{ Văn 8 }nghị luận về người nông dân

Q

quynhhattieu.com

Last edited by a moderator:
Q

quocviethy

Chí phèo nhá. Chí phèo cũng là nông dân mừ :D
Phân tích

* Tha hoá : là biến đổI thành cái khác. Trong truyện Chí Phèo, tình trạng con ngườI bị tha hoá có thể hiểu ở hai phương diện. Một là không được sống như bản chất ngườI của mình: Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện mà phảI sống như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hai là những sản phẩm do mình tạo ra lạI trở thành xa lạ, thậm chí thù địch vớI chính mình: những ngườI nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nên làng Vũ ĐạI cần lao và lương thiện, nhưng cái làng ấy không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét và sợ hãi anh (khi Chí Phèo chết, cả làng cảm thấy mừng rở).

* Bi kịch : ở đây chỉ con ngườI rơi vào một tình huống bi thảm, không lốI thoát, nhưng ngườI ta chỉ cảm thấy tình huống đó khi ý thức được. Chí Phèo tuy bị tha hoá từ lâu, nhưng trước khi gặp thị Nở, anh sống triền miên trong những cơn say và chưa thấy mình khổ, nghĩa là chưa thật sự có bi kịch nộI tâm. Cho đến lúc bị ốm, gặp thị Nở, Chí Phèo tỉnh ra, mớI ý thức được tình trạng tha hoá của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đờI sống nộI tâm của anh.
* a.Giá trị tố cáo hiện thực – nhât vật bá Kiến:

* Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao có phân tích các quan hệ xã hộI nông thôn miền Bắc nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Quan hệ đó gồm hai mâu thuẫn :

o Mâu thuẫn thường xuyên trong nộI bộ bọn cường hào, địa chủ thống trị. Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. MồI thì ngon và bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn luôn rình cơ hộI để trị nhau, muốn cho nhau lụn bạI để cườI lên đầu lên cổ nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt ngày có liên quan đến số phận những binh Chức, Năm Thọ, đặc biệt là Chí Phèo.

o Mâu thuẫn giai cấp đốI kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị vớI ngườI nông dân lao động bị áp bức bóc lột được tác giả tập trung thể hiện một cách sâu sắc.

* Nhân vật tiêu biểu cho gia cấp thống trị là bá Kiến được Nam Cao vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của hắn. Đây là một tên cường hào cáo già trong “nghề” thống trị dân đen, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoạI hình thật độc đáo, từ giọng quát rất sang, lốI nói ngọt nhạt đến cái cườI Tào Tháo. Bằng cách để nhân vật độc thoạI, tự phơi ra những tính toán, thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị tầng lớp nông dân, tác giả đã lột trần bản chất gian hùng của bá Kiến : mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều thân, bám thằng có tóc, một ngườI khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy ngườI ta xuống sông, nhưng rồI lạI dắt nó lên để nó đền ơn… Bản chất gian hùng ấy của bá Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đốI xử của hắn vớI Chí Phèo.


b.Giá trị nhân đạo – nhân vật Chí Phèo :

* Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng ngườI lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Vì hờn ghen vớ vẫn. Lí Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết anh chết phần “ngườI” trong con ngườI Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến ngườI nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lạI chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đờI để “nốI nghiệp bố” Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hộI tàn bạo vẫn không cho con ngườI được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những ngườI dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tộI lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hộI tốI tăm của nông thôn nước ta thờI đó.

* Nam Cao đã cho thấy tất ca nỗI thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo. NỗI thống khổ đó không phảI là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hộI vằm nát cả một mặt ngườI, cướp đi linh hồn ngườI, phảI sống kiếp sống tốI tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗI thống khổ của cá thể sinh ra là ngườI nhưng lạI không được làm ngườI và bị xã hộI từ chốI, xua đuổI. Tình trạng bi thảm này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giớI thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía “nông nỗI” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửI trờI, chửI đờI rồI chuyển sang chửI tất cả làng Vũ ĐạI, cuốI cùng anh chửI thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửI lạI anh vì rất đơn giãn là không ai coi anh như con người.

* Nam Cao có vài cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo khi đi vào nộI tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con ngườI khốn khổ. Chí Phèo đến vớI thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như điều kì diệu là thị Nở không phảI chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của ngườI đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá thậm chí bị huỷ hoạI của Chí Phèo, phần bản chất lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội.
 
