[Văn 8]Nghị luận

B

babie_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình làm tất cả các bài văn liên quan đến văn nghị luận lớp 8 liên quan đến nhé!
Thank mí pạn nhìu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
@};

huck said:
Chú ý tiêu đề: [Văn 8]+Tiêu đề.
Thân!~
 
Last edited by a moderator:
P

p3b3o_091098

Cờ bạc là tệ nạn
_MB: Giới thiệu qua loa: cái này em cứ chém gió ra kiểu như là cờ bạc là 1 tệ nạn thế này thế kia,nó dẫn đến nhiều tệ nạn khác,nó len lỏi vào mọi nơi,và ngày nay còn có hiện tượng hs chơi cờ bạc,nhứt là bi h sau Tết có tìn mừng tủi,blah blah blah xong kết lại bằng câu chủ đề:"Vậy tại sao cờ bạc lại là 1 tệ nạn?".Chấm xuống dòng
_TB:Đi vào từng ý sau đây,hết 1 ý lại chấm xuống dòng lùi vào 2 ô .Tuyệt đối tránh dồn hết 1 đống vào 1 đoạn sẽ tạo cảm giác bỉ ổi ở người chấm .Có 3 ý chính đc nêu ra trong bài đó là định nghĩa cờ bạc,vì sao cờ bạc là tệ nạn và lời khuyên,dẫn chứng để mọi người ko chơi cờ bạc.
*Ý 1:Đưa ra định nghĩa về cờ bạc.Em có thể sd những dẫn chứng sau:
+Cờ bạc là các hình thức vui chơi,giải trí...như tổ tôm,xóc đĩa,tá lả,và mục đích của những người chơi là để kiếm chác,ăn thua,...
+Cờ bạc...như dịch nghĩa của nó ra...có nghĩa là..."chơi cờ mất bạc" ( phải vậy hem trời )...đại khái là có sự xuất hiện của tiền bạc trong trò chơi.
*Ý 2:Vì sao gọi cờ bạc là tệ nạn.Trong ý này có các ý phụ sau:
#Ý phụ 1:Cờ bạc là hình thức trao đổi tiền bạc 1 cách bất chính => tiêu cực ( diễn giải ý này ra,bôi sao cho nó ra khoảng 2-3 câu,nhiều hơn càng tốt,điều này phụ thuộc vào trình độ chém gió của em )
#Ý phụ 2:Cờ bạc đã lan sâu vào cộng đồng người dân:Từ người lớn đến trẻ nhỏ,từ giám đốc đến bà đồng nát ( nói thế thôy chứ dẫn ra đến anh công nhân thôy chứ dẫn ra bà đồng nát thì cô giáo cho cả cái dép vào mặt ).Sau đó bôi ra theo các ý sau:
+Vô tình:ngày lễ Tết được nghỉ ngơi,họ hàng anh em thậm chí có cả con cháu tụ tập chơi để giải trí,số tiền ăn thua nhỏ nhưng vô tình gieo vào đầu óc con trẻ những suy nghĩ về việc kiếm tiền mà ko phải lao động => tiêu cực
+Cố ý:cái này lại chia nhỏ ra làm những ý sau:
%Những người lười lao động muốn kiếm tiền 1 cách dễ dàng => cờ bạc
%Những người quá thừa tiền,ko biết làm gì => giải sầu bằng cờ bạc(dẫn ra 1 vài con bạc nổi tiếng nào đây trong mấy kái phóng sự hoặc lên Google mà Search)
Xong chốt thêm câu:thậm chí cờ bạc len lỏi vào tận hoc đường,đặc biệt là sau Tết các bạn có nhiều tiền mừng tủi => cờ bạc.Chém ý này ra mấy câu.
