L
longlttthcs
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
a) Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những phần chữ in nghiêng:
Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Gợi ý: Phần chữ in nghiêng là phần miêu tả và biểu cảm. Như vậy, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - “tôi” và người mẹ đã được kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b) Hãy liệt kê ra những hình ảnh miêu tả và những từ ngữ bộc lộ tình cảm trong đoạn văn trên và cho biết nếu lược đi các yếu tố này thì câu chuyện sẽ thế nào?
Gợi ý: Phần lớn các hình ảnh miêu tả đều thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi” - người con, là tả lại những trạng thái cảm xúc, tả lại tình cảm yêu thương trìu mến, xúc động của con và mẹ, cảm giác sung sướng của người con khi được ấp iu trong lòng mẹ. Có những phần chỉ thuần tuý bộc lộ tình cảm như: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?.
Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh “trong lòng mẹ”, tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.
c) Nếu lược đi những sự việc trong phần kể thì đoạn trích sẽ như thế nào?
Gợi ý: Người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.
d) Từ những điều đã phân tích ở trên, hãy tự rút ra nhận định về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2. Phân tích bố cục của bài văn sau, khái quát nội dung của từng phần:
MÓN QUÀ SINH NHẬT
Nhân kỉ niệm ngày sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ qúa. Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra, người vào, tiếng cười nói ríu ra ríu rít không ngớt. Hai chiếc bình cắm đầy hoa. Hoa hồng bạch, hoa hồng nhung, hoa cẩm chướng, hoa mặt trời, lại có những bông hoa cỏ nhỏ xíu màu tím nhạt mà tôi rất thích nữa. Các bạn tôi ngồi chật cả nhà, bao nhiêu ghế mượn thêm của cô Ba nhà bên cũng vẫn không đủ, có chỗ hai bạn phải ngồi chung một ghé, chật chội nhưng mà vui. Nhiều bạn còn mang cả quà đến tặng tôi nữa. Tôi nhận được nhiều thứ quá: nào là cặp tóc, nào sổ, nào khăn mùi soa,... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn.
Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến. Chẳng lẽ nó lại quên ngày vui của tôi? Không, con bé vốn chu đáo lắm kia mà! Bạn bè đã bắt đầu ra về lác đác, tôi cũng bồn chồn. Tôi không trách Trinh nữa mà bắt đầu lo. Hay là....Trinh đã gặp tai nạn gì giữa đường chăng?
Tôi đang đăm chiêu nghĩ ngợi, chợt Thanh reo lên:
- Kia rồi! Chị Trinh kia rồi!
Tôi quay phắt ra cửa, nhìn thấy Trinh đang tươi cười đi vào sân. Tôi chạy ào ra, xô đổ cả ghế. Thấy Trinh bình thường, tự nhiên tôi thất tủi thân và giận Trinh.
Tôi trách:
- Sao bây giờ mới đến? Tưởng quên người ta rồi? Ghét !
Trinh cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành. Nhìn nét cười ấy không thể nào mà giận cho được. Tôi phát vào lưng Trinh một phát rõ đau rồi hỏi:
- Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à?
Trinh vẫn cười không ra tiếng, lắc lắc đầu hất lọn tóc nặng ra sau, nói nhỏ như người có lỗi:
- Xe sáng nay anh Toàn đi sớm.
- Thế đi bộ xuống đây à?
Trinh không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu.
Tôi giận mình quá, thế mà cứ trách Trinh mãi. Đi bộ thảo nào bây giờ mới đến. Nhà Trinh mãi trên Quảng Bá, xuống đây cũng phải đến năm, sáu cây số, chứ có gần gì.
Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trinh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Tất cả đều sửng sốt reo lên. Cái Thanh vội cầm chiếc cốc đi múc nước. Mấy bạn khác cũng xúm lại trầm trồ nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi. Còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả tròn to, láng bóng. Lại những tiếng xuýt xoa bàn tán. Trinh cười quay sang tôi :
- Trang còn nhớ chùm ổi nay không ? Không à ? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi !
Tôi "à" lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng và sống mũi cay xộc. Tôi nhớ ra rồi. Lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa, tôi có lên nhà Trinh chơi.
Trinh dẫn tôi vào vườn, đến góc bờ ao, Trinh nói nhỏ, vẻ bí mật :
- Trang! Trang! Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Trinh lom khom, luồn qua những cành ổi la đà gần sát mặt đất, rẽ lối cho tôi luồn theo. Đến góc ao, Trinh vít một cành ổi xa nhất, thích thú chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt. Trinh thì thào :
- Cậu có thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn cành hoa ổi, Trinh nói tiếp:
- Tớ đang có một " âm mưu " này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
- Cái "âm mưu" Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
Cảm ơn Trinh quá. Món quà ngày sinh nhật Trinh mang đến cho mình mới quý giá làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay. Trinh đã săn sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó chỉ mới là những chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả. Trinh đã mong ngày, mong đêm, tìm mọi cách giữ chùm quả ấy lại nguyên vẹn để hôm nay có được chùm quả vàng tươi thơm mát này...
