Gợi ý nhé:
Nhà văn Nam Cao:
-Tiểu sử:
Nam Cao (1917 – 1951) tên thật là Trần Hữu Trí (còn có các bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê. . . ), quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam).
-Sự nghiệp văn học, phong cách sáng tác:
Từ năm 1936, Ông bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Ích Hữu …
Nam Cao là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ, quằn quại trong sự chèn ép và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người.
-Một số tác phẩm chính:
Đối lứa xứng đôi ( truyện ngắn, 1941); Nửa đêm (truyện ngắn, 1944 ); Cười (truyện ngắn, 1946); Ở rừng (nhật ký, 1948 ); Truyện biên giới (195l); Đôi mắt (truyện ngắn, 1954); Sống mòn (truyện dài, 1956, 1970); Chí Phèo (truyện ngắn, 1957); Truyện ngắn Nam Cao (truyện ngắn, 1960); Một đám cưới (truyện ngắn, 1963); Tác phẩm Nam Cao (tuyển, 1964)…
Ngoài ra ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 195l) và biên soạn sách địa lý cùng với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu ( 1948 ); Địa dư các nước Châu Á, châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (195l).
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, 1996).
PS: Bạn chú ý viết có dấu nhé!
Chúc bạn học tốt!^^~