Ghép 2 ý phụ trên vào trong 1 đoạn văn.Chấm xuống dòng,lùi vào 2 ô
Đoạn tiếp theo này sẽ nói về tác hại của cờ bạc
#Ý phụ 3:Cờ bạc làm thoái hóa đạo đức con người:Việc cờ bạc làm nhiều người nảy sinh ý nghĩ kiếm tiền mà ko phải lao động => khơi dậy lòng tham.Nhiều người còn lừa đảo,blah blah blah để kiếm tiền...chém ý này ra khoảng độ chục câu
#Ý phụ 4:Cờ bạc dẫn tới nhiều tệ nạn khác:Cờ bạc thắng thì muốn chơi tiếp,thua thì muốn gỡ gạc...=> cái vòng luẩn quẩn,đến khi hết tiền sẽ...làm liều,dẫn tới nhiều tệ nạn khác như buôn bán ma túy,mại dâm...Môi trường cờ bạc thường ko lành mạnh(vì phải giấu giếm) => dễ làm con người,nhất là học sinh sa đọa,làm giảm thành tích học tập,thậm chí rơi vào các tệ nạ như hút thuốc lá,chích hút heroin,...
Hết đoạn này là kết thúc ý chính 2.Em xuống dòng,viết vào ý chính 3.
*Ý chính 3:phòng tránh tệ nạn cờ bạc.Ở ý này,em cần nêu rõ cho người đọc ( mà ở đây là cô giáo em ),rằng cờ bạc là 1 tệ nạn nguy hiểm,nhưng cái chính là nó đặc biệt nguy hiểm đối với học sinh vì suy nghĩ còn non nớt,dễ bị lầm đường lạc lối.
#Ý phụ 1:Học sinh ngây thơ => dễ bị rủ rê,lôi kéo vào con đường cờ bạc,từ đó lại bị rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn khác như đã nêu ở trên,vì thế cần nói "ko" với cờ bạc từ đầu.Tuyệt đối ko tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mang tính đỏ đen,dù mục đích chỉ là để "chơi cho vui" hay thậm chí là...cho biết.
#Ý phụ 2:Cái ý này nghe nó bỉ ổi lắm nhưng mà cô bọn mình thik nghe thế em ah.Tức là phải tuyên truyền với mọi người rằng cờ bạc tai hại thế này thế nọ thế kia ( đoạn này em sử dụng tư liệu ở trên để chém ra),bản thân mình là học sinh thì phòng chống bằng cách noi ko với cờ bạc,khuyên bảo bạn bè đã đang hoặc có ý định cờ bạc,mách...ờ..."báo cáo" với thầy cô,cha mẹ khi thấy bạn bè có hiện tượng cờ bạc,...
Bây h em đã chém được kha khá,có thể đi vào phần kết bài được rồi.
_KB: Em chép lại cái mở bài cho anh,rằng cờ bạc là 1 tệ nạn nguy hỉm,đặc biệt là với học sinh,thế này thế nọ thế kia,tức là bê nguyên cái mở bài vào nhưng đảo vị trí câu và thêm bớt 1 vài từ ( văn nghị luận nó phải thế em ah).Nhớ tuyệt đối chém gì thì chém nhưng ko đc thiếu câu chủ đề "cờ bạc là tệ nạn".Và em chốt lại bằng 1 câu,câu này em xuống dòng,viết bằng chữ in hoa,tức là 1 khẩu hiệu ấy.Ở cuối phần kết bài em sẽ viết như thế này:....Vì vậy,là học sinh,chúng ta phải nhớ:
"NÓI KO VỚI CỜ BẠC"
 
