Văn [văn 8] Lập dàn ý

tuhoangshanks

Banned
Banned
2 Tháng một 2016
78
33
129
Thanh Hóa
Top Eleven
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Cô Bé Ngốc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng chín 2015
575
830
179
19
Hưng Yên
Trường Trung học cơ sở Long Hưng
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Ngắm trăng
Nêu vấn đề nghị luận
Thân bài :
- Tình yêu trăng đến say mê, vượt lên mọi khó khăn , gian khổ của Bác Hồ:
+ Trong chốn lao tù lạnh lẽo, vẻ đẹp của ánh trăng thanh khiết khiến cho Bác rung động mãnh liệt. Giữa không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng, các bậc cao nhân thường dọn sẵn cho mình bàn tiệc hưởng trăng. Nhưng bàn tiệc hưởng trăng của Bác thật đặc biệt : không rượu, không hoa. Nhưng có hề chi, có đáng bận lòng lắm hay khi yếu tố vật chất dù không có nhưng điều quan trọng là trong chốn tù giam lạnh lẽo kia vẫn hiện hữu một con người yêu trăng đến tha thiết.
+ Trong cái khó khăn của cuộc sống tù ngục, Bác không cảm thấy cô đơn vì luôn có trăng bầu bạn. Trăng và Bác vượt qua mọi rào cản song sắt để cùng nhau đàm tâm, vậy nên trăng hiểu Người, Người cũng hiểu trăng. Qua đó ta thấy được sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù Hồ Chí Minh: vượt lên trên những gian khổ, không bận tâm đến xiềng xích muỗi rệp, Bác đã để tâm hồn bay bổng, đối diện với vầng trăng tri kỉ, tri âm. Mở đầu bài thơ, Bác là một người tù, nhưng kết thúc bài thơ, Bác đã trở thành một thi nhân tự do hòa mình với thiên nhiên.
Kết bài: Cảm nghĩ về vấn đề nghị luận
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Đề 2 : Cảm nhận về bài Đi đường
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát và hoàn cảnh ra đởi của bài ''Tẩu lộ''.

II. Thân bài:
- Vài nét khái quát về tác giả & bài thơ.
- Thể loại của bài thơ rồi làm theo như dàn ý dưới đay
1. Câu khai:
''TẨU LỘ TÀI TRI TẨU LỘ NAN''
- Điệp từ “tẩu lộ” dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn, cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
- Hai chữ “tẩu lộ” (đi đường) như những nốt nhấn đúng nhịp (nhịp 4/3) vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt của mình
(Có đi đường mới biết đường đi khó)
- Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực , một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”.
- Chữ “tri”: rút ra bài học cho chính mình: có đi đường mới biết việc đi đường là khó.
2. Câu thừa:
''TRÙNG SAN CHI NGOẠI HỰU TRÙNG SAN''
(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)
- Điệp từ “trùng san” cũng dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn , cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
- Chữ “hựu”:
+ Tạo cho người ta cảm giác chơi vơi như vừa leo hết dãy núi này lại phải leo dãy núi khác.
+ Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
3. Câu chuyển
''TRÙNG SAN ĐĂNG ĐÁO CAO PHONG HẬU''
(Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót)
- Đây là câu chuyển từ tả cảnh sang tả tình
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức, là đỉnh cao của sự khó khăn gian nguy.
- Điệp từ “trùng san” làm tiết tấu của bài thơ trở nên nhanh hơn.
=> Kết thúc sự đi đường khó khăn, đã tới đích
- Nêu lên niềm vui sướng của người tù cách mạng khi đã vượt qua hết khó khăn, đứng trên đỉnh núi cao ngắm nhìn thắng lợi của mình, niềm vui chiến thắng được bản thân.
- Đích đến của Bác là: Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cả của hạnh phục. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn
- Cụm từ “cố miện gian” đã từ lâu được dùng trong văn học cổ chỉ mối tình cố quốc, tha hương
Ý thơ diễn tả mối tình của Bác với quê hương đất nước vừa lưu luyến vừa nhớ thương
- Đây là một hình ảnh thực, kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ.
- Câu thơ còn như một lời thở phào nhẹ nhõm sau khi đi đường, niềm vui sướng của người chiến sĩ cách mạng khi chiến thắng được chính mình
4. Câu hợp
''Vạn lí dư đồ cố miện gian''
(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)
Nội dung Toàn bài: và nghệ thuật
- Cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ.
- Bằng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường, bài thơ đã gợi nên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ chiến thắng vẻ vang.
*Nghệ thuật
- Dùng những điệp từ “tẩu lộ”, “trùng san” để nhấn mạnh sự khó khăn gian nguy của việc đi đường.
- Nhấn mạnh sức mạnh của con người Bác trước thiên nhiên, gian khổ.
- Hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình nhưng thực ra trong cảnh có tình mà trong tình cũng có cảnh.
- Sự kết hợp hài hòa, luân chuyển,một nhịp điệu liên tục.

III. Kết bài :
- Nêu cảm nhận chung về thơ...
 
Top Bottom