bán chó, chồng thì bị bắt đi thừa sống thiếu chết.
- Lão Hạc: 1 trận ốm làm ông ko làm được việc j, rồi vì nghèo mà con trai ông không lấy được vợ phải bỏ đi đồn điền cao su. Ông ở nhà cũng vi nghèo nhưng ko muốn tiêu phạm vào số tiền để dành mà phải bán cậu Vàng, tự tử.

2. Tuy nghèo khổ nhưng những người nông dân đó lại có bao phẩm chất cao đẹp, trong sáng, đáng trân trọng vô cùng.
- Chị Dậu: Yêu chồng, dũng cảm, táo bạo, dám bảo vệ chính nghĩa, sẵn sàng đấu lại với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ tính mạng cho chồng.
- Lão Hạc: Khóc thương cho cậu Vàng - một con vật vô tri. Coi cậu Vàng như 1 người bạn tâm tình, trân trọng nó, đối xử với nó như đối với chính con trai mình. Thà chịu đói, chịu khổ chứ nhất định không bao giờ làm những việc xấu xa, trộm chó nhà người khác như thằng... (mình quên tên rồi >.<) Thà chết chứ không thể tiêu phạm vào số tiền và mảnh vườn để dành cho con trai. Khi chết cũng không bao giờ chịu làm phiền đến hàng xóm láng giềng.

Qua 2 hình ảnh này, NTT và NC đã lên án gay gắt mạnh mẽ xã hội phong kiến thực dân, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam những năm 30-45 của thế kỉ 20.
( Phần này có thể viết riêng thành 1 đoạn cuối thân bài hoặc cho vào kết bài cũng được.)



ST
 
P

phamducanhday



đề 1 hả :D

* Mở bài: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm“ Tắt đèn” và “ Chị Dậu” .
-> Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn hợp lý.
* Thân bài:
+ Đấu lý: Hình thức sử dụng ngôn ngữ - lời nói.
+ Đấu lực: Hình thức hành động.
=> Quá trình phát triển hoàn toàn lôgíc phù hợp với quá trình phát triển tâm lý của con người
1. Hoàn cảnh đời sống của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng
2. Hoàn cảnh của gia đình Chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng Đông Xá
3. Cuộc đối thoại giữa chị Dậu – Cai lệ – Bọn người nhà lý Trưởng
+ Phân tích cuộc đối thoại ( từ ngữ xưng hô)-> hành động bọn cai lệ -> không có chút tình người.
+ Cai lệ – người nhà lý trưởng đến trói, đánh, bắt anh Dậu đang trong tình trạng ốm đau vì đòn roi, tra tấn, ngất đi - tỉnh lại -> Chị Dậu chuyển thành hành động.
-> Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành động chị Dậu.
=> Quy luật: “Tức nước vỡ bờ”- “có áp bức có đấu tranh”
4. Ý nghĩa:
* Giá trị hiện thực:
- Lột trần bộ mặt giả nhân của chính quyền thực dân.
* Giá trị nhân đạo:
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Chị Dậu.
* Giá trị tố cáo:
- Thực trạng cuộc sống của người nông dân Việt

(doko)

Đổi cái tit đi bạn ơi ;)
.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom