Văn { Văn 8 } hiện tượng hút thuốc lá

C

cnstreamgreen

Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 8] - Nghị luận xã hội - Tác hại của thuốc lá.

Chào em.
Dưới đây là một số gợi ý. Em tự trình bày thành bài văn nhé.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác hại của thuốc lá.
II. Thân bài:
1. Giải thích vì sao có nhiều người nghiện thuốc lá?
- Trong thuốc lá có nhiều chất Nicotin, Cafein hoặc Cocain làm cho người hút cảm thấy hưng phấn.
- Với nhiều người, thuốc lá trở thành một phương tiện đẻ giải quyết những ưu tư, buồn phiền hoặc những phút giây căng thẳng.
=>Hút thuốc lá trở thành thói quen của rất nhiều người (Đặc biệt là tầng lớp thanh niên).
2. Tác hại của thuốc lá.
- Theo tổ chức y tế thế giới WHO, hỗn hợp khói và bụi thuốc lá có chứa đến 4000 chất hóa học trong đó có đến 40 loại chất độc gây tổn thương khắp phủ tạng, nặng nhất là phổi, làm tăng nguy cơ gây ung thư.
- Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
+Những bà mẹ đang mang thai hút thuốc lá thì em bé ra đời sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh.
+ Những công nhân trong nhà máy thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh do hút thuốc lá thụ động.
- Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình: Người hút thuốc sẽ phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ cho việc hút thuốc mỗi ngày.
- Ảnh hưởng kinh tế quốc gia: Đất trồng cây lương thực ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho việc trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn.
=> Theo thống kê của Bộ y tế, ở nước ta mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì thuốc lá (nhiều hơn số người chết vì tai nạn giao thông)
3. Giải pháp ngăn chặn và thái độ của chúng ta.
- Chính quyền, nhà nước: Đánh thuế thuốc lá cao, phạt nặng những người hút thuốc lá (đặc biệt cấm hút thuốc nơi công cộng, những nơi quan trọng).
- Nhân dân: Truyên truyền về tác hại của thuốc lá, không hút thuốc và không trồng cây thuốc lá.
- Học sinh (tuổi trẻ học đường): Kiên quyết nói không với thuốc lá.
III. Kết luận:
- Khẳng định lại tác hại của thuốc lá, hãy nói không với thuốc lá để không phải chết vì thiếu hiểu biết.
 
B

baobinh44

Với thuốc lá, người hút không thấy tác hại ngay mà nó dần dần xâm nhập vào, phá hủy các cơ quan trong cơ thể, gây nên một số bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, hoại tử...



Tháng 9/2006, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các giáo sư, bác sĩ và chuyên gia y tế trên thế giới đã công bố một số thông tin mới về nghiên cứu GIANT, được thực hiện từ đầu năm 2004 đến tháng 9/2006 trên gần 50 ngàn bệnh nhân tại 46 quốc gia, nhằm đưa ra cái nhìn chi tiết hơn về mức độ phổ biến và nguyên nhân của căn bệnh viêm phế quản mãn tính trên phạm vi toàn cầu. Kết quả cho hay: hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây nên các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng, trong đó 85% - 90% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính là người có tiền sử hút thuốc lá.

Ngoài ra hút thuốc thụ động (không hút thuốc nhưng bị ảnh hưởng từ khói thuốc) cũng dẫn tới các bệnh trên. Đặc biệt 85% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính trên toàn cầu là viêm phế quản mãn tính. Nếu bà mẹ đang mang thai hút thuốc sẽ dẫn đến tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng... ở đứa trẻ sau này.

Thuốc lá có rất nhiều tác hại. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu. Đôi khi, dù hiểu nhưng bản thân người hút vẫn không kiềm chế được thói quen của mình. Khi họ không làm được điều đó thì Chính phủ phải có biện pháp. Tại bang California, Mỹ người ta sẽ tiến hành bỏ phiếu quyết định tăng mức thuế lên 2,6 USD trên một bao thuốc, tức mức thuế trung bình mỗi bao là 6,55 USD. Các bang Texas, New Jersy, Missouri... đang thực hiện lộ trình tăng thuế. Các biện pháp trên là một trong những cách tích cực nhất tuyên chiến với thuốc lá. Với việc tăng mức thuế, người ta hy vọng sẽ giảm tối đa số lượng người hút.

. Hút thuốc là nguyên nhân dẫn đến bệnh khí thũng: Khí thủng là bệnh mà các bọc khí trong phổi bị phá hủy dần dần, gây khó khăn cho quá trình hô hấp. Người bị bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu khi hô hấp. Hầu hết nguyên nhân của bệnh này là do hút thuốc lá.

