[Văn 8] Giúp mình trả lời các câu hỏi ôn tập 1 tiết tự luận văn học với ?

  • Thread starter buinhutminhltkag
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 3,412

B

buinhutminhltkag

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Câu hỏi bài "Thuế máu"
1. Số phận của người dân thuộc địa như thế nào khi chiến tranh nổ ra ? (Viết bằng đoạn văn nhé!)
2. So sánh thái độ của bọn thực dân cai trị trước và khi chiến tranh bùng nổ.

- Câu hỏi bài "Nước Đại Việt ta"
1. Ghi lại 6 câu thơ để khẳng định chủ quyền của đất nước qua đoạn trích.
2. Phân tích nguyên lí nhân nghĩa được thể hiện qua hai câu thơ đầu của đoạn trích Nước Đại Việt ta.


- Câu hỏi bài "Đi bộ nao du"
1. Nêu các luận điểm mà Ru - xô thể hiện qua các văn bản.
2. Chứng minh lợi ích của việc đi bộ.


- Câu hỏi bài "Hịch tướng sĩ"
1. Phân tích sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả qua đoạn trích.
2. Chứng minh lòng yêu nước, căm thù giặc qua đoạn văn khi tác giả tự nói lên lòng mình.


- Câu hỏi bài "Chiếu dời đô"

1. Chứng minh rằng để thấy Đại La là nơi thuận lợi để chọn làm nơi đóng đô.
2. Em có suy nghĩ như thế nào về tầm nhìn xa trong rộng của Lý Công Uẩn trong việc dời đô ?


- Câu hỏi bài "Bàn luận về phép học:
1. Phân tích tác hại của lối học lệch lạc.
2. Chứng minh mục đích học chân chính của tác giả qua văn bản Bàn luận về phép học
 
Last edited by a moderator:
H

hongtran1999

Bài 'Thuế máu":
2.Thái độ:
+Trước chiến tranh bọn thực dân xem người dân thuộc địa như giống người hạ đẳng,đối xử tàn tệ, đánh đập như sút vật.
+khi chiến tranh bùng nổ bọn thực dân tâng bốc , vỗ về những người dân thuộc địa , phong cho họ những danh hiệu cao quý.
Bài " Nước đai việt ta"
1.Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Từ triệu , Đinh , Lí, rần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
câu này theo như cô mình dạy là có đến 8 câu thơ lận tức là còn 2 câu tiếp theo nữa đó.
Bài"Đi bộ ngao du"
1.Các luận điểm chính:
-Đi bộ ngao du sẽ được tự do
-Đi bộ ngao du sẽ trau dồi vốn kiến thức
-Đi bộ ngao du sẽ tốt cho sứ khỏe và tinh thần
Mình chỉ biết có mấy câu này thôi nếu có sai mong bạn thông cảm nha.@};-:khi (32):
 
F

forever812

Câu 1: Bài Thuế máu:

a) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

-Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi những danh dự hão huyền

-Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích của nhưng kẻ cầm quyền .

Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh cùng chịu bệnh tật chết đau đớn

-Tác giả nêu ra con số đáng chú ý về số phận bản xứ đã bỏ mình trong chiến tranh

b) So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước và khi cuộc chiến tranh đã xảy ra

-Trước chiến tranh, họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật

-Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tăng tốc, vỗ về, phong cho danh hiệu cao quí. Điều đó nói lên thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân
 
F

forever812

- Câu hỏi bài "Nước Đại Việt ta"


2. Phân tích nguyên lí nhân nghĩa được thể hiện qua hai câu thơ đầu của đoạn trích Nước Đại Việt ta.

"Việc nhân nghĩa .......điếu phạt trước lo trừ bạo”

- Nhân nghĩa theo quan niệm nho giáo: là quan hệ giữa người với người, bó hẹp trong đạo vua tôi. Với Nguyễn Trãi "nhân nghĩa" là “yên dân” và ``điếu phạt`` “ trừ bạo”.

Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.

Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội. hành động điếu phạt là trừ giặc Minh bạo ngược để cho dân có cuộc sống yên lành.

Đây là tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. Như vậy nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Qua đó ta thấy tư tưởng của những vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn như Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
 
F

forever812

- Câu hỏi bài "Bàn luận về phép học:


1. Phân tích tác hại của lối học lệch lạc.

+ Phê phàn lối học lệch lạc: lối học chuộng hình thức (không chú ý đến nội dung học).

+ Phê phán lối học sai trái: học vì danh lợi bản thân.

Tác hại: làm cho chúa tầm thường (Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải,… là bạo chúa, bù nhìn, hèn nhát, tầm thường và bán nước), thần nịnh hót.... dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”.
 
Top Bottom