Văn [VĂN 8] Làm văn

Tuan Nguyen Thanh

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
211
38
111
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước
2) Câu nói của M. Go rơ ki :" hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống " gợi cho em những suy nghĩ gì?
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Chữ xấu thông cảm nhé bạn.

Đấy nhé bạn. Bài hsg nên yên tâm
 

Attachments

  • 1488968101612-1962118207.jpg
    1488968101612-1962118207.jpg
    1.9 MB · Đọc: 170
  • 14889681650971940385101.jpg
    14889681650971940385101.jpg
    2 MB · Đọc: 281
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Tuan Nguyen Thanh

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
ĐỀ 1

1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".


Bài mẫu
Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại . Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hướng quyết định đến vận mệnh đất nước . Đọc lại áng văn “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “ Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ . Qua đó , chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc .

“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử . Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông . Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim ý chí của một anh hùng dân tộc


ĐỀ 2

1/ Mở Bài :
-Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
-Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
-Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
-Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
2/Thân Bài:
-Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không ?....
-Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
-Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
-Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
-Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
-Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....
-Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
-Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
-Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
-Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
(xuống hàng)
-Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
-Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
-Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
-Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
-Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
-Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
-Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do.
3/Kết Bài:
-Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
-Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm.Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
-Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.



Bài mẫu1:


Gorki là một nhà văn lớn.Tác phẩm của ông được bạn đọc khắp nơi trên toàn thế giới thưởng thức một cách say mê. Nhưng để có được thành công như thế, nhà văn vĩ
đại người Nga đã phải bỏ ra cả cuộc đời mình để đọc và đọc miệt mài. Cuộc đời
Gorki là một tấm gương lớn về khát khao tự học. Nhà văn đã đúc kết kinh nghiệm
cả một đời đọc sách của mình để khuyên nhủ chúng ta: "Hãy yêu sách, nó là
nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Trong cuộc sống nhộn nhịp hôm nay, có ko biết bao nhiêu điều hấp dẫn cuốn hút
và say mê tuổi trẻ. Nhiều bạn trong số chúng ta coi chuyện đọc sách là một đam
mê xưa cũ lắm rồi. Các bạn cứ thế dán mắt hàng giờ trên máy tính. Dẫu biết rằng
máy tính là một phương tiện truyền thông hiện đại hữu ích và vô cùng thuận lợi.
Thế nhưng thử hỏi có được bao nhiêu người trong số chúng ta ý thức được rằng
việc máy tính để sử dụng cho học hành. Vì thế mà càng ngẫm ta lại càng thấy câu
nói của Gorki ý nghĩa vô cùng.
Chắc chằng cần phải giải thích nhiều, chúng ta cũng biết sách quan trọng thế
nào đối với việc học của chúng ta. Nhưng để có được miềm đam mê thực sự, đầu
tiên bạn phải "yêu" chính những quyển sách củamình.Hãy đọc sách nhưng
bạn phải nâng niu nó, trân trọng nó bởi bạn ko thể tìm thấy ở đâu người bạn
trung thành và tận tuỵ như những cuốn sách của mình. Những cuốn sách luôn là
những người bạn tốt vậy tại sao chúng ta ko thể lịch sự hơn!
Dúng như lời nói của Gorki, sach1 luôn là "nguồn kiến thức" phong phú
và bất tận. Cả thế giới với hàng nghìn năm phát triển cùng với một bể kiến thức
mênh mông vô tận của nó đều được lưu giữ ở đây. Ngày nay, khi công nghệ in phát
triển, bạn có thể dễ dàng tìm được cuốn sách mình cần: một cuốn sách mở rộng
hay chuyên sâu, của VN hay của nước ngoài... đọc sách ko phải là cách nhanh
nhất để tiếp thu tri thức nhưng nếu bạn muốn bắt đầu từ những gì cơ bản, chậm
chạp và chắc chắn thì bạn hãy làm quen với sách. Sách mở ra cho chúng ta bát
ngát những chân trời tri thức. ở đó có những điều mới mẻ, có những điều bổ ích,
có niềm vui, có nỗi buồn, có những hứng thú say mê hay những că dận để yêu
thương cho sâu sắc...Mỗi lần đọc sách tôi lại được đi khắp đó đây, đưộc gặp bao
nhiêu cuộc đời, lại được ngắm bao nhiêu cảnh đẹp. Cứ thế ko biết tự lúc nào,
kho tàng kiến thức về thế giới trong tôi ngày một đầy thêm.
Càng lớn khôn, tôi càng chắc chắn rằng: dù ở bất cứ đâu và bất cứ thời nào thì
cũng ko có "con đường sống" nào vinh quang hơn sống bằng "kiến
thức". Kiến thức, chứ ko phải cái gì khác, sẽ là hành trang lớn nhất để
chúng ta bước vào đời. Bởi người ta có thể giàu sang hay rất tầm thường, vĩ đại
hay nhỏ bé nhưng ai cũng sẽ phải có mợt việc gì đó đế làm. Và tất nhiên muốn
làm được và làm tốt công việc của mình chúng ta phãi học, phải tích luỹ để rồi
trải nghiệm. Tất cả, những cái đó đều dùng đến nguồn kiến thức của chúng ta. Và
chúng ta thì lại thừa biết và thừa hiểu, kiến thức chẵng bao giờ tự đến với ai.
Dể có một cuộc sống hạnh phúc, đàng hoàng,chúng ta ai cũng cần chuẩn bị cho
mình 1 hành trang chắc chắn. Hành trang ấy chính là tri thức của loài người.
Tri thức cao rộng và lớn lao nhưng sách sẽ giúp ta làm cho ngắn lại. Bởi thế,
chúng ta "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống".
 
  • Like
Reactions: Tuan Nguyen Thanh

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
.Bạn có thể tham hảo những mở bài sau


+ Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn tới n~ j` xa xôi nhất. Con
người ta ko có n~ cô~ máy thời gian như của Đoraemon để trở về quá khứ, tiến
tới tương lai hay tới những vùng đất thần tiên nhưng chúng ta có sách. Đó là vũ
khí tôt' nhât để chúng ta hiểu biết về nhau và xích lại gần nhau hơn. Sách như
1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta n~ hiểu biết mới mẻ về thế giới xung
quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng
cho ta n~ ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai.

+ Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn tới n~ j` xa xôi nhất. Con
người ta ko có n~ cô~ máy thời gian như của Đoraemon để trở về quá khứ, tiến
tới tương lai hay tới những vùng đất thần tiên nhưng chúng ta có sách. Đó là vũ
khí tôt' nhât để chúng ta hiểu biết về nhau và xích lại gần nhau hơn. Sách như
1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta n~ hiểu biết mới mẻ về thế giới xung
quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng
cho ta n~ ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai.
 
Top Bottom