Hút thuốc là nguyên nhân ung thư miệng và họng: Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh ung thư. Bao gồm ung thư miệng và họng. Căn bệnh này làm cho những sinh hoạt hàng ngày của bạn như ăn uống, giao tiếp trở nên khó khăn, trầm trọng hơn nó dẫn tới những biến dạng vĩnh viễn nơi miệng và họng.

. Hút thuốc là nguyên nhân của bệnh hoại tử: Thuốc lá là tác nhân quan trọng phá hoại các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Hút thuốc còn dẫn tới tình trạng đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Từ đó, phá hủy hoàn toàn đôi bàn chân.
Trong khi các nước trên thế giới hàng ngày, hàng giờ tuyên truyền tác hại của thuốc lá thì tại Việt Nam, một nước mà theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là nước có mức tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh chóng mặt có khả năng 10% dân số hiện nay tức là hơn 7 triệu người sẽ chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá, thì những biện pháp ngăn chặn việc hút thuốc đưa ra chưa thật triệt để.

Bất cập nằm ngay trong chính các biện pháp của các hãng thuốc, các cơ quan có chức năng. Chưa một loại thuốc lá nào sản xuất tại Việt Nam được in hình ảnh gây ấn tượng sợ hãi cho người sử dụng. Hầu hết vỏ bao thuốc của ta cũng chỉ có lời cảnh báo, nhưng dòng chữ cảnh báo quá nhỏ, liệu có người hút thuốc nào chú ý để đọc nó không? Hay đến bao giờ Nhà nước mới áp dụng một cách có hiệu quả việc tăng mức thuế đối với mặt hàng này.

Được biết một người có thâm niên hút thuốc, bao nhiêu năm chỉ một lần duy nhất, thốt ra câu: “Sợ quá, chắc từ nay bỏ thuốc” hoặc: “Nhìn thấy ớn, hút thuốc mất cả ngon...”, ấy là khi anh nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ trên bao thuốc kia. Những lời tuyên truyền không thể có sức mạnh bằng một hình ảnh. Thiết nghĩ, đã đến lúc Nhà nước cần áp dụng biện pháp buộc các hãng sản xuất thuốc lá tại Việt Nam phải in hình ảnh cảnh báo những nguy hại từ thuốc lá trực tiếp trên sản phẩm.
Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).
I. Thành phần, độc tính của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn
Hút thuốc và bệnh tim mạch
Từ năm 1940, người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. Không có bằng chứng chứng minh rằng hút thuốc lá đầu lọc hay các loại khác nhau của thuốc lá làm giảm được yếu tố nguy cơ.
Các nghiên cứu về sinh lý bệnh đã xác định được cơ chế chung mà qua đó khói thuốc có thể gây nên bệnh tim mạch. Nhũng người hút thuốc có tăng nồng độ các sản phẩm oxy hoá bao gồm cả cholesterol LDL oxy hoá, và làm giảm nồng độ của cholesterol HDL, một yếu tố bảo vệ tim. Những yếu tố này cùng với các ảnh hưởng trực tiếp của CO2 và nicotine gây tổn thương nội mạch. Có thể thông qua những cơ chế này mà ở những người hút thuốc có tăng phản ứng của mạch máu. Sự giảm cung lượng của dòng máu mang oxi làm nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng lên và tăng cả nguy cơ bị co thắt mạch vành. Hút thuốc cũng liên quan đến tăng nồng độ fibrinogen và tăng kết dính tiểu cầu.
3. Phình động mạch chủ


Bất kỳ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch chủ, nhưng những người hút thuốc có nguy cơ cao các mảng xơ vữa đó lớn lên. Nhữnh mảng xơ vữa đó làm cho thành động mạch bị yếu đi và tạo thành chỗ phình, hoặc túi phình ở thành mạch. Những chỗ thành mạch yếu này có thể vỡ. ở những người hút thuốc thì tỉ lệ bị phình động mạch chủ nhiều gấp 8 lần và và tỉ lệ chết do vỡ phình mạch cao hơn rất nhiều so với người không hút thuốc.
4. Bệnh cơ tim
Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh cơ tim cao hơn so với người không hút thuốc. Khói thuốc gây bệnh bằng cách phá huỷ các động mạch nhỏ, hoặc có lẽ CO trong khói thuốc làm tổn thương trực tiếp cơ tim. Có thể hút thuốc còn làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm virus dẫn đến bệnh viêm cơ tim.
5. Bệnh mạch máu ngoại vi
Những người đang hút thuốc có nguy cơ bị bệnh mạch máu ngoại vi cao gấp 16 lần so với người chưa hút bao giờ. ở những người đã cai thuốc thì nguy cơ này cao gấp 7 lần so nhóm chưa hút bao giờ. Khoảng 76% bệnh nhân bị mạch máu ngoại vi là do hút thuốc. Bệnh máu ngoại vi thường gây đau, hạn chế vận động và có thể đe doạ tính mạng. Những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc khi đang điều trị bệnh này thì hiệu quả điều trị rất kém.
 
