Văn 8: Lập Dàn Ý

S

smile_a2

[Dàn ý] Nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.

I. MB:
-sống trên đời con người cần có lý tưởng, nếu không có lý tưởng sẽ không có động lực để vươn lên và thành công ....
-chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này.
II. TB
-trước hết cần fải hiểu rõ "lý tưởng" là gì? lý tưởng là phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống ...
-câu nói của Lev Tolstoi: "lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
-đưa ra dẫn chứng về sống có lý tưởng (Nguyễn Hữu Ân - công dân tiêu biểu của thành phố ...)
- Lập luận, dẫn chứng về các trường hợp sống buông thả, không có lý tưởng, ăn chơi sa đọa ...
- Câu nói của Vương Dương Minh: "người không chí như thuyền không lái, như ngựa không cương.
- Bác bỏ các lối sống sai lầm của một bộ phận thanh niên ngày nay vì sống như vậy là không có lý tưởng, không đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội...
- Câu thơ của Tố Hữu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
III. KB:
- Sống có lý tưởng là điều cần cần thiết đối với mỗi công dân
- Sống có lý tưởng đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh ...
.....

Nguồn: yahoo
 
P

phamducanhday

. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
. * Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
. 1. Giải thích.
. - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
. - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
. 2. Hiện trạng.
. a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
. + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
. b. Chứng minh:
. - Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
. - Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
. - Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
. - Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
. 3. Nguyên nhân
. - xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
. - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
. - do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
. - sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
. - Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
. - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
. 4. Hậu quả
. - Với nạn nhân:
. • Tổn thương về thể xác và tinh thần
. • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
. • Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
. - Người gây ra bạo lực:
. • Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” à mất dần nhân tính.
. • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
. • Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
. • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
. 5. Giải pháp.
. - Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
. • Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
. • Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên à ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
. • Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương à Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
. - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
. 6. Mở rộng: (phản đề)
. - “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
. -->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
. 7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
st
 
D

dragonsquaddd

nghị luận xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ… Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m⊃3;, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Đầu tiên, đó chính là s ự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!






Nguồn: Zing Blog
 
D

dragonsquaddd

I. MB:
-sống trên đời con người cần có lý tưởng, nếu không có lý tưởng sẽ không có động lực để vươn lên và thành công ....
-chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề này.
II. TB
-trước hết cần fải hiểu rõ "lý tưởng" là gì? lý tưởng là phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống ...
-câu nói của Lev Tolstoi: "lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
-đưa ra dẫn chứng về sống có lý tưởng (Nguyễn Hữu Ân - công dân tiêu biểu của thành phố ...)
- Lập luận, dẫn chứng về các trường hợp sống buông thả, không có lý tưởng, ăn chơi sa đọa ...
- Câu nói của Vương Dương Minh: "người không chí như thuyền không lái, như ngựa không cương.
- Bác bỏ các lối sống sai lầm của một bộ phận thanh niên ngày nay vì sống như vậy là không có lý tưởng, không đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội...
- Câu thơ của Tố Hữu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
III. KB:
- Sống có lý tưởng là điều cần cần thiết đối với mỗi công dân
- Sống có lý tưởng đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội, làm cho đất nước giàu mạnh ...
.....

Nguồn: yahoo


nghị luận xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ… Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m⊃3;, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Đầu tiên, đó chính là s ự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!