S

smack_hn

Nông dân ư? Viết về nông dân ngày nay hay nông dân ngày xưa? (đề jì mà chẳng rõ yêu cầu)
+Nông dân ngày xưa thì nghèo khổ, bất hạnh ( như chị dậu, lão hạc,...)
+ Còn nông dân ngày nay: đa phần là giàu có,vào saothannong.vn để bít thêm chi tiết nhá ;))
 
Q

quynhhattieu.com

Nông dân ư? Viết về nông dân ngày nay hay nông dân ngày xưa? (đề jì mà chẳng rõ yêu cầu)
+Nông dân ngày xưa thì nghèo khổ, bất hạnh ( như chị dậu, lão hạc,...)
+ Còn nông dân ngày nay: đa phần là giàu có,vào saothannong.vn để bít thêm chi tiết nhá ;))
mình muốn nói chung mà ,bạn hỏi thế mà cũng hỏi đã gọi là văn nghị luận thì phải luận về mọi mặt chứ
 
C

cuncon2395

đề hay ghê :D:D:D
@quocviethy: nên để phần chí phèo ở gần cuối TB thì hay hơn đó
ko nên nghị luận bài văn hết về chí phèo ..như thế sẽ ko rõ lắm về người nông dân
 
U

umbalamora...congchuaday

với đề này thì phải nói về người nông dân ngày nay và cả ngày xưa
điểm khác ,giống , tiến bộ hay chưa tiến bộ . Nếu làm đề này theo tớ nên lấy dẫn chứng là người thật việc thật , những người lòng nông giỏi , có sáng kiến . Những nhà bác học nông dân đấy ạ :D , ngoài ra nêu những vẫn đề còn tồn tại ở nghề nông (có khen có chê náh)
còn về thời xưa thì có vẻ ik' dẫn chứng nhỉ lấy trong văn học cũng ok :D
nói chung 0 có hứng thú với đề này!!!!!!!!!!!:D
 
D

daunautocxu

Minh` có dàn ý chung, hổng bik có được không :
1,MB......
2, TB:
*Ld 1: Giải thích về giai cấp nông dân:Một giai cấp trong XH, sống bằng nghề nông....
*Luận d 2: Người nông dân trong xã hội cũ ( thời xưa)
- Hầu hết đều là những con ng` chất phác, hiền lành, gắn bó với nghiệp trồng lúa.
- Cuộc sống nghèo nàn, khó khăn.
- Thường chịu nhiều bi kịch khi xã hội phong kiến có biến chuyển.
Khi đó, một số cam chịu số phận, một số là nòng cốt trong các phong trào đấu tranh.
*Ld3: Ng` ND ngày nay ( phải nói qua về giai đoạn chuyển biến Cách Mạng)
- Cuộc sống dần được cải thiện nhờ phương tiên KT, XH ổn định...
- Chịu tác động mạnh mẽ của Công Nghiệp hoá
Ng` nông dân chịu ảnh hưởng từ lối sống mới, tốt( tiến bộ, ko lạc hậu...), xấu ( tha hoá đạo đức, mất nét đẹp VH, môi trường nông thôn, một bộ phận muốn kiếm sống ở TP, để lại gánh nặng gia đình...)
- Nhiều năm gần đây, nhiều nông dân mới đã có thành tích trong công cuộc đổi mới, góp phần xây dựng hình ảnh đất nước, Tuy nhiên một số khác bảo thủ. không muốn thay đổi, còn nhiều hủ tục...
*Ld4: Ng` nông dân ngay` nay cần làm gì:
- Tiến bộ, sáng tạo, cải tiến, hội nhập....
-Bài trừ thói lạc hậu, tệ nạn XH
-Gìn giữ nét VH tốt đẹp.
- Nhà Nước, Chính phủ, Địa phương cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ... để GC NDân là một bộ phận ko thể thiếu giúp đất nc đi lên...
3, KB...
Trên đây là dàn ý chung chung thôi, còn các bạn có thể phát triển thêm các ý khác sáng tạo hơn để bàn luận, đưa thêm các dẫn chứng Văn học, Xh. Và mình thực sự thấy đề này ko khó, chỉ cần suy nghĩ, tìm tòi là được. Nhưng cũng cám ơn đề của bạn nghen! Good luck !
à mà nhân tiện bạn nào là fan của BOF hay anh Kim Bum thì lam` quen với mình nha!^^!Tho_ngocviendong.:)>-
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Nói về đề tài nông dân thì nhiều thật đấy
Nhưng mà mình nghĩ là bạn chỉ nên đưa ra những nét chính thuj. Ví dụ như là:công việc, sự vất vả của người nông dân, vai trò của người nông dân trong đất nước nông nghiệp, sự thay đổi của người nông dân khi đất nuớc chuyển sang thời kì công nghiệp hóa............
Chứ còn nếu viết quá nhiều thì bài văn dễ nhàm chán lem'
 
Top Bottom