( Theo Trần Hoài Dương, Những ngôi sao trong mưa)
Gợi ý:
- Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật.
- Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.
- Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
2. Tìm hiểu câu chuyện theo gợi ý sau:
a) Truyện kể về việc gì?
b) Ai là người kể chuyện? (Xưng ở ngôi thứ mấy? Tên là gì?)
c) Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? (lúc nào? ở đâu? bối cảnh nào?)
d) Chuyện xảy ra với những ai? (Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?) Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
e) Diễn biến câu chuyện ra sao? (Mở đầu thế nào? Diễn biến ra sao? Đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở sự việc nào?) Tính bất ngờ của câu chuyện được tạo nên từ đâu?
g) Truyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm trong lời kể không? Miêu tả và biểu cảm ở những chỗ nào? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề truyện?
3. Nhận xét về thứ tự kể của văn bản Món quà sinh nhật.
Gợi ý: Câu chuyện về món quà sinh nhật được kể lồng vào câu chuyện sinh nhật như thế nào? Người kể chỉ kể chuyện hiện tại hay còn kể chuyện đã xảy ra trong quá khứ?
4. Dàn ý của một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Qua bài văn trên, hãy cho biết:
+ Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
+ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cần được thể hiện ra sao?
Gợi ý: Bài văn tự sự bố cục thành ba phần. Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện; có khi, kết cục của câu chuyện được kể ngay ở phần Mở bài, sau đó mới kể ngược lại diễn biến. Phần Thân bài có nhiệm vụ kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nào đó, có thể kể theo diễn biến trước - sau tự nhiên của các sự việc cũng có thể kể theo mạch hồi tưởng lại hoặc đan xen giữa thực tại và hồi tưởng; nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như: Chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Chuyện xảy ra với ai? Chuyện xảy ra như thế nào?… Yếu tố miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,… Yếu tố biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật. Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu kết cục của câu chuyện và suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.
Chú ý Tiêu đề
a) Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những phần chữ in nghiêng:
Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Gợi ý: Phần chữ in nghiêng là phần miêu tả và biểu cảm. Như vậy, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - “tôi” và người mẹ đã được kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.
b) Hãy liệt kê ra những hình ảnh miêu tả và những từ ngữ bộc lộ tình cảm trong đoạn văn trên và cho biết nếu lược đi các yếu tố này thì câu chuyện sẽ thế nào?
Gợi ý: Phần lớn các hình ảnh miêu tả đều thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi” - người con, là tả lại những trạng thái cảm xúc, tả lại tình cảm yêu thương trìu mến, xúc động của con và mẹ, cảm giác sung sướng của người con khi được ấp iu trong lòng mẹ. Có những phần chỉ thuần tuý bộc lộ tình cảm như: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?.
Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh “trong lòng mẹ”, tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.
c) Nếu lược đi những sự việc trong phần kể thì đoạn trích sẽ như thế nào?
Gợi ý: Người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.
d) Từ những điều đã phân tích ở trên, hãy tự rút ra nhận định về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2. Phân tích bố cục của bài văn sau, khái quát nội dung của từng phần:
MÓN QUÀ SINH NHẬT
Nhân kỉ niệm ngày sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ qúa. Suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra, người vào, tiếng cười nói ríu ra ríu rít không ngớt. Hai chiếc bình cắm đầy hoa. Hoa hồng bạch, hoa hồng nhung, hoa cẩm chướng, hoa mặt trời, lại có những bông hoa cỏ nhỏ xíu màu tím nhạt mà tôi rất thích nữa. Các bạn tôi ngồi chật cả nhà, bao nhiêu ghế mượn thêm của cô Ba nhà bên cũng vẫn không đủ, có chỗ hai bạn phải ngồi chung một ghé, chật chội nhưng mà vui. Nhiều bạn còn mang cả quà đến tặng tôi nữa. Tôi nhận được nhiều thứ quá: nào là cặp tóc, nào sổ, nào khăn mùi soa,... bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn.
Vui thì vui thật, nhưng tôi vẫn cứ bồn chồn không yên. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến. Chẳng lẽ nó lại quên ngày vui của tôi? Không, con bé vốn chu đáo lắm kia mà! Bạn bè đã bắt đầu ra về lác đác, tôi cũng bồn chồn. Tôi không trách Trinh nữa mà bắt đầu lo. Hay là....Trinh đã gặp tai nạn gì giữa đường chăng?
Tôi đang đăm chiêu nghĩ ngợi, chợt Thanh reo lên:
- Kia rồi! Chị Trinh kia rồi!
Tôi quay phắt ra cửa, nhìn thấy Trinh đang tươi cười đi vào sân. Tôi chạy ào ra, xô đổ cả ghế. Thấy Trinh bình thường, tự nhiên tôi thất tủi thân và giận Trinh.
