Văn [VĂN 8] Ngắm trăng

Nhung'xx TLP'xx

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
499
1,252
259
21
Nam Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi viết giúp mk đoạn văn viết về chủ đề vọng nguyệt. Cái mà trước khi đi phân tích bài thơ ''Ngắm trăng''- HCM ý. Giúp mk nha mà có liên hệ vs những bài thơ khác của các nhà thơ khác thì càng tốt. Hoặc thấy bài mẫu nào hay chỉ giùm mk nha! Thanks mn nhìu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
Nghĩa là phân tích bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) à?
 

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?
(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
 

Nhung'xx TLP'xx

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
499
1,252
259
21
Nam Định
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?
(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
cảm ơn nha nhưng bn còn đoạn nào hay hơn ko ko cần giới thiệu vào bài đâu chỉ cần đoạn viết về chủ đề đó thôi
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Có đề cập đến Bác không vậy bạn?
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Những bài đọc ở đây bạn hãy dựa vào và phát triển chất văn riêng của bạn, đừng máy móc và chép nguyên bạn nhé! Cùng cố gắng nào.
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Mình thấy bài này cũng khá được mà.
...
Trăng là một sự vật cũng như một đề tài phổ biến, nó đã được đưa vào văn thơ Việt Nam bằng nhiều góc nhìn của nhiều tác giả. Trăng, một sự vật dường như ta có thể quan sát dễ dàng vào mỗi buổi trời đêm vậy mà nó mang trong mình nhiều ý nghĩa và nhiều hàm ý ẩn chứa sau xa, điều mà chúng ta chưa khám phá hết. Mỗi hoàn cảnh khác nhau, những tác giả cảm nhận hình ảnh này một khác, đặc biệt rằng trăng đã được cảm nhận qua nhiều trái tim và sức liên tưởng vĩ đại. Nhưng sự thật rằng trăng là một người bạn tri kỷ của con người đã chiếm lĩnh được trái tim của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN- chủ tịch HCM. Trong một hoàn cảnh khó khăn và có lẽ bất lực với mọi thứ xung quanh như vậy, trăng vẫn luôn ở bên và chia sẻ nhiều tâm tư như một người bạn tri kỷ với Người, đó chính là một nguồn động viên hay một động lực tinh thần,...
 
  • Like
Reactions: Nhung'xx TLP'xx

Nhung'xx TLP'xx

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng hai 2017
499
1,252
259
21
Nam Định
Những bài đọc ở đây bạn hãy dựa vào và phát triển chất văn riêng của bạn, đừng máy móc và chép nguyên bạn nhé! Cùng cố gắng nào.

Mình thấy bài này cũng khá được mà.
...
Trăng là một sự vật cũng như một đề tài phổ biến, nó đã được đưa vào văn thơ Việt Nam bằng nhiều góc nhìn của nhiều tác giả. Trăng, một sự vật dường như ta có thể quan sát dễ dàng vào mỗi buổi trời đêm vậy mà nó mang trong mình nhiều ý nghĩa và nhiều hàm ý ẩn chứa sau xa, điều mà chúng ta chưa khám phá hết. Mỗi hoàn cảnh khác nhau, những tác giả cảm nhận hình ảnh này một khác, đặc biệt rằng trăng đã được cảm nhận qua nhiều trái tim và sức liên tưởng vĩ đại. Nhưng sự thật rằng trăng là một người bạn tri kỷ của con người đã chiếm lĩnh được trái tim của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN- chủ tịch HCM. Trong một hoàn cảnh khó khăn và có lẽ bất lực với mọi thứ xung quanh như vậy, trăng vẫn luôn ở bên và chia sẻ nhiều tâm tư như một người bạn tri kỷ với Người, đó chính là một nguồn động viên hay một động lực tinh thần,...
Chị có thể giới thiệu cho em một số bài thơ của các nhà thơ khác có thể liên hệ khi viết ko ạ?
 

Hà Lee

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười một 2015
89
34
41
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”

Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.

Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bản dịch thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.
Nguồn: google
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trăng là một sự vật cũng như một đề tài phổ biến, nó đã được đưa vào văn thơ Việt Nam bằng nhiều góc nhìn của nhiều tác giả. Trăng, một sự vật dường như ta có thể quan sát dễ dàng vào mỗi buổi trời đêm vậy mà nó mang trong mình nhiều ý nghĩa và nhiều hàm ý ẩn chứa sau xa, điều mà chúng ta chưa khám phá hết. Mỗi hoàn cảnh khác nhau, những tác giả cảm nhận hình ảnh này một khác, đặc biệt rằng trăng đã được cảm nhận qua nhiều trái tim và sức liên tưởng vĩ đại. Nhưng sự thật rằng trăng là một người bạn tri kỷ của con người đã chiếm lĩnh được trái tim của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN- chủ tịch HCM. Trong một hoàn cảnh khó khăn và có lẽ bất lực với mọi thứ xung quanh như vậy, trăng vẫn luôn ở bên và chia sẻ nhiều tâm tư như một người bạn tri kỷ với Người, đó chính là một nguồn động viên hay một động lực tinh thần,...
Đó chỉ là một phần dẫn dắt ở mở bài.
Mình có một lời khuyên cho bạn rằng, khi viết mở bài của bất cứ đề văn gì, khó hay dễ, khi mình không đọc đề bài mà mình đọc mở bài của bạn, mình biết bạn viết về vấn đề gì thì đó sẽ là một mở bài thành công. Khi giáo viên chấm văn, ngoài sự hay của lời văn thì đúng ý là một yếu tốt rất quan trọng. Vậy nên bạn phải luyện tập thật nhiều, bắt đầu từ sự bắt trước, lấy một ví dụ rằng: quá trình học nói của trẻ con chính là sự bắt trước từng câu từng chữ mà bố, mẹ, người thân của nói phát âm mà thành. Nhưng sự bắt trước không phải là sự bắt trước một cách máy móc mà bạn bắt trước những từ ngữ,tránh cho lời văn quá đơn điệu và tẻ nhạt; bạn bắt trước cách diễn đạt một cách thoát ý và logic; bắt trước những câu văn hay mà bạn chắt lọc được khi đọc một bài văn mẫu.
...
Nếu để nói về những bài thơ mang hình ảnh trăng để bạn áp dụng vào các ý phân tích bài thơ này thì bạn có thể dùng bài Cảnh Khuya trong chương trình NV lớp 8.
Có thể dùng kiểu như: Trăng của Bác trong bài thơ này thật đặc biệt bởi trong bài thơ " CK" đây cũng là một bài thơ của Bác có sử dụng hình ảnh trăng những hai hình ảnh trăng này không có sự giống nhau,.... ( mở rộng)
Thơ về trăng nhiều lắm bạn, tự tìm hiểu thì sẽ nhớ lâu hơn :v
 
Top Bottom