[Văn 8] Làm văn lớp 8.

P

phaletuyet197

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

@};-Các bạn ơi làm giúp mình 2 đề này luôn nha
Đề 1: giới thiệu di tích lịch sử về Cầu Hiền Lường
Đề 2 :
a, Phân tích tâm trạng của Tố Hữu qua bài thơ " Khi con tu hú"
b, Nêu các chức năng của câu nghi vấn và cho các ví dụ
@};-

Chú ý tên tiêu đề.
 
Last edited by a moderator:
T

tuanvy0808

Câu 2 :
a) Tố Hữu muốn thoát khỏi cảnh tù ngục trong mùa hè mùa tu hú ,muốn giải phóng đất nước
b) Câu nghi vấn còn dùng để phủ định ,khẳng định,bộc lộ tình cảm cảm xúc,đe dọa, cầu khiến...
vd: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? ( tắt đèn, Ngô Tất Tố)
câu này dùng để đe dọa
bạn có thể giúp mình được hok ?
câu này dùng để cầu khiến
 
P

phaletuyet197

bạn tuanvy0808 ,ở câu 2 ,phần a là ta phân tích tân trạng của tố hữu viết thành một bài văn luôn
 
B

binbon249

Bạn vào đây tham khảo nhá
http://www.google.com.vn/url?sa=t&s...sg=AFQjCNFCOS3J7RbEBBa9g_YeQVqWmSBMzQ&cad=rja
Hay là xem bài này cũng được
CẦU HIỀN LƯƠNG