Last edited by a moderator:
P

p3b3o_091098

Giao thông
MB:Giới thiệu có thể là :-Với tốc độ phát triển của xh như ngày nay,việc tham gia giao thông là ko thể tránh khỏi.Vậy giao thông là gì?.Việc tham gia giao thông quan trọng như thế nào với người tham gia giao thông.Như vậy bạn suy nghĩ đến việc tham gia giao thông khi bạn còn ngồi trên nhà trường vì đó là vấ đề sống còn của bạn và những người xung quang.
TB:-Khi nghị định của của CP ban hành bất cứ người nào cũng phải thực hiện ko phải vì chúng ta là công dân ,ko phải là vấn đề phạt tiền mà là vì vấn đề sống còn của bạn. Chẳng hạn như việc đèo ba,lạng nách đánh võng,vượt đèn đỏv.v. ko chỉ gây nguy hiểm cho chính
mạng sống của chính mà còn cho ngươi xung quanh.Hãy biết suy nghĩ khi tham gia giao thông.
KB: Nói lên cảm nghĩ của mình.
Chúc làm bài tốt.
 
P

p3b3o_091098

Tuổi trẻ tương lai thế giới
Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ, thách thức là:
* Thời cơ:
- Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.
- Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần v.v… là cơ hội để thanh niên vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
- Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân.
- Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức.
* Thách thức:
- Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ.
- Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v... của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng.
- Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.
 
P

p3b3o_091098

Nghị luận hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) là lời hiệu triệu của toàn quân ra trận, nhưng cũng chất chứa một lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, những trang sử hào hùng đã ghi lại biết bao tấm gương của các anh hùng, những vị lãnh đạo kiệt xuất. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập nước nhà… và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng như thế! Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàng, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, *** hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
 
P

p3b3o_091098

,Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 
P

p3b3o_091098

Kiên trì
,Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông !
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nổ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể gúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên.” Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước ?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế, hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
 