Tôi trách:
- Sao bây giờ mới đến? Tưởng quên người ta rồi? Ghét !
Trinh cười lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng nghiêng trông thật hiền lành. Nhìn nét cười ấy không thể nào mà giận cho được. Tôi phát vào lưng Trinh một phát rõ đau rồi hỏi:
- Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à?
Trinh vẫn cười không ra tiếng, lắc lắc đầu hất lọn tóc nặng ra sau, nói nhỏ như người có lỗi:
- Xe sáng nay anh Toàn đi sớm.
- Thế đi bộ xuống đây à?
Trinh không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu.
Tôi giận mình quá, thế mà cứ trách Trinh mãi. Đi bộ thảo nào bây giờ mới đến. Nhà Trinh mãi trên Quảng Bá, xuống đây cũng phải đến năm, sáu cây số, chứ có gần gì.
Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trinh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Tất cả đều sửng sốt reo lên. Cái Thanh vội cầm chiếc cốc đi múc nước. Mấy bạn khác cũng xúm lại trầm trồ nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi. Còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả tròn to, láng bóng. Lại những tiếng xuýt xoa bàn tán. Trinh cười quay sang tôi :
- Trang còn nhớ chùm ổi nay không ? Không à ? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi !
Tôi "à" lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng và sống mũi cay xộc. Tôi nhớ ra rồi. Lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa, tôi có lên nhà Trinh chơi.
Trinh dẫn tôi vào vườn, đến góc bờ ao, Trinh nói nhỏ, vẻ bí mật :
- Trang! Trang! Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Trinh lom khom, luồn qua những cành ổi la đà gần sát mặt đất, rẽ lối cho tôi luồn theo. Đến góc ao, Trinh vít một cành ổi xa nhất, thích thú chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt. Trinh thì thào :
- Cậu có thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn cành hoa ổi, Trinh nói tiếp:
- Tớ đang có một " âm mưu " này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nói. Trinh bảo chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ. Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
- Cái "âm mưu" Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói.
Cảm ơn Trinh quá. Món quà ngày sinh nhật Trinh mang đến cho mình mới quý giá làm sao! Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay. Trinh đã săn sóc chùm ổi ấy, để mắt đến nó, từ khi nó chỉ mới là những chiếc nụ nhỏ xíu, rồi nở hoa, rồi kết quả. Trinh đã mong ngày, mong đêm, tìm mọi cách giữ chùm quả ấy lại nguyên vẹn để hôm nay có được chùm quả vàng tươi thơm mát này...
( Theo Trần Hoài Dương, Những ngôi sao trong mưa)
Gợi ý:
- Mở bài (từ đầu cho đến “bày la liệt trên bàn.”): cảnh buổi lễ sinh nhật.
- Thân bài (từ “Vui thì vui thật” cho đến “chỉ gật đầu không nói.”): món quà sinh nhật của Trinh tặng Trang.
- Kết bài (đoạn còn lại): cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
2. Tìm hiểu câu chuyện theo gợi ý sau:
a) Truyện kể về việc gì?
b) Ai là người kể chuyện? (Xưng ở ngôi thứ mấy? Tên là gì?)
c) Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? (lúc nào? ở đâu? bối cảnh nào?)
d) Chuyện xảy ra với những ai? (Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?) Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
e) Diễn biến câu chuyện ra sao? (Mở đầu thế nào? Diễn biến ra sao? Đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở sự việc nào?) Tính bất ngờ của câu chuyện được tạo nên từ đâu?
g) Truyện có sử dụng miêu tả và biểu cảm trong lời kể không? Miêu tả và biểu cảm ở những chỗ nào? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề truyện?
3. Nhận xét về thứ tự kể của văn bản Món quà sinh nhật.
Gợi ý: Câu chuyện về món quà sinh nhật được kể lồng vào câu chuyện sinh nhật như thế nào? Người kể chỉ kể chuyện hiện tại hay còn kể chuyện đã xảy ra trong quá khứ?
4. Dàn ý của một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Qua bài văn trên, hãy cho biết:
+ Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
+ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự cần được thể hiện ra sao?
Gợi ý: Bài văn tự sự bố cục thành ba phần. Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện; có khi, kết cục của câu chuyện được kể ngay ở phần Mở bài, sau đó mới kể ngược lại diễn biến. Phần Thân bài có nhiệm vụ kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nào đó, có thể kể theo diễn biến trước - sau tự nhiên của các sự việc cũng có thể kể theo mạch hồi tưởng lại hoặc đan xen giữa thực tại và hồi tưởng; nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như: Chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời điểm nào? Chuyện xảy ra với ai? Chuyện xảy ra như thế nào?… Yếu tố miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,… Yếu tố biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật. Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu kết cục của câu chuyện và suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.
Chú ý Tiêu đề
Last edited by a moderator: