[Văn 8] Lập dàn bài và viết thành bài văn

D

dominated

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Em hiểu như thế nào về câu : "Công cha,nghĩa Mẹ,Ơn Thầy".
Đề 2 : Một số bạn trọng lớp có những biểu hiện không chăm chỉ học tập, em hãy viết mtộ bài văn để giúp các bạn nhận ra điểu không đúng ấy.


\bigcap_{}^{}
Mọi Người Giúp Mình Nha 1 Ngày Nữa Thi Rùi


Cỡ chữ <5 bạn nhé. Chúc bạn học tốt. ^^
 
Last edited by a moderator:
N

natsume1998

đề 1[/COLOR]
Trong bản sắc văn hóa của dân tộc ta, có biết bao những nét đẹp truyền thống mà chỉ có thời gian mới làm sáng lên giá trị nhân văn của tinh hoa văn hóa được chắt lọc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Theo lời dạy của ông cha ta "Ôn cố tri tân" tức là ôn xưa để hiểu nay. Nhân dịp đầu năm xin có vài dòng suy ngẫm về một đạo lý của tổ tiên ta "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy".

Cụm từ thật đơn giản, nhưng càng đọc, càng tỉnh tâm suy ngẫm, ta càng cảm nhận được một ý nghĩa sâu xa về một đạo đức làm người được đúc kết từ xa xưa tổ tiên mình. Có thể thấy cụm từ "Công cha", "Ơn thầy" tựa hai đầu của chiếc đòn gánh cho mỗi đời người. Điểm trung gian của chiếc đòn gánh ấy chính là cụm từ "Nghĩa mẹ".

Trước hết, con phải "biết ơn cha", vì có công cha lao khổ nuôi dạy mới nên người. Đồng thời con phải ghi nhớ "nghĩa mẹ", vì nhờ có mẹ thường xuyên đùm bọc, chăm bẳm, thương yêu mới trưởng thành. Nhưng con người chỉ có sự tự tin vào cuộc đời, vào con đường thành công của sự nghiệp khi có sự dạy bảo của người thầy giáo, vì trong các quan hệ xã hội thì người thầy giáo là người giúp cho ta có được vốn tri thức toàn diện để làm người. Người xưa đã dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế - "Nhân bất học bất tri lý". Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:

Chiều chiều ra đứng hiên sau
Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nói về công ơn cha mẹ, ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.

Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người. Nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy bảo của người thầy giáo - "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".

Từ "thầy giáo" ở đây theo quan niệm của thuở xa xưa không những là người thầy trên trường lớp, mà còn là những người cao tuổi đứng ở ngôi trưởng lão, những người già, những thợ cả dẫn dắt cộng đồng bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, hiểu được những hiện tượng thiên nhiên thay đổi v.v...

Sự truyền đạt kinh nghiệm thông qua nhiều con đường: Do mỗi người tự chắt lọc trong cuộc sống, do được người đời chỉ dẫn hoặc được học qua trường lớp. Những người muốn thành đạt trong cuộc sống, nhất thiết phải trải qua quá trình "tầm sư học đạo". Hoàng đế Quang Trung khi đã lên ngôi mà vẫn một tuần dành ra một buổi để nghe một viên quan giỏi sử sách phụ đạo về lịch sử nước Tàu và lịch sử nước Việt, đặc biệt vị Hoàng đế áo vải này rất biết trọng dụng người tài. Trong lần kéo đại binh ra Bắc dẹp giặc, vua đã ghé vào vấn an bậc đại trí sĩ Nguyễn Thiếp, mặc dù ông này không mấy mặn mà với triều đại Tây Sơn. Ở Việt Nam, có không ít những tấm gương biết trọng đạo lý "Kính thầy". Chu Văn An - người thầy giàu trí tuệ và lòng nhân ái được cả nước tôn vinh, khi qua đời được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Thời gian trôi qua nhanh, cha mẹ nuôi con không quản nhọc nhằn, thầy giáo dạy bảo học trò không quản khó khăn. Thầy giáo là người cha, là người mẹ thứ hai có công khai trí cho lớp lớp người kế tiếp nhau. Mỗi dịp xuân về, dân gian ta có tục lệ ơn thầy, ơn cha mẹ:

"Mồng một tết cha
Mồng ba tết thầy".

Tết thầy không cầu kỳ, rất đơn giản - chỉ đôi bánh chưng xanh, tượng trưng cho trời đất và sự sống; với trầu tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp đầu năm chúc thầy trường thọ dạy bảo nên người. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng khi trở thành người hữu ích hoặc may mắn đều cảm nhận được đạo lý "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình.
-------------Nho thanks nha-----------
 
Last edited by a moderator:
N

natsume1998

Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nếu tuc ngữ là những câu nói ngắn gọn thiên về đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế thì ca dao lại mượt mà luyến láy trong những vần điệu bổng trầm đi vào hồn người với những bài hoc giáo dục về đạo lý, về nhân cách sống ở đời. Một trong những bài học đầu tiên của con người chính là bài học về đạo hiếu.
Công Cha thì to lớn, vĩ đại và hùng vĩ như ngọn núi Thái Sơn và Nghĩa Mẹ thoạt nhìn thì nhỏ bé và dịu dàng như giòng suối trong nguồn, nhưng giòng suối đó vẫn róc rách chẩy ngày đêm qua bao nhiêu là năm tháng thì sẽ thành giòng sông, thành biển cả bao la, và đó chính là tình của Mẹ vẫn êm đềm yêu thương và chăm sóc con cái từ lúc con sinh ra đời hàng ngày và hàng đêm cho đến khi trưởng thành.
Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả vô danh diễn tả bằng hai hình ảnh của thiên nhiên – “ núi Thái Sơn” và “ nước trong nguồn”.
Người xưa mượn núi Thái Sơn để nói đến công lao của người cha, mượn hình ảnh nước trong nguồn để diễn đạt tình cảm vô cùng vô tận của người mẹ. Ca ngơi công lao to lớn biển trời của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con. “ Đạo làm con” phải biết “ thờ mẹ kính cha”, phải làm tròn chữ hiếu. Đó là lẽ phải ở đời, là giềng mối luân lí của xã hoi mà con người phải tuân theo từ bao đời nay.
Tại sao con người cần phải giữ gìn chữ hiếu? Quy luật của cuộc sống là không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không thể có chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ thật không có gì sánh được. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta bao năm tháng, để từ một đứa trẻ sơ sinh, ta trở thành một người có hiểu biết có kiến thức trong xã hội. Cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, quần áo , tiện nghi ta có… tất cả đều do công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Chưa kể đến khi ta khôn lớn, đến tuổi đi học, cha mẹ lại cat công đưa đón, kèm cặp dạy dỗ từng con chữ, lời văn. Làm sao ta có thể quên được những tháng ngày lớn lên trong sự vỗ về yêu thương chăm sóc của cha và mẹ.
Để đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ cho tròn chữ hiếu. Đó chính là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.
Câu ca dao có một giá trị đạo đức to lớn, là bài học giáo dục về nhân cách. Bài học về chữ hiếu là bài học làm người đầu tiên, là lẽ sống tâm hồn của con người, là cơ sở đạo lý của xã hội. Chính vì vậy, trải qua bao năm tháng nó vẫn không hề phai mờ.
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao thể hiện qua những hình tượng so sánh gần gũi và súc tích, đi vào lòng người một cách tự nhiên. Hiểu được giá trị của câu ca dao, chúng ta càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng cha mẹ.

----------Nhớ thanks nha----------
 
U

uocmovahoaibao

tham khảo nhé!

Đề 2:
Bố cuc:
MB: Nêu lên được vấn đề chăm chỉ là yếu tố cần thiết để thành công trong học tập
TB:
- chăm chỉ là gì:là một đức tính tốt đẹp của những người hiếu học, muốn phấn đấu vươn lên để đạt được mục tiêu của mình.
- thực tạng vấn đề chăm chỉ của các bậc hiền triết ngày xưa. lấy dẫn chứng Mạc Đĩnh Chi,....
- thực trạng vấn đề chăm chỉ trong thời đại này được các bạn trẻ thực hiện như thế nào...lấy dẫn chưng người chăm chỉ và người không chăm chỉ xung quanh bạn.
-Nghuên nhân tại vì sao một số học sinh ngày nay thiếu chăm chỉ trong học tập.
Hậu quả của việc không chăm chỉ trong học tập.dẫn chứng quanh bạn.
-biện pháp giải quyết vấn đề này và ý nghĩa của việc chăm chỉ trong học tập,
- liên hệ bản thân:bạn đã thực sự chăm chỉ trong học tập chưa và nó đã đưa lại cho bạn kết quả gì
KB
chăm chỉ học tập là một đức tính không thể thiếu trong học tập. .

Bài văn:
Trong lớp ta, từ đầu năm nay đã xảy ra một số tình trạng các bạn ham chơi, lười học nên kết quả học tập học kì một không được tốt. Do hỏng một khoản kiến thức khá lớn nên hầu như các bạn hụt hẫng, mất đi niềm tin không cố gắng được trong những học kì còn lại và những năm học sau này.
Các bạn hãy nhgĩ đến tương lai khoa học sau này, một tương lai công nghệ hoá hiện đại hoá, tất cả mọi thứ đều có sự tiến bộ vượt bậc. Liệu không có kiến thức trong đầu bạn có làm được chuyện gì ra hồn trong tương lai mình không ?Bạn theo đuổ kịp sự hiện đại đó không? Các bạn muốn bây giờ mình vui chơi thoải mái, thả mình với thời gian, hay muốn sau này mình sẽ làm được một điều gì đó cho nhân loại, bạn sẽ hết sức vinh dư, đi đâu cũng được mọi người khen ngợi, ca tụng, tiếng thơm còn lưu lại lịch sử khoa học muôn đời. Nếu bây giờ, bạn học hành không đàng hoàng, không cố gắng, lơ là, chễnh mảng, tương lai bạn sẽ ra sao? Mọi người chê cười, xỉ nhục bạn, vì bạn quá quê mùa so với thời đại, bạn quá ngu ***, bạn đi đâu người ta cũng sẽ chẳng buồn để ý đến sự có mặt của bạn, thậm chí chê bai, có thể đuổi bạn đi nữa, bạn chịu nổi một ngày mai như thế không? Bạn chọn một tương lai thế nào?
Chắc hẳn, bạn sẽ chọn tương lai tốt đẹp kia và bạn không hề muốn tương lai còn lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nếu bạn muốn thế thì tại sao bạn không học?
Đó chỉ là chuyện tương lai, còn hiện tại, kết quả học tập của các bạn không tốt, làm gia đình, thầy cô buồn phiền.Chắc hẳn, không có ai muốn ngườithân mình, học trò mình có kết quả học tập không tốt. Các bạn có thể vừa học vừa chơi nhưng làm sao bạn “nghiện” học chứ đừng nghiện game. Một khi bạn đã hiểu nghĩa thực sự của từ “học”, lúc đó bạn sẽ say mê học, không ngừng học, học lúc đó đối với bạn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống, một ngày không học đối với bạn chẳng còn ý nghĩa gì. Đó là sự “nghiện tốt đẹp”. Và khi bạn lớn lên với biết bao kiến thức đã trao dồi từ bây giờ, bạn sẽ làm được gì nào? Một nhà bác học, sử học uyên bác, nhà chiêm tinh học tài ba,nhà khoa học, vật lí học vĩ đại của nhân loại hay bác sĩ, nhạc sĩ , nhà văn,... biết bao công việc tốt đang chờ bạn trong tương lai.
Như BÁc hồ đã từng nói ;”trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vậy từ hôm nay, bạn hãy học, học vì xã hội, đất nước Việt Nam, vì tương lai của chính mình các bạn nhé! ^^
 
U

uocmovahoaibao

Thuở ấu thơ, ai trong chúng ta chẳng từng được nghe mẹ ru :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Và rồi lời ru ấy, cái đạo hiếu cao cả thiêng liêng ấy luôn nhắc nhở ta, theo ta đi suốt cuộc đời.
Sinh thành dưỡng dục, đó là công lao to lớn là ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ được người xưa ví như núi Thái Sơn hùng vĩ, cao ngất; như nước trong nguồn chảy ra không bao giờ cạn. Vì ơn nghĩa ấy, người xưa nhắc nhở ta về ta về bổn phận làm con : phải hiếu kính với cha mẹ.
Thật vậy, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ơn cha nghĩa mẹ đã sâu năng biết bao :
Ơn cha nặng lắm ai ơn
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Cha mẹ cho con hình hài,. Con được cất tiếng khóc chào thế gian, được biết thế nào là ánh sáng, sự nồng ấm của tình mẹ cha. Và sự xuất hiện của con trên cõi nhân gia cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất đời mẹ :
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe
Nhưng theo đó là những tháng năm dài khó nhọc vất vả, mẹ chăm sóc con lớn khôn. Để có miếng cơm manh áo cho con, cha mẹ đâu quản một nắng hai sương: :
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà
Khuya sớm lặn lội vất vả từ đồng sâu đến đồng cạn, từ ruộng trong ra ruộng ngoài chỉ để có cái ăn cái mặc cho con
Ngày đã vậy, còn đêm về thì sao ? Mẹ vẫn dành trọn tình yêu của mình cho con :
Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh chày, mẹ thức đủ vừa năm
Ai có thể hiểu được nỗi lòng lo lắng của mẹ. Và có người con nào đếm được những đêm dài mẹ thức vì con ? Trong những đêm trường thanh vắng ấy, mẹ nghĩ gì ? Có thể mẹ nghĩ về đời của mẹ, đời con. Mong con mẹ mau khôn lớn lên người.
Lớn thêm một chút, con được học hành. Nỗi lòng cha mẹ lại theo bước chân con đến trường :
Con tài lo láo lo kiêu
Con ngu thì lại lo sao kịp người
Khi con đã có cuộc sống riêng, cha mẹ nào đã hết lo :
Thương con khó nói lên lời
Mong con chẳng khổ như đời mẹ đây
Suốt đời cha mẹ lo toan vì con..Nhọc nhằn đói khổ, cha mẹ đâu quản ngại. Nhgĩa tình ầy rộng lớn ấy có người con nào hiểu hết :
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Vâng !Công cha nghĩa mẹ “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”, con sao có thể hiểu hết. Nhưng lớn lên theo năm tháng của cuộc đời, con cũng phần nào hiểu được tâm lòng mênh mông trời biển ấy :
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
Không có tình thương con vô bờ bến, mẹ đâu có thể kiên trì tỉ mỉ đến như vậy. Và con cũng chợt nhận ra rằng :Chính những năm tháng vất vả vì con đã vắt kiệt sức lực của cha mẹ :
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương gió hóa ra bạc đầu
“Nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ hi sinh vì con đâu đòi hỏi sự đền đáp. Nhưng bổn phận làm con phải biết chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu ốm đau :
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Công cha nghĩa me, kể sao cho hết, đạo làm con báo hiếu mấy cho vừa.. “Một lòng thờ mẹ kính cha”, lời dạy của người xưa đến nay vẫn mang hơi thở của cuộc sống, nóng hổi tính thời sự. Bởi, bên cạnh những người con có hiếu, biết báo đáp ân tình của cha mẹ thì cũng có không ít những đứa con đốn mạt vì thú vui, vì tiền tài vật chất mà ngược đãi cha mẹ . Xã hội càng văn minh, nếp sống văn hóa và đạo đức càng được coi trọng.. Hiếu nghĩa với cha mẹ là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người . Chữ hiếu ngày nay không đơn thuần là sự biết ơn và báo đáp mẹ cha, mà còn là biết ơn nhân dân, biết vì quyền lợi của cộng đông, của dân tộc.
Với học sinh chúng ta thì sao ?
Cơm cha, áo mẹ, chữ thày
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Phải chăng đó là cách báo hiếu tốt nhất đối với cha mẹ thày cô và xã hội !
 
M

minh_minh1996

đề 1[/COLOR]
Trong bản sắc văn hóa của dân tộc ta, có biết bao những nét đẹp truyền thống mà chỉ có thời gian mới làm sáng lên giá trị nhân văn của tinh hoa văn hóa được chắt lọc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Theo lời dạy của ông cha ta "Ôn cố tri tân" tức là ôn xưa để hiểu nay. Nhân dịp đầu năm xin có vài dòng suy ngẫm về một đạo lý của tổ tiên ta "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy".

Cụm từ thật đơn giản, nhưng càng đọc, càng tỉnh tâm suy ngẫm, ta càng cảm nhận được một ý nghĩa sâu xa về một đạo đức làm người được đúc kết từ xa xưa tổ tiên mình. Có thể thấy cụm từ "Công cha", "Ơn thầy" tựa hai đầu của chiếc đòn gánh cho mỗi đời người. Điểm trung gian của chiếc đòn gánh ấy chính là cụm từ "Nghĩa mẹ".

Trước hết, con phải "biết ơn cha", vì có công cha lao khổ nuôi dạy mới nên người. Đồng thời con phải ghi nhớ "nghĩa mẹ", vì nhờ có mẹ thường xuyên đùm bọc, chăm bẳm, thương yêu mới trưởng thành. Nhưng con người chỉ có sự tự tin vào cuộc đời, vào con đường thành công của sự nghiệp khi có sự dạy bảo của người thầy giáo, vì trong các quan hệ xã hội thì người thầy giáo là người giúp cho ta có được vốn tri thức toàn diện để làm người. Người xưa đã dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế - "Nhân bất học bất tri lý". Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:

Chiều chiều ra đứng hiên sau
Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nói về công ơn cha mẹ, ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.

Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người. Nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy bảo của người thầy giáo - "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".

Từ "thầy giáo" ở đây theo quan niệm của thuở xa xưa không những là người thầy trên trường lớp, mà còn là những người cao tuổi đứng ở ngôi trưởng lão, những người già, những thợ cả dẫn dắt cộng đồng bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, hiểu được những hiện tượng thiên nhiên thay đổi v.v...

Sự truyền đạt kinh nghiệm thông qua nhiều con đường: Do mỗi người tự chắt lọc trong cuộc sống, do được người đời chỉ dẫn hoặc được học qua trường lớp. Những người muốn thành đạt trong cuộc sống, nhất thiết phải trải qua quá trình "tầm sư học đạo". Hoàng đế Quang Trung khi đã lên ngôi mà vẫn một tuần dành ra một buổi để nghe một viên quan giỏi sử sách phụ đạo về lịch sử nước Tàu và lịch sử nước Việt, đặc biệt vị Hoàng đế áo vải này rất biết trọng dụng người tài. Trong lần kéo đại binh ra Bắc dẹp giặc, vua đã ghé vào vấn an bậc đại trí sĩ Nguyễn Thiếp, mặc dù ông này không mấy mặn mà với triều đại Tây Sơn. Ở Việt Nam, có không ít những tấm gương biết trọng đạo lý "Kính thầy". Chu Văn An - người thầy giàu trí tuệ và lòng nhân ái được cả nước tôn vinh, khi qua đời được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Thời gian trôi qua nhanh, cha mẹ nuôi con không quản nhọc nhằn, thầy giáo dạy bảo học trò không quản khó khăn. Thầy giáo là người cha, là người mẹ thứ hai có công khai trí cho lớp lớp người kế tiếp nhau. Mỗi dịp xuân về, dân gian ta có tục lệ ơn thầy, ơn cha mẹ:

"Mồng một tết cha
Mồng ba tết thầy".

Tết thầy không cầu kỳ, rất đơn giản - chỉ đôi bánh chưng xanh, tượng trưng cho trời đất và sự sống; với trầu tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp đầu năm chúc thầy trường thọ dạy bảo nên người. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng khi trở thành người hữu ích hoặc may mắn đều cảm nhận được đạo lý "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình.
-------------Nho thanks nha-----------

Bạn chú ý !
Nếu không phải bài viết của mình thì cần gh nguồn ra nhe bạn !
 
Top Bottom