P

pear00

Nghị luận chứng minh:
Đề 1: Nhận định về thơ Tế Hanh, Hoài Thanh viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.” (Thi nhân Việt Nam)
Tế Hanh được biết đến qua những bài thơ về miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của người con đất biển luôn nhớ tha thiết hình ảnh của dòng sống quê huơng đầy nắng với những buổi trưa hè in sâu trong kí ức tuổi thơ. Chính vì vậy, Hoài Thanh đã nhận định: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương”.
Đúng như Hoài Thanh nói, Tế Hanh là một tâm hồn lãng mạn gắn bó tha thiết với quê hương. Cảm hứng chủ đạo trong thơ của Tế Hanh là cảm hứng về quê hương. Quê hương Quảng Ngãi của ông cũng bình dị như bao làng quê khác. Nhưng qua ngòi bút của Tế Hanh làng quê ấy có những vẻ đẹp riêng đến bất ngờ. Bài thơQuê hương ít nhiều có thể coi là một hiện tượng của thơ đương thời. Nó vượt qua những bài thôn ca quen thuộc thời ấy, mở ra một khía cạnh còn rất mới mẻ với Thơ mới về đề tài thôn quê, để nâng cảm xúc thôn dã thành một chủ đề có tầm khái quát sâu sắc hơn. Khái niệm "quê hương" thường được gợi lên qua hình ảnh giếng nước gốc đa và những mối tình quê tha thiết của những miền quê lúa chất phác nay có thêm âm vang sóng nước và vị mặn mòi của biển cả, được cất lên qua một khúc ca lao động khỏe khoắn và trong lành, một tiếng nói thiết tha gắn bó với một vùng chài lưới. Nét đặc sắc trong ngòi bút thơ Tế Hanh là sự tinh tế, sáng tạo hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn.
Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những con người đánh cá và ngư dân trên biển cả qua hai khổ thơ đầu bài Quê hương. Quê hương nơi đất mẹ quê cha, nơi ai ai cũng phải nhớ về, cũng in sâu vào tâm khảm mỗi người để yêu mến nhớ thương. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
“Làng tôi ở vốn làm nghê chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông...”
Hình ảnh quê hương của tác giả hiện lên thật trìu mến, thân thương qua hai vần thơ “làng tôi”. Làng quê của tác giả là một làng chài, bốn bề sông nước “bao vây”, “cách biển nửa ngày sông”. Bằng những vần thơ giản dị nhưng hai câu thơ đã gợi lên khung cảnh làng chài giản dị, thanh bình. Hai câu thơ đầu tuy ngắn gọn, mộc mạc nhưng trong đó là cả một tình yêu quê hương tha thiết, luôn thường trực trong tâm hồn tác giả. Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả đặc sắc. Thời điểm ra khơi là một buổi “sớm mai hồng” với không gian trong sáng tinh khôi: bầu trời cao rộng, trong trẻo, “gió nhẹ” mơn man, bình minh nhuốm một màu vàng rực rỡ - thời tiết thuận lợi báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp. Xuất hiện nổi bật trên nền thiên nhiên ấy là những tay chài khỏe mạnh “trai tráng”, căng tràn sức lực, háo hức ra khơi. Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như một con tuấn mã đẹp và khỏe mạcnh – con ngựa chiến quen với việc xông pha trận mạc kết hợp với một loạt các động từ mạnh “phăng”, “vượt” càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng của đoàn thuyền ra khơi đồng thời toát lên một vẻ đẹp hùng tráng. Những câu thơ trên vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh lao động đầy phấn khởi, dạt dào sức sống. Cuối khổ thơ, tác giả có viết:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Trong hai câu thớ trên, hình ảnh cánh buồm được miêu tả thật đẹp – một vẻ đẹp lãng mạn, độc đáo. Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được ví với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng khi được so sánh với “hồn làng” - chính là linh hồn của quê hương mà ai ít nhiều cũng cảm thấy được, nhất là những con người xa quê như Tế Hanh. Với những dân chài khi ra khơi, cánh buồm đã nâng đỡ tinh thần giúp họ vượt qua sóng to, gió lớn và thâu tóm tất cả những tình cảm của con người ở lại.
Không chỉ ghi đc đôi nét thần tình về cảnh ra khơi của những con thuyền đánh cá mà tác giả còn miêu tả đặc sắc cảnh đoàn thuyền trở về. Trước hết tác giả đã cảm nhận cái không khí nhộn nhịp, tấp nập của dân làng khi đón ghe về. Mọi người vui vẻ vì đc đoàn tụ sau những ngày tháng xa cách, sung sướng vì được mẻ cá lớn. Và dường như ta còn có thể nghe thấy câu nói của người dân chài lưới "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe" - lời cảm tạ ông trời, cảm tạ thiên nhiên đã ban tặng cho họ nguồn sống. Giữa khung cảnh ấy, người dân chài lưới hiện lên thật độc đáo và bất ngờ. Tác giả không chỉ miêu tả “làn da ngăm rám nắng” - điển hình của con người làng chài, của người lao động trên biển mà còn cảm nhận bằng trực giác cái thần thái toát ra từ hình dáng ấy. Phải tinh lắm, nhất là phải gắn bó sâu nặng với nhữngv người dân làng chài quê hương thì mới nhận ra được cái “vị xa xăm” từ thân hình của họ. “Vị xa xăm là hương vị của phuơng xa, hương vị của gió, của nắng, của muối, của mặn mòi biển cả, khiến hình ảnh người dân chài lưới chân thực và lớn lao vô cùng. Một lần nữa cho thấy Tế Hanh có cái nhìn sâu sắc để nhìn thấy linh hồn của sự vật, cái tài diễn đạt cụ thể cái trừu tượng, vô hình.
Không chỉ miêu tả hình ảnh con người làng chài mà tác giả còn có cái nhìn tinh tế về hình ảnh con thuyền sau khi đã vật lộn với sóng gió của đại dương. Cái tinh tế, cái hay, cái lạ ở chỗ tác giả không chỉ miêu tả con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, cảm nhận “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã khiến cho chiếc thuyền vốn là một vật vô tri vô giác bỗng trở thành một cơ thể sống, thực chất ra để gợi lên hình ảnh con người. Sau cuộc ra khơi xa thì con người chài lưới mệt mỏi trưor về nghỉ ngơi trong thư giãn, mãn nguyện. Họ có thể thấy chất muối của biển cả đang râm ran khắp cơ thể, dư vị của chuyến đi chỉ còn là hình ảnh thấp thoáng, chập chờn trong giấc ngủ êm dịu của họ. Câu thơ cho ta thấy tác giả có năng lực cảm thông kì diệu, sự cảm nhận tinh tế nhạy cảm tới từng chuyển biến nhỏ bé nhất.
Ta có thể thấy rằng Hoài Thanh đã nhận định đúng và sâu sắc về thơ ca Tế Hanh. Thật khâm phục biết bao trước Tế Hanh – một nhà thơ tinh tế nhạy cảm với hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương miền Nam nghĩa tình.
 
Top Bottom