1.
Bài làm:
Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi là chúng ta lại nhớ đến “Bình Ngô đại cáo”-áng văn bất diệt của dân tộc Việt Nam. Đọc tác phẩm và đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta không chỉ bắt gặp những dòng thơ hào hùng của lịch sử dân tộc mà còn bắt gặp tình thương, tư tưởng nhân nghĩa của tác giả Nguyễn Trãi:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hai câu thơ mở đầu tác phẩm thể hiện một tư tưởng, quan điểm của tác giả. Vậy những tư tưởng đó là gì có ý nghĩa như thế nào mà lại trở thành quan điểm sống của tác giả? Nhân là sự tương thân, tương ái, sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Nghĩa là cái phải làm của con người, là hành động hợp với lẽ phải, hợp với đạo lý, theo đúng các chuẩn mực trong nghệ thuật “Đối nhân, xử thế”. Tóm lại, nhân nghĩa là là lòng thương người, là đạo lý, lời lẽ cần thực hiện trong quan hệ giữa người với người. Xưa, nhân nghĩa là khái niệm đạo đức của Nho giáo. Nền tảng của Nho giáo là Tam cương, Ngũ thường. Tam cương là ba mối quan hệ gốc trong xã hội phòng kiến: Quần thần( vua tôi), phụ tử(cha con), phu phụ(vợ chồng). Ngũ thưỡng là năm đức tính tốt đẹp của con người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong Đạo Nho, nhân nghĩa nói về đạo lý, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau.
Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng của người xưa nhưng có phần nào đó, lẽ sống của ông có sự cao đẹp, tiến bộ hơn. Chỉ vỏn vẹn trong hai câu thơ ngắn nhưng chứa đựng trong đó một ý nghĩa vô cùng to lớn, sâu sắc: Đấng trượng phu làm việc lớn phải biết thương người, lo yên dân, trừ bạo. Vì đau xót cho nhân dân trước cảnh lầm than mất nước mà Nguyễn Trãi đã hết lòng giúp đỡ, phò trợ lê lợi hoàn thành sự nghiệp đánh đưổi quân xâm lược. Đó chính là yên dân trừ bạo. Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực phù hợp với đạo lý của nhân dân Việt Nam. Nguyễn Trãi đã không chịu bó buộc lẽ sống của mình vào Nho giáo mà còn biết tiếp thu tư tưởng phù hợp với đạo lý. Con người quân tử ấy đã luôn luôn dặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu và ông đã hiểu rằng: cốt lõi dân tộc là ở dân, Sức mạnh dân tộc là ở dân...Ngoài ra, đó còn là sức mạnh vô biên để thắng hung tàn, cường bạo. Quan niệm đó vô cùng đẹp đẽ. Đối với những kẻ hung tàn ta đem đại nghĩa mà đối phó và lấy “Chí nhân” để dương đầu với cường bạo cá nhân. Dường như sự cao đẹp đó đã ăn sâu vào tim gan, xương máu của người con dân tộc để cả cuộc đời mình Nguyễn Trãi đã hi sinh tất cả vì dân, vì nước, trở thành vị quân sư tài ba bên cạnh Lý Thái Tổ mang lại chiến thắng vẻ vang trong từng cuộc chiến và cùng nhau “Kinh bang hoa quốc” đúng như lời Nguyễn Mộng Tuân từng ca ngợi.
Rõ ràng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát triển của Nho giáo. Đây là một quan điểm rất tiến bộ thể hiện tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi; đồng thời cũng là cơ sở, nền tảng cho bài cáo. Đó cũng là khất vọng ngàn đời của nhân dân Đại Việt. Do đó nó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học về sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nếu như trong “Nam quốc sơn hà” Lý thường Kiệt quan niệm nước Nam là của người người Nam thì trong đoạn trích “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ vá nhận thức được tầm quan trọng của dân. Vì vậy, nước Đại Việt không chỉ của riêng vua mà còn là của dân. Tư tưởng ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị nó đã được Đảng và nhà nước ta kế thừa và phát huy. Bác Hồ thường nói: Quân với dân như cá với nước. Thế đấy, thế hệ sau này đã lãnh đạo nhân dân, đoàn kết nhân dân, cùng nhau siết chặt vòng tay thân ái... để chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam mãi mãi là của dân, do dân và vì dân
Nói tóm lại tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tư tưởng, tâm trí của mỗi người dan Việt. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước tư tưởng nhân nghĩa là vô cùng cần thiết và quan trọng. Chính vì thế Nguyễn Trãi Sẽ mãi ngời sáng trong những trang sử vàng của dân tộc Việt với tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp ấy.
nguồn:iternet