Nguồn: Zing Bl
 
T

tuvuthanhthuy

trả lời nek

MB: ( Giới thiệu dẫn vào đề ) Luận pháp học của Nguyễn Thiếp và mối tương quan học với hành ngày nay: điểm mới, tích cực? Điểm cần bổ sung
Nguyễn Thiếp là một nhà văn hóa, chính trị nổi tiếng dưới thời phong kiến. Ông từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Vua Quang Trung đã mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng, Nguyễn Thiếp đã ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước. Ông đã trình lên Vua Quang Trung bản tấu về : Quân đức, Dân tâm và Học pháp. Đặc biệt trong Luận pháp học, ông đã đề cao việc “học đi đôi với hành” và ‘theo điều học mà làm”. Ta hãy cùng tìm hiểu xem những điểm mới, tích cực và những điểm cần bổ sung trong bài tấu nầy so với hiện nay.
• TB: (Tóm tắt các phương pháp học tập của Nguyễn Thiếp, nêu nhận xét)
1. Học để làm người:
- Học để biết rõ đạo – tức là “lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”
- [ Tư liệu: -> Học ăn, học nói, học gói, học mở ( tục ngữ).
-> Kim vàng ai nỡ uốn câu, / Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời (ca dao) ]
2. Phê phán những lệch lạc; bàn luận những đổi mới:
- Học chuộng hình thức ( không hiểu nội dung)
- Học cầu danh lợi ( làm quan, thăng chức, học để có chức có quyền ngày nay)
- Việc học cần phải được phổ biến rộng khắp ( xã hội hóa giáo dục ); mọi nơi, mọi người ( dân chủ, công bằng – không phải chỉ có con quan, con nhà giàu mới được đi học)
- Học từ thấp đến cao, biết tóm lược những điều cơ bản ( học, hiểu để có thể tóm tắt hay đào sâu vấn đề)
- Học phải kết hợp với thực hành ( biết sử dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống)
Học là tiếp thu mọi thông tin về thế giới xung quanh trên mọi mặt. học giúp con người mở mang, biết suy nghĩ, cập nhật thông tin, tình hình. Học là khám phá những vần đề mới mẻ: học từ sách vở, báo chí, thầy cô, bạn bè, học qua ti vi, đài, mạng vi tính …
Học chỉ dừng lại ở việc thu nhận rồi để đấy, còn hành nghĩa là thực hành, là sử dụng vốn tri thức của mình vào cuộc sống. Nếu chỉ biết tiếp thu một cách bị động, không biết áp dụng, thì kiến thức thu lượm được chỉ là một mớ lí thuyết suông, thiếu đi sự kiểm chứng lý thuyết vào cuộc sống.
Chỉ khi “hành”, người học mới hiểu tường tận gốc rễ của công việc, đồng thời thấy chỗ chưa hợp lí của lí thuyết để điều chỉnh.
Nếu chỉ hành mà không có lý thuyết, không có lý luận, kinh nghiệm thì cầm bằng phá hỏng luôn công việc cho rồi. Làm thế nào khi chưa biết rõ đường đi, không biết mình đang làm gì!
Học và hành luôn gắn chặt vào nhau, hỗ trợ cho nhau. “Theo điều học mà làm” chính là xoay quanh việc học và áp dụng.
Không học vẹt, lý thuyết suông mà phải kết hợp với thực hành. Cuộc sống càng sôi động, nhộn nhịp, ta càng phải học để theo cho kịp sự phát triển của xã hội. do đó, “học đi đôi với hành” của Nguyễn Thiếp càng có ý nghĩa. Nó nhắc nhở ta cách học, phương pháp học để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
3. Suy nghĩ của em về mối quan hệ học và hành:
- Thứ nhất , tác giả Nguyễn Thiếp đã giúp ta nhận thức được những thực tế đáng buồn ở xã hội đương thời. Theo đó, mục đích của người đi học đã sai mà cách đáng giá của xã hội lúc bấy giờ về người đỗ đạt cũng sai ở cả đạo đức lẫn tài năng. Vì mục đíc sai nên cách học cũng sai: người đi học không nắm tri thức, đạo lí của thánh hiền mà chỉ biết sao chép sao cho đúng từng chữ, thi sao cho đỗ mà thôi. Thử hỏi, những người đỗ đạt bằng cách học ấy, rồi trở thành trụ cột trong bộ máy điều hành nhà nước thì nguy cơ tới đâu?
- Thứ hai , tác giả khuyên nên mở thêm nhiều trường lớp ở khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học. Đó chính là cách nâng cao dân trí, lựa chọn được nhân tài cho đất nước.
- Thứ ba , học rộng, học nhiều nhưng phải biết chủ động: học cái gì nắm chắc cái ấy. Phải biết tinh lọc, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, trí tuệ của riêng mình. Ở đây, tóm tắt không có nghĩa là rút ngắn mà chính là sự lựa chọn, ấy là thực học: học để làm. Đây mới là cái đích cuối cùng của sự học.
• KB: ( Nhận xét về Luận pháp học của Nguyễn thiếp và những điều cần bổ sung: học đi đôi với hành hiện nay.)
Nguyễn Thiếp có tầm nhìn xa rộng, có chiều sâu về một chiến lược lâu dài. Rất tiếc, triều đại của Vua Quang Trung chẳng được bao lâu. Nhưng dù sao, quan điểm của Nguyễn Thiếp vẫn là những viên gạch vững chắc đầu tiên trong nền tảng lí luận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam .
chúc bạn thàk công
Nguồn:yahoo
 