L

loveu_loveme_98

Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nó rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung quanh... cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư... đặc biệt người hít phải khói thuốc còn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Nạn hút thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế mỗi người và nền kinh tế xã hội. Một người mới bắt đầu làm quen với thuốc lá có thể hút rất ít không tốn là bao nhưng thuốc lá rất dễ gây nghiện nên số lượng và số lần hút sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, số tiền đáng lẽ một người chồng cha mẫu mực phải lo cho gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt... thì lại nướng vào hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngoài bao thuốc nào cũng có ghi "hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ" nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.

Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút... không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất, những cán bộ được yêu kính nhất... trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.

Thuốc lá - Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ... khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau... nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút - không mua - không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.
 
W

wallflowergirl_kute31

§Ò bµi: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.

* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, ý thức rõ ràng về hành động vàthiên đường cũng do chính ta tạo nên hậu quả hành động do bản thân thực hiện
Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Mở rộng: (phản đề)

- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm

7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 

Thần Thương Dạ

Học sinh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2017
83
79
44
19
Quảng Ngãi
THCS Trần Phú
em hãy làm một bài văn nghị luận nêu rõ nguyên nhân , tác hại , biện pháp , cách phòng chống của việc hút thuốc lá giới trẻ ngày nay
Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Thực trạng này đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng.

Dạo quanh các quán cà phê gần các trường phổ thông trong nội ô Thành phố Cà Mau không khó để bắt gặp cảnh học sinh nam tụm 3, tụm 5 phì phèo khói thuốc. Các em xem hút thuốc lá như một thú vui, thú tiêu khiển vô hại. Nhưng các em đâu biết rằng tương lai của các em đang mờ tan dần theo khói thuốc. Đốt thuốc, cũng chính là đốt tương lai sức khoẻ của các em. Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó khoa lao và bệnh phổi – Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội cho biết: “Trẻ em hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Bệnh thường thấy rõ nhất là viêm đường hô hấp mãn tính hay người ta còn gọi là gây khó thở trường kỳ tắt nghẽn đường hô hấp không phục hồi được. Ngoài ra, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vùng hầu. Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao”.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng hút thuốc lá ở học sinh ngày càng tăng cao là do môi trường. Các em thường bị bạn bè lôi kéo, muốn chứng tỏ mình là người biết “chơi”, ảnh hưởng bởi kết quả học tập, hoàn cảnh gia đình… Cũng vì tò mò muốn biết xem hút thuốc lá cảm giác sẽ như thế nào. Với tâm lý hút vài điếu sẽ không bị nghiện và dần dần trở thành thói quen không bỏ được.

Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các em là không khó.

Cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông và xem đây là công tác trọng tâm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá. Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Vận động các em nói không với thuốc lá. Thầy Lâm Hoàng Võ, Bí thư đoàn trường THPT Trần Văn Thời cho biết: “Tuyên truyền phòng chống thuốc lá trong học đường, ngay từ đầu năm, nhà trường đã đưa vào nội quy. Nghị quyết đại hội đoàn cũng đề ra đến tận các chi đoàn, đến tận đoàn viên. Sinh hoạt dưới cờ hàng tuần đều có tuyên truyền và đã cam kết không tàn trữ, không hút, không sử dụng các chất gây nghiện trong đó có thuốc lá”.

Còn về phía gia đình thì thường xuyên quan tâm, quản lý chặt trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Ông Nguyễn Trọng Bình, phường 5, thành phố Cà Mau nói: “Trong quá trình học phải kiểm tra giám sát chứ không bỏ liều được”.

Nhằm hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá cần có nhiều buổi sinh hoạt hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia. Không ai có thể lường hết tác hại của thuốc lá gây ra, đặc biệt đối với học sinh. Để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở học sinh là việc làm cấp bách của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.

Sưu tầm.
 
  • Like
Reactions: thienabc
Top Bottom