Cầu Hiền Lương nếu không nằm trên dòng sông Bến Hải thì có lẽ mãi mãi chẳng ai nhắc đên nó, bởi vì cây cầu này, khi mới sinh ra, vốn là một cây cầu nhỏ thó, chỉ dùng cho người đi bộ, vắt qua sông Bến Hải cũng không mấy to tát gì so với những con song khác trên đất nước Việt Nam.
Cầu Hiền Lương chỉ thực sự người ta nổi danh đến kể từ khi hiệp định Gionevo được ký kết, lấy sông Bến Hải làm ranh giới tạm thời chia cắt hai miền đất nước ta.
Lần theo thời gian, ta sẽ hiểu rõ hơn quá trình sinh ra và lớn lên tồn tại đầy những bi thương của cây cầu lịch sử có một không hai này.
Cầu Hiền Lương nằm ở km 735 trên quốc lộ 1A. Bên phía Bắc của chiếc cầu là thôn Hiền Lương, bên phía Nam của chiếc cầu là thôn Xuân Hòa cầu Hiền Lương, cách Cửa Tùng khoảng mười kilomet về phía Đông. Trước khi có cầu, tại vị trí này có phà. Một bến phà nhỏ. Khúc song ở đây rộng khoảng một trăm năm 1928 người ta bắc một chiếc cầu gỗ, cọc sắt, rộng hai mét cho người đi bộ. Năm 1931, Pháp cho tu sửa lại nhưng xe cộ vẫn phải đi qua bằng phà. Năm 1943, Pháp sửa chữa lần nữa. Lúc này cầu Hiền Lương, xe cơ giới loại nhỏ có thê đi qua.
Năm 1950 Pháp cho xây một chiếc cầu bê tong cốt thép dài một trăm sáu mươi hai mét rộng ba mét sáu, trọng tải mười tấn. Cầu tồn tại trong hai năm thì bị du kích đặt bộc phá, đánh sập.
Thang 5 năm 1952, Pháp xây cầu mới, dài một trăm bảy mươi tám mét, có bảy nhịp, trụ bằng bê tong cốt thép, mặt cầu lắt bằng vãn gỗ, Tổng cộng có tám tram chin mươi tấn ván. Bên bờ Bắc có bốn trăm năm mươi tấm ván và bên bờ Nam có bốn trăm bốn mươi bốn tấm ván. Cầu rộng bốn mét, trọng tải mười tám tấn. Cầu tồn tại đến năm 1967 thì bị bom Mỹ làm gãy.
Năm 1972 để đi lại và vận chuyển hàng hóa ra mặt trận, ta dựng một cầu phao, do công bình làm. Cầu phao đặt cách cầu cũ hai mươi mét về phía Tây. Chính trên cầu phao này, ngày 15 tháng 9 năm 1973 đồng chí Phi Del Castro và đoàn đại biểu Cu Ba đã đi qua, khi vào thăm Quảng Trị. Cũng trên chiếc cầu này, sáu tháng trước đó, tức là tháng 3 năm 1973, đồng chí Nguyễn Văn Linh, dẫn đầu đoàn trung ương cụ ra Hà Nội dự họp. Nhờ chiếu cầu phao mà chúng ta đã đưa người và phương tiện vào Nam, đánh cho Mỹ - Ngụy những đòn chí tử.
Năm 1974 ta xây lại cầu Hiền Lương bằng bê tong cốt thép, dài một trăm tám mươi sáu mét, rộng chín mét, hai bên có hành lang cho người đi bộ rộng một mét hai.
Năm 1996, thực tế đòi hỏi ta phải nhanh chóng xây lại một chiếc cầu mới. Cầu Hiền Lương xây năm 1996, được đặt ở kilomet 835 + 135, nằm trường lên một phần của cây cầu cũ do Pháp xây dựng và kê lên cây cầu mới hiện hành một quãng ngắn. Cầu dài hai trăm bốn mươi sáu mét sáu (thực cầu là hai tram ba mươi mốt mét), rộng mười một mét chin, được làm bằng công nghệ đúc đẩy dầm bê tong dị ứng lực của hãng Ao Zarubetrantroi thuộc cộng hòa liên bang Nga. Vào lúc 9h sáng ngày 15 tháng 4 năm 1999, dưới bầu trời xanh của Quảng Trị, hang nghìn người từ Vĩnh Linh, Gio Linh, Đông Hà…, hai bờ sông Bến Hải, về đây chứng kiến cắt băng khánh thành cây cầu hiện đại. Trong giờ phút đáng nhớ ấy, có người đã thắp nhang, đứng khóc trược tượng đài tưởng niệm người chiến sỹ công an, nơi khắc câu nói của Bá hồ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Như vậy, vào thời điểm này, tại đầu cầu Hiền Lương tồn tại một lúc hai chiếc cầu, một chiếc làm di tích, đưa ta trở với quá khứ đầy đau thương và đầy kỷ niệm.
Sau hiệp định Gionevo năm 1954, sông Bên Hải được chọn làm gới tuyến quân sự tạm thời. Huyện Vĩnh Linh bị cắt làm đôi. Phần ở miền Bắc có hai mươi ba xã và một thị trấn Hồ Xá. Phần ở miền Nam là toạn bọ xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn với số dân khoảng mười ba nghìn hai trăm sáu mươi bảy người. Vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương không chỉ ngăn cách hai miền Nam – Bắc mà còn chia cắt trực tiếp một huyện, một xã, một thôn, thậm chí chia cắt một gia đình. Bà con Vĩnh Linh sang đi chợ Kênh, đi Đông Hà…, đùng một cái, Mỹ - Ngụy khóa tuyến, vậy là chồng ở Bắc, vợ ở bờ Nam, gia đình mãi mãi chia cắt.
Chiếc cầu Hiền Lường cũng chung số phận chia cắt như số phận của con người. Mỗi bên quảng lý một nửa, giống như lưỡi dao cắt đôi cơ thể của Việt Nam ra thành hai khúc. Cầu Hiền Lương là chiếc cầu duy nhất trên thế giới, sơn hai mầu sơn khác nhau. Chính giữa cầu được vạch một đường sơn mầu trắng rộng một centimet làm đường ranh giới. Lúc đầu, cầu chỉ một màu nâu, nhưng Mỹ - Ngụy muốn chia cắt lâu dài, đất nước ta nên chúng chủ động sơn một nửa cầu phía Nam bằng mầu xanh. Bên ta thấy vậy, sơn nửa còn lại sơn nửa cầu phía Nam bằng mầu nâu. Ta lại sơn phần còn lại lại cũng bằng mầu nâu… cứ thế ta và địch cứ chơi trò rượt đuổi. Địch muốn chiếc cầu hai màu tức là muốn chia cắt. Ta muốn chiếc cầu một mầu tức là ta muốn thống nhât
Cầu Hiền Lương là chiếc cầu duy nhất trầm mình giữa nắng mưa, bao năm không một bóng người qua lại. Trên chiếc cầu này, hàng ngày chỉ có công an của ta và cảnh sát ngụy đi lui, đi tới. Hàng tháng, theo hiệp định ký kết, trong những ngày chẵn, một tổ ba người công an của ta mang sổ trực sang bờ Nam và vào ngày lẻ một tổ ba người cảnh sát Ngụy mang sổ trực sang bờ Bắc để trao đổi công việc chủ yếu là trao đổi thư từ, bưu thiếp giữa hai miền. Những lúc đó họ mới được bước xuống cầu và cũng chỉ được đi vào đồn công an hoặc đồn cảnh sát mà thôi.
Trên cầu Hiền Lương đã diễn ra hang ngàn cuộc đấu tranh giữa ta và địch. Ta vạch mặt sự vi phạm một cách có hệ thống hiệp định Gionevo của Mỹ Ngụy, đấu tranh thống nhất nước nhà. Có thể nói, không một ngày nào, trên cầu Hiền Lương không có đấu tranh. Một cuộc dấu tranh thầm lặng, dai dẳng, quyết liệt. Một cuộc đấu trí bền bỉ, cam go.
Cầu Hiền Lương là nơi bọn Ngụy dung công khai tung lực lượng ra miền Bắc để phá hoại lâu dài. Chúng thường đẩy lực lượng qua cầu Hiền Lương vào dịp gần đến ngày lễ hơn của ta. Chúng nghĩ rằng, những lúc đó, công an ta bận rộn với nhiều công việc vì thế việc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ.
Năm 1960 là năm chúng đẩy qua nhiều nhất, tám mươi bốn người. Những người chúng đẩy đuổi, đều đã đi qua nhà lao Quảng Trị. Lý do chúng đẩy qua rất hợp lý, để hồi cư, theo chồng con ở ngoài Bắc, hay về quê theo nguyện vọng. Những ngư dân miền Bắc bị bão trôi dạt vào Nam cũng được trao trả qua cầu Hiền Lương. Hầu hết trong tất cả các đoàn chúng trao trả, không nhiều thì ít, chúng đều cài cắm người của chúng vào. Và tất nhiên mọi ý đồ của chúng đều bị ta bẻ gẫy.
Sau này, khi chiến tranh hai miền diễn ra, quân và dẫn Hiền Lương, quân và dân Vĩnh Linh cùng với cả nước đã chiến đấu kiên cường bảo vệ chiếc cầu Hiền Lương viết nên những chiến công oanh liệt.
Hôm nay, nơi đây, tồn tại một lúc hai chiếc cầu. Một chiếc đẻ người và phương tiện qua lại và một chiếc phục chế chỉ để làm di tích lịch sử. Bất cứ ai đi ngang qua, đều dành ít phút, đưa mắt nhìn quang cảnh hai đầu cầu Hiền Lương, phẳng lặng, xanh trong, giống như một tấm gương phản chiếu bóng hình lịch sử, đầy nắng mưa, gió sương, buồn đau và hạnh phúc. Những người mới đến cầu Hiền Lương lần đầu, phần đông trong số họ, đều dừng chân để chụp hình kỷ niệm, nhớ lại một thời vang danh khắp bốn bể, năm châu.
Không ngày nào là không có khách trong và ngoài nước đến tham quan cầu Hiền Lương. Thế mới biết giá trị lớn lao của lịch sử, giá trị cảu chiếc cầu có một không hai trên thế giới này. Chiếc cầu hiền Lương!
( SƯU TẦM )
 