H

ha_tp

đề 2

vấn đề xã hội: lối ăn mặc của thế hệ trẻ
trong thời buổi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước con người và đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngày càng chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của bản thân nhất là về những bộ trang phục.đành rằng đó là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có lối ăn mặc lệch lạc,phản cảm không phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội.
bắt đầu từ những năm gần đây,khi xã hội trở nên hiện đại , cách ăn mặc của giới trẻ cũng dần trở nên hiện đại với vô vàn kiểu dáng vô vàn cách ăn mặc, trong đó có những kiểu dáng,cách ăn mặc lại đi sai với phong cách của thanh, thiếu niên việt nam.ngày nay khi ra đường chúng ta có thể bắt gặp những teen ăn mặc phản cảm. đối với cấc girl sành điệu họ diện trên mình những bộ đồ mát mắt với những chiếc quần sooc hay váy chỉ dài tầm 20cm tức là khoảng 1 gang tay, những chiếu áo trong suốt hở hang, không thủng chỗ nọ cũng khoét chỗ kia mà hầu như tất cả chỉ ngắn đến ngang rốn. teen nào không thích quyến rũ kiểu hở hang thì họ lại tìm chi mình những chiếc áo phông in hình ghê rợn với dòng chữ tiêng anh thô tục. vậy còn đâu là vẻ đẹp teen với những chiếc áo dài thướt tha mà bạn bè thế giới nhắc đến mỗi khi nhớ về con gái việt nam.
còn với các teen nam ,các bạn cũng chọn cách ăn mặc vô cùng kì quái khi ra đường.câc bạn sẵn sàng không mặc áo cả người chỉ có một chiếc quần cộc trông chẳng khác gì bộ xương biết nói biết đi . một số khác các bạn chọn những chiếc quần jean bó xát rách nham nhở, những chiếc áo phông kì quái in hình đầu lâu. máu me khiến khi nhìn vào ai cũng phải lên tiếng phản đối.
và dù là boy hay girl thì khi được hỏi về cách ăn mặc họ có cùng một câu trả lời rằng"phải ăn mặc như vậy moới là trẻ trung, năng động.cách ăn mặc như trước đã k còn phù hợp với đời sống xã hội nhộn nhịp ngày nay, đã là lạc hậu"những ý kiến này hoàn toàn à sai, cho dù là năng động như vẫn phải cho đúng thuần phong mĩ tục từ bao đời vẫn phải đem nét đẹp của teen việt trong mắt thế giới
nhưng không phải ai cũng ăn mặc như vậy,trong xã hội vẫn còn những bạn ăn mặc rất tinh tế, thanh lịch đáng để nêu gương , để học tập.
chúng ta hoàn toàn cá thẻ ăn mặc theo phong cách của mình nhưng hãy nhớ, chúng ta là tưoơng lai của đất nước hãy ăn maặc theo đúng vai trò của mình.



mình viết không được hay , có gì góp ý cho mình nhé!!!!!
 
Top Bottom