{ Văn 8 } Help me

V

vocamtu

Last edited by a moderator:
L

lollipop_9x

bài này minh làm rùi bạn tham khảo nhá !
Từ xa xưa đến nay nhân dân ta đã có truyền thống"thương người như thể thương thân" lá lành đùm lá rách thật là đáng ca ngợi. Ngay cả trong văn học, dân tộc ta cũng luôn ca ngợi những người"thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những ai dửng dưng thờ ơ với số phận người khác
Quả đúng như vậy, trong các văn bản mà ta đã học có rất nhiều bài ca ngợi tính'thương người như thể thương thân". Thật cảm động biết bao trước tình phụ tử ruột già, tình yêu thương mà Lão Hạc dành cho người con trai ở truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Tình phụ tử ấy thật thiêng liêng và vĩ đại. Lão cảm thấy ân hận và day dứt vì không có tiền cho con cưới vợ để nó bỏ đi làm ăn xa. Tình cảm ấy còn thể hiện rất rõ qua những cử chỉ và hành động của Lão Hạc. Dù đi đâu, làm j hay ngồi nói chuyện với ông giáo tâm sự với con Vàng lão đều nhắc đến người con trai mong một ngày kia nó quay trở về. Lão làm thuê, cuốc mướn, bòn vườn cũng chỉ mong có tiền dành dụm để khi con trở về có vốn mà làm ăn sinh sống cưới vợ. Thương con lão bất chấp hi sinh tất cả, kể cả mạng sồn của mình. Lão tự tử bằng cách ăn bả chó chứ nhất quyết không chịu tiêu vào tiền của con. Lão cố giữ mảnh vườnh cho con đến lúc cuối đời mặc dù không biết anh con trai có trở về hay không. Tình yêu thương mà lão Hạc dành cho con đã khiến rất nhiều người cảm động
Không chỉ có tình yêu thương mà lão Hạc dành cho con là vĩ đại mà tình yêu thương chồng con của chị Dậu cũng thật vĩ đại biết nhường nào. Khi chồng bị bắt chị lo lắng chạy vạy khắp nơi dứt ruột bán cái Tí để có đủ tiền sưu nộp mà cứu chồng ra. Anh Dậu được thả về nhà, chị ân càn chăm sóc trở thành người vợ hiền. Chị lo lắng hỏi han xem chồng đau ốm ở đâu. Chị hạ mình van xin cai lệ để cứu anh Dậu. Tình thương ấy còn thể hiện rất rõ qua chi tiết chị đã liều mình đánh nhau với cai lệ và người nhà lí trưởng khi chúng đòi bắt anh Dậu. Một người đàn bà chân yếu tay mềm mà dám kháng cự chông lại vì tình yêu chồng con thật đáng quí và cảm động.
Văn học dân tộc ta không chỉ ca ngợi về tinh thần"thương người như thể thương thân" mà còn phê phán nghiêm khắc những ai thờ ơ dửng dưng với số phận người khác
Thật đáng buồn khi thấy tên quan phụ mẫu trong văn bản"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn bỏ mặc con dân với con đê sắp vỡ để ngồi đánh tổ tô. Mang tiếng là đi hộ đe nhưng thật ra là cuộc vui chơi hưởng thụ của hắn. Hắn bỏ mặc tất cản những mạng sống nhỏ bé kia bằng việc đánh tổ tôm. Kể cả khi có người vào bẩm báo đê sắp vỡ thì hắn quát nạt tiếp tục chơi tổ tôm. Ván ù to khiến hắn sung sương hả hê nhưng hắn đâu biết rằng ngoài kia con đê vỡ khiến cho con dân khổ sở" người chết không có chỗ chôn, người sống không có chỗ ở". Hắn là một kẻ lòng lang dạ sói coi tính mạng đồng loại như cỏ rác. Văn học đã trực tiếp phê phán những hành vi sai trái vô nhân đạo của tên quan phụ mâux khi thờ ơ trước tính mạng của biết bao nhiêu người dân.
Không chỉ có vậy, ngoài ra văn học còn phê phán người cô của bé Hồng trong tác phẩm"Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng. Cùng là tình máu mủ với nhau chung huyết thống mà người cô lại dửng dưng trước hoàn cảnh của bé Hồng. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi tha hương cầu thực sống trong gia đình mà không có tình yêu thương. Người cô dửng dưng không yêu thương bé Hồng lúc nào cũng gieo rắc những hoài nghĩ xấu xa về mẹ vào tâm trí bé Hồng. Liệu người đó có xứng đáng làm cô không khi thờ ơ, lãnh cảm đau khổ của cháu mình. Thật đáng chê trách trước những hành động mà người cô đã làm.
Tứ các í trên văn học sẽ luôn ca ngợi những người"thương người như thể thương thân" và sẽ nghiêm khắc phê phán những ai dửng dưng thờ ơ với số phận người khác. Đồng thời nêu lên truyền thống"lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Xong rùi đó có j các bạn góp í nhá
 
Top Bottom