[Văn 8] Nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao.

H

hoangcuoi1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích nghệ thuật dặc ta chan dung nhan vật cua Nam Cao?

Phân tích nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao qua đoạn trích sau: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đâu` lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

Chú ý tiêu đề. Viết có dấu nha em!
 
Last edited by a moderator:
H

hiennguyenthu082

"Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...

Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...

Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

(Nguồn Yahoo)
 
H

huy14112

đây là 1 đoạn trích trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. tác phẩm LH viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ. NC là nhà văn có nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật rất xuất sắc, ông có thể thâm nhập rất sâu vào mọi ngõ ngách tâm hồn con người để phát hiện và miêu tả những quá trình tâm lí phức tạp, tế nhị của họ.
nhờ vào biệt tài đó ông đã miêu tả 1 cách rất chi tiết và đặc sắc chân dung đau buồn của LH khi lão phải bán đi con chó yêu quý của mình. nỗi đau buồn của lão được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt già nua, nhăn nheo của lão."mặt lão......như con nít", cách miêu tả vô cùng đặc sắc, từng động thái, từng cử chỉ thể hiện trên mặt lão được tác giả miêu tả theo trình tự hợp lí làm cho ta cảm nhận được rõ nét và chính xác hơn tâm trạng của đau buồn của lão. tất cả những chi tiết được nói ở trên đều nhằm miêu tả cảnh lão khóc. NC tả lão khóc huhu như con nít, thật là một nhận xét đặc sắc và thú vị.

Nguồn : yahoo
 
H

huy14112

cách miêu tả nhân vật của Nam Cao độc đáo ở chỗ, lúc tác gải miêu tả rất lướt, rất nhanh, chỉ điểm vài chi tiết, lúc lại miêu tả rất kĩ từng hành động một. Vì thế, chúng ta cảm thấy tác pham của ông như một thước phim lúc quay nhanh lúc quay chậm. Và những phut quay chậm quả thực có ý nghĩa rất lớn.
Đoạn văn trên là đoạn miêu tả lão Hạc lúc thông báo cho ông giáo cái tin mình lừa bán con chó Vàng.
Tất cả các hành động của lão đều như có vẻ "cố gượng" vì lão cũng không còn đủ sức để khóc lóc.
- "Đột nhiên co rúm lại" là cái động thái "co rúm" kia chỉ chợt đến. Động thái ấy xuất hiện vì lão bắt đầu hối hận khi đứng trước ông giáo - một người có nhân cách. Lão nghĩ mình già đến từng này tuổi đầu còn đi lừa lọc mà lừa ai chứ, lùa một con chó. Lão hối hận.
- Hối hận rồi thương xót cho con chó Vàng. "Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra". Lão như không còn nước mắt, phai rnhọc nhằn lắm mới khóc được. Điều này thể hiện một cái gì đó rất thành thật ở lão Hạc. Nam Cao chú ý tới "những nếp nhăn" - biẻu hiện của cuộc đời đã qua của lão, đó là bao đắng cay, nhọc nhằn. Vậy phải chăng, mất Vàng là điều đau khổ nhất bây giờ của lão?
- thương xót rồi lão buồn rầu, ngẫm nghĩ về mình, về con Vàng. Lúc này mọi cảm xúc được xen hòa khó phân biệt: hối hận, xót thương, đau khổ..."Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít".
- Lão hu hu khóc. Tiếng khóc bật ra là lúc nỗi buồn của lão Hạc được giải tỏa và cũng được nâng lên ở một mức độ cao hơn.


Nguồn :yahoo.vn
 
Top Bottom