Văn [VĂN 8] Khi con tu hú ( Tố Hữu )

Trang Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
85
72
116
21
Bắc Ninh
2. Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên: (đoạn này mình copy)

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

4 câu thơ cuối 4 câu thơ mà ta tưởng chừng như sự liên kết giữa chúng không hề chặt chẽ và tứ thơ thì không hề liên tục nhưng chúng thực sự là một sự liên kết vô cùng khéo léo.Bên ngoài có vẻ như tác giả đang hướng sâu vào tả cảnh nhưng thực sự bên trong chúng lại hướng về tâm trạng.

Thực sự hôm nay mình không rảnh lắm vì mai có bài kiểm tra nên bạn tham khảo ở link dưới nhé nếu có thời gian mình sẽ viết cho bạn. Bạn có thể nhờ mấy bạn tmod
 
Last edited by a moderator:

lương tú linh

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2017
11
7
16
21
TP Vinh
Bài 1: Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
"Khi con tu hú" là bài thơ xuất sắc mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu: ngọt ngào, tha thiết, đầy ắp hơi thở của cuộc sống. Bài thơ được viết năm 1939 khi chàng trai trẻ đang bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ bộc lộ được tình yêu cuộc sống tha thiết và khao khát tự do cháy bỏng của người tù cách mạng gợi trong ta bao cảm phục.
Vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng bộc lộ trước hết qua tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...​
Tình yêu cuộc sống của nhà thơ thể hiện từ âm thanh tiếng chim tu hú. Âm thanh này xuất hiện ở nhan đề và câu thơ thứ nhất gợi tả được âm thanh quen thuộc của đồng quê: đó là tiếng gọi bầy, gọi bạn báo hiệu hè về thức dậy trong tâm hồn của chàng trai trẻ trên quê mẹ. Nếu như bài " Bếp lửa" của Hoàng Việt âm thanh này biểu tượng cho tình bà cháu, cho đạo lí sống "Uống nước nhớ nguồn" thì ở đây âm thanh tu hú là khát vọng, là tình yêu cuộc sống. Chàng trai trẻ sống lại với bức tranh mùa hè trong tâm tưởng. Đó là bức tranh có màu sắc rực rỡ. Nhà thơ sử dụng liên tiếp các tính từ: "vàng" "đào" "xanh" giúp ta hình dung được màu vàng của bắp chín, màu sanh tươi mát của bầu trời, của cây cỏ, màu hồng tươi của nắng sớm mai. Đó còn là hương vị ngọt nào, quyến tũ của cây cỏ, hoa lá. Hương thơm của cánh đồng lúa chín, hương vị dịu ngọt của các loài hoa, các loài quả. Các tính từ kết hợp với phó từ chỉ sự tiếp diễn, mức độ nhấn mạnh được hương thơm của đất trười, của cỏ cây đọng mãi trong kí ức của nhà thơ. Văng vẳng bên tai của chàng trai trẻ là âm thanh sôi động của mùa hè. Đó là âm thanh của tiếng ve trong vòm lá, âm thanh của sáo diều lảnh lót trên bầu trời cao. Điệp từ "càng" lặp lại hai lần kết hợp với hai tính từ gợi tả được một không gian bao la, thoáng đãng. Chàng trai trẻ đang bị giam trong nhà tù vẫn mở rộng tấm lòng để lắng nghe, để cảm nhận để tưởng tượng về một bức tranh mùa hè trên quê mẹ. Dường như Tố Hữu đang căng mọi giác quan để mơ về cuộc sống tự do bên ngoài. Điều đó chứng tỏ Tố Hữu yêu cuộc sống biết bao.
Không chỉ vậy, vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng còn bộc lộ qua niềm khoa khát tự do cháy bỏng gợi trong ta bao cảm phục. Niềm khao khát tự do của Tố Hữu thể hiện trước hết khi nhà thơ sống lại với bức tranh mùa hè trong tâm tưởng. Chàng trai trẻ tuy bị giam trong tù ngục nhưng ngỡ nhi đang ở ngoài kia, đang đắm say cùng với cảnh vật. Tố Hữu khát khao biết bao được tự do để hòa nhập với thiên nhiên, với đất trời. Niềm khao khát tự do đó kết đọng rõ nhất qua hình ảnh con diều sáo lộn nhào từng không. Nhà thơ mong muốn được bay lượn trong bầu trời tự do, thỏa sức ngụp lặn cùng gió, cùng mây
Niềm khao khát tự do của Tố Hữu được bộc lộ qua tâm trạng ngột ngạt, bức bối qua bốn câu cuối:
Ta nghe hè dậy bên phòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !​
Tâm trạng này được Tố Hữu thể hiện bằng nhiều lời than, tiếng gọi "hè ôi" "thôi". Các thán từ thể hiện được nỗi uất ức, đau khổ, ngột ngạt. Nhịp thơ thay đổi đổi bất thường "ngột làm sao/ chết uất thôi" cùng giọng thơ diễn tả được khao khát "phá cũi sổ lồng", đập tan giềng xích để ra với cuộc sống tự do. Tâm trạng này còn được thể hiện qua âm thanh tiếng chim tu hú khép lại ở cuối bài thơ. Nếu như ở sáu câu đầu âm thanh này thức dậy mùa hè trong tâm tưởng thì ở đây nó trở thành tiếng gọi của tự do. Tiếng chim tu hú "cứ kêu" "khắc khoải" "giục dã". Có lẽ vì vậy mà hai tháng sau, Tố Hữu đã vượt ngục để hoạt động cách mạng, góp phần đưa lại độc lập tự do cho đất nước
Qua bài thơ, ta thấy được nghệ thật độc đáo của Tố Hữu: sử dụng thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, giọng thơ vừa tha thiết, mạnh mẽ, kết cấu đầu cuối tương ứng, từ ngữ hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi. Nghệ thuật đó góp phần làm nổi bật được vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng: tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tự do cháy bỏng. Đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ trong cảnh tù đày mà ta từng bắt gặp qua bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu, " Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Chu Trinh, " Ngắm trăng" của Bác,....
Đã hơn nửa thể kỉ trôi qua, vẻ đẹp của người tù cách mạng trong bài thơ luôn khiến cho người đọc cảm phục. Tố Hữu đã đề lại cho nền thơ ca Việt Nam một bài thơ xuất sắc về tình yêu cuộc sống và khao khát tự do. Có lẽ vì vậy mà bài thơ "Khi cong tu hú" luôn hấp dẫn các thế thệ bạn đọc.
 
  • Like
Reactions: hanh2002123

Trần Ngọc Hoa

Học sinh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
133
78
46
20
Đà Nẵng
2.Sức hấp dẫn của 4 câu thơ cuối
- Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú kêu đã gợi cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè nhưng đến khổ thơ cuối cũng là tiếng chim tu hú nhưng tiếng chim ấy lại khiến người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Tiếng chim như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình - người tù Cách mạng. Người tù muốn thoát ra 4 bức tường lạnh lẽo của nhà giam để được sống tự do với thế giới bên ngoài đầy tươi đẹp.
Cái này là cô giáo cho mình ghi, mong giúp được bạn :D:D
 
  • Like
Reactions: hanh2002123
Top Bottom