[Văn 8] Giúp mình bài này

B

boy8xkute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài TLV số 7 khó quá. cô ra mấy cái đề khác SGK làm cả lớp lao đao. hic
Mấy đề kia xong rùi nhưng có cái bài này.
Nhờ mọi người giúp mình, nội dung như sau:

Bác hồ từng nói:
Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Em có suy nghĩ gì về câu nói trên

Giúp nhanh nha. mình đang cần gấp
 
G

greenstar131

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.
Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể.
Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ tập thể, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi cho bản thân.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được.
Ngày trước trong cuộc kháng chiến chống pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng một số nhà khoa học khác đã sẵn sàng từ bỏ vinh hoa phú quý, xa rời điều kiện sống, nghiên cứu lý tưởng nơi xứ người để khăn gói trở về quê hương, chấp nhận gian khổ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Những đóng góp của họ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đó là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Có thể nói chúng ta không thiếu những người tài nhưng chưa có nhiều những người dám tình nguyện, chấp nhận gian khổ để lao vào khó khăn cống hiến sức mình. Những vùng sâu vùng xa còn vắng những cán bộ khoa học, những bác sĩ, kỷ sư giỏi, trong khi tại các thành phố lớn số lượng những người này có lúc dư thừa. Thiết nghĩ đây cũng là một sự lãng phí nguồn lực.
Có những người hôm nay dám chấp nhận khó khăn thiếu thốn để lao động, gầy dựng thì mới có những điều kiện tốt cho những thế hệ tài năng mai sau làm việc. Nếu ai cũng muốn đến nơi có điều kiện tốt để làm việc thì những nơi khó khăn ấy sẽ khó mà phát triển. Cái vòng lẩn quẩn của việc sử dụng nhân lực còn lâu mới được tháo gỡ.


Vietbao.net
 
B

boy8xkute

ah`! cảm ơn nhìu
cảm ơn vì đã phân tích giúp mình 1 số vấn đề

nhưng có ai có cái dàn bài hok. pm giùm mình đi
 
L

luckystar_8196

từ câu nói của bác hồ" có tài mà không có đức thì là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó "đó là một lời nhân xét rất đúng của bác hồ về một con người mà xã hội chúng ta ngày nay rất cần câu nói đó , cần một người vừa có đức mà phải vừa có đủ tài trí dể có thể đứa ra những sáng kiến , đóng góp hay cho mọi người làm cho cuộc sống của người dân ngày càng tiến bộ , văn minh
đúng vậy nếu ngưới có tài mà không có đức thì sẽ không đóng góp gì cho xã hội , không vì quyền lợi của người khác chỉ làm vì lợi ích của mình , đem lợi ích của bản thân lên hàng đầu và thậm chí có thể đưa ra những kế hoạch , những âm mưu và để thực hiện được nó chắc sẽ hi sinh rất nhiều thứ và có thể cả tính mạng con người .như vậy đó là một con người không tốt sẽ không được xã hội trọng dụng trở thành một người vô dụng
Còn người có đức mà không có tài thì cũng sẽ chẳng làm được điều gí thành công một cách trọn vẹn mặc dù đó là một người tốt nhưng người tốt mà không có được sự thông minh , tài trí thì cũng chẳng làm được điều gì lớn lao , cao cả góp phần xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
bởi vậy tài và đức là hai cái rất quan trọng của một con người , một người cần phải hội đủ hai diều này thì mới có thể thành công trong cuộc sống và giữa tình người với nhau .
vì vậy đức và tài phải luôn gắn liền với nhau , luôn tồn tại song song để hỗ trợ cho nhau góp phần làm nên một con người hoàn thiện .
:)>-:)>-:)>-
 
L

loi_96

1. Mở bài:
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c)Tình nhân ái giữa con người với con người:
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.
D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...

3. Kết bài: tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.


Ngoài ra còn một tình cảm nữa là tình yêu nam nữ nhưng mình nghĩ không phù hợp với lứa tuổi này nên không đưa vào. Bạn có thể đưa vào ca dao, tục ngữ vì đó cũng là văn học. Đây chỉ là các ý chính bạn cần nói, bạn có thể bổ sung thêm nhiều hơn nữa, mình chỉ nói sơ lược còn bạn thì phải đi vào từng tác phẩm để làm rõ nội dung. Ở đây mình có đưa vào một số tác phẩm học ở lớp trên bạn có thể mượn sách của anh chị để tham khảo và làm bài tốt hơn.
__________________
Qui định Diendan.hocmai.vn
Hướng dẫn sử dụng Diendan.hocmai.vn
Đấu trường Sinh học. Clik nhanh!

Anh sơn ơi ! Cố lên nhé !my love . i love sơn 4ever.
-> Dùi mài kinh sử ! hẹn gặp lại vào ngày 10/5/2010.
 
L

loi_96

1. Mở bài:
Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài:
a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:
Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.
D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
b) Tình cảm gia đình:
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-) thứ tình cảm rất gắn bó.
D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)
c)Tình nhân ái giữa con người với con người:
Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.
D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)...

3. Kết bài: tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.


Ngoài ra còn một tình cảm nữa là tình yêu nam nữ nhưng mình nghĩ không phù hợp với lứa tuổi này nên không đưa vào. Bạn có thể đưa vào ca dao, tục ngữ vì đó cũng là văn học. Đây chỉ là các ý chính bạn cần nói, bạn có thể bổ sung thêm nhiều hơn nữa, mình chỉ nói sơ lược còn bạn thì phải đi vào từng tác phẩm để làm rõ nội dung. Ở đây mình có đưa vào một số tác phẩm học ở lớp trên bạn có thể mượn sách của anh chị để tham khảo và làm bài tốt hơn.
__________________
Qui định Diendan.hocmai.vn
Hướng dẫn sử dụng Diendan.hocmai.vn
Đấu trường Sinh học. Clik nhanh!

Anh sơn ơi ! Cố lên nhé !my love . i love sơn 4ever.
-> Dùi mài kinh sử ! hẹn gặp lại vào ngày 10/5/2010./:)
 
Top Bottom