Last edited by a moderator:
H

hieufronze1

đề 2:từ xưa đến nay đã có nhiều người quan tâm và quan điểm về cách học ,hành quan hệ của chúng cái nào quan trọng hơn . tiêt trước ta đã học bài " bàn luận về pháp học " La Sơn , Phu Tử , nguyễn Thiếp đã có đề cặp đến vấn đề này . lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc . tuần tự tiến lên học đến tứ thư , ngũ kinh .họa may kẻ nhân tài mới lập được công , nhà nước nhờ thế mà vững yên .dó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người . xin chớ bỏ qua.
TB: đoạn tấu của nguyễn thiếp là kinh nghiệm của ông đã đúc kết được trong nhiều năm học và dạy học của mình cùng với phương pháp dạy học của một bậc thầy nho giáo đời tống của trung quốc đó là chu tử .
theo cách dạy của hai bậc thầy trên ." học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo điều học mà làm ".
vậy chúng ta cần biết học là gì? hành là gì?
học là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại đã đúc kết được từ bao đời nay . chúng ta cò thể học ở trường , tiếp thu những tri thức từ thấy cô , bạn bè,sách vở hoặc trong cuộc sống . mọi người chúng ta tất cả đều phải học , học để làm chủ bạn thân, học để có thành tựu sau này , biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày , xây dựng tổ quốc giàu đẹp , vững mạnh và nhiều điều khác nữa . ví dụ: khi nghe thầy cô giảng bài địa hoặc xem sách thì ta có thể biết nhiều thứ như nước ta có bao nhiêu tỉnh , tp , vị trí ở đâu .... theo cách nói của nguyễn thiếp thì muốn học tốt để có thành tựu thì phải biết tóm gọn lại cho dễ học , tóm tắt lại nội dung của bài học đó .
hành là quá trình áp dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn đời sống của mình , ví dụ: một bác sĩ sử dụng những kiến thức của mình đã tiếp hu được để chữa bệnh cho mọi người. một kĩ sư kiến trúc dùng những gì mình tiếp thu được để xây dựng đường xá, nhà cửa , côgn viên , một giáo viên lấy những gì học được từ trước tới nay để dạy cho học trò của mình đó là hành .
Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ?
nếu học mà không hành thì sẽ không áp dụng , sử dụng được những kiến thức tri thức của mình vào thực tiễn đời sống , công việc của mình , Bác Hồ đã khẳng định : học để hành có nghĩa là học để làm cho tốt . thực tế cũng vậy , ông cha ta cũng nói "bất học bất tri lí" . cuối cùng mục dích của việc học là để thực hành . nếu học giỏi đến đâu mà không thực hành thì cũng " dặm chân tại chỗ" mà thôi , càng tốn nhiều tiền của mà thôi. suy ra công việc không trót lọt , không thành công như mong muốn .ví dụ: một bác sĩ chỉ học lí thuyết kkhông thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người .một kĩ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố , căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào .
nếu hành mà không học thì không biết gì dể áp dụng thực hành làm việc sẽ giống như những ví dụ trên gây ra những hậu quả không lường trước được . giống như khi ta làm một bài toán hoặc một bài văn ta không thể dựa vào kinh ngiệm mà làm được , chúng ta phải dựa vào kiến thức đã học để mà làm ...
khi làm phải nắm vững lí thuyết . trong công nghiệp nếu làm theo kinh nghiệm năng suất sẽ không cao .những công việc mà chỉ áp dụng kinh nghiệm của mình thì chỉ phù hợp với những công việc đơn giản . còn những công việc phức tạp liên quan đến kĩ thuật đòi hỏi đến lí thuyết, trình độ hiểu biết khoa học và kĩ thuật .
Vì vậy học phải đi đôi với hành . trong thời đại khoa học - kĩ thuật thì càng phải học và học không ngừng .đời sống phát triễn nhanh chóng như hiện nay nếu không học ta sẽ không dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
cốt lõi trong phương pháp học của la sơn phu tử là học đi dôi với hành . giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ . học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành . hành giúp con người vận dụng ,củng cố , bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã dược học vào thực tế
vậy học và hành phải đi đôi với nhau không nên coi nhẹ mặt nào có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao .ý kiến của la sơn phu tử tuy đưa ra cách đêy mấy thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy , học tập trong thời hiện đại
KB: hiện giờ chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường nếu chúng ta học vẹt mà không hiểu nội dung của nó để thực hành thì những gì chúng ta đã học coi nhhư là vô nghĩa
ojkajdjsx đang ngoại tuyến Thông báo nội dung xấu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ojkajdjsx Gửi tin nhắn tới ojkajdjsx Trả Lời Với Trích Dẫn
 
Top Bottom