[Văn 8] Giới thiệu về 1 loại cây công nghiệp.

C

conang_buongbinh3007

giới thiệu vê` 1 loài cây công nghiệp ( cà phê , tiêu , chè , điều , . . . . . . . . . . . . . . . .)

Cây Cà phê (^_^)
Cà phê Catimor là một giống lai giữa chủng Hbrid de Timor với chủng Caturra nên được gọi là Catimor, cây thấp, cành ngắn nên có thể trồng với mật độ dày (6.666 cây/ha = 1,5m x 1m hoặc 5.000 cây/ha = 2m x 1m). Nhập vào nước ta trồng thử nghiệm từ năm 1984, sau đó lấy giống từ Bồ Đào Nha năm 1990, trồng đại trà tại Khe Sanh-Quảng Trị và Sơn La. Ưu điểm là tính kháng bệnh rỉ sắt cao, tán lá dày che kín hạn chế sự phá hoại của sâu đục thân. Ở Colombia trên 60% diện tích là trồng giống này.Tuy nhiên nguyên nhân thất bại là do đồng bào miền núi phía bắc chưa quen với loại cây có đặc tính và yêu cầu kỹ thuật cao, không được tập huấn đầy đủ nên trồng bừa bãi, dựa vào trời là chủ yếu như trồng cây mì cây ngô.Nay tình hình đang được cải thiện mạnh mẽ. Cà phê là cây có hoa chùm lưỡng tính, tự thụ phấn. Cây có rễ cọc, thân gỗ, trong hoang dã có thể cao đến 15 mét. Cho trái tốt trong 30-50 năm và có thể đến trên 70-80 năm.Thích hợp với đất đai trong vùng nhiệt đới khoảng từ 25o vĩ bắc – 30o vĩ nam, tốt nhất là đất có nguồn gốc từ phún thạch (Bazan nâu-đỏ hay Pôzolic vàng-đỏ) của các vùng cao nguyên, có độ ẩm trên 70%, mưa nhiều, nhất là những vùng chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thích nhiều ngày nắng, ánh sáng tán xạ, có nhiều cây che bóng.Cây cà phê được trồng ở nước ta có 3 giống gồm cà phê Vối (Robusta) chiếm hơn 90% diện tích, cà phê Chè (Arabica) gần 10% và cà phê Mít (Excelsa) chỉ khoảng 1%.Ở Việt Nam cây cà phê xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX ở vùng Di Linh, Bảo Lộc và sang đầu thế kỷ XX ở vùng Phủ Quỳ, Nghệ An. Nhưng số cà phê trồng ở Phủ Quỳ tỏ ra không thích hợp chủ yếu là vì thời tiết nên số diện tích đã không phát triển mặc dù vẫn tồn tại. Ngược lại số diện tích trồng ở Di Linh cho kết quả rất khả quan vì sự tương thích của khí hậu, thổ nhưỡng nên nhanh chóng lan ra khắp Cao nguyên Trung phần.Bên cạnh giống cà phê mít và cà phê vối được trồng đầu tiên, đến khoảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp thì giống cà phê chè mới xuất hiện.Tuy nhiên ở nước ta cây cà phê được trồng vẫn còn ở mức độ thăm dò là chính. Đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn, lượng cà phê tiêu thụ trong nước còn ít, xuất khẩu chưa đáng kể và còn do chiến tranh liên miên. Nhưng trước năm 1975, “Cà Phê Buon Ho” đã trở thành một thương hiệu khá nổi tiếng, được thương nhân Hồng Công ưa chuộng.Sau ngày thống nhất đất nước, số diện tích cà phê của cả nước mà chủ yếu ở Tây nguyên mới chỉ hơn 1000ha trong đó khu vực tư nhân chiến gần một nửa với qui mô nhỏ lẽ. Số diện tích này tập trung nhiều trong khu vực chung quanh Di Linh, Bảo Lộc và Buôn Ma Thuột, Đak Lak.Diện tích cà phê phần nhiều là do quá trình cải tạo XHCN trong nông nghiệp và của những người bỏ ra nước ngoài để lại. Ban đầu, do ngành nông nghiệp địa phương quản lí. Về sau mới thành lập Công ty cà phê ca cao, tiền thân của Liên Hiệp Các Xí nghiệp Cà phê Việt Nam, nay là Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.Bên cạnh việc phát triển diện tích dưới sự quản lí của các Xí nghiệp, Nông trường quốc doanh, trong việc hợp tác kinh tế với các nước XHCN anh em đã cho ra đời nhiều Xí nghiệp Liên Hiệp Cà phê kết hợp với chính sách di dân đi vùng kinh tế mới, số diện tích còn lại được phát triển chủ yếu trong những vùng cư dân theo đạo Công giáo là chính.. Nhà nước đã giao cho các Công ty Ngoại Thương bao tiêu xuất khẩu và cung cấp vật tư, hàng hóa đối lưu. Do đem về ngoại tệ và vật tư quý hiếm phục vụ sản xuất trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn nên cà phê mới thực sự bắt đầu có giá. Từ đó diện tích được mở rộng dần dần một cách tự phát trong dân.Nhưng mặt trái của lối làm ăn tập thể cũng xuất hiện cùng với một qui trình sản xuất duy ý chí, lạc hậu, không hợp lí đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê rất thấp, dẫn đến thua lỗ. Đời sống của người sản xuất cà phê rất khó khăn. May thay chính sách liên kết, khoán vườn cà phê cho công nhân và người sản xuất, trả vườn cà phê về cho chủ cũ kịp thời ra đời đã làm hồi sinh cây cà phê trên đất Tây Nguyên. Qui trình sản xuất cũ kỹ lạc hậu bị dẹp bỏ. Lúc này diện tích đã tăng lên rất đáng kể. Chủ yếu là phát triển giống cà phê Robusta, một giống dễ trồng, có khả năng kháng được nhiều loại sâu bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật cao.Bằng sức lao động bền bĩ, sáng tạo có tính truyền thống, năng suất cà phê nhân bắt đầu gia tăng vượt bậc, từ 800kg đến 1.000kg/ha lên 2,5tấn rồi 3tấn/ha, thậm chí có nơi 4 tấn/ha hoặc trên nữa. Lại thêm cơn bão giá ập đến : 1 tấn cà phê nhân bằng 15-17 tấn gạo.Cây cà phê thực sự trở thành cây vàng cây bạc. Người ta đua nhau đi lên miền núi khai hoang trồng cà phê. Đến các thành phố lớn đều nghe râm rang chuyện đi trồng cà phê. Các công ty kinh doanh nông sản, thực phẩm ở đồng bằng cũng tham gia vào mặt hàng cà phê…Diện tích trồng mới tăng lên nhanh chóng khi có thêm sự tham gia của các tỉnh miền trung. Cây cà phê đã vượt tầm kiểm soát, vươn lên chiếm lĩnh vị trí hàng đầu của ngành sản xuất nông nghiệpĐột ngột, đồng tiền của Bra-xin, nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới, bị mất giá kéo theo sự rớt giá thảm hại chưa từng có của ngành cà phê. Cả nước ta loay hoay với điệp khúc: trồng – chặt phá , tiêu – điều – cà phê…không theo một định hướng nào cả.Bước sang thế kỷ XXI, tình hình tạm ổn định, cây cà phê được phát triển ở vùng miền núi phía bắc nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của một bộ phận lớn nông dân. Nhưng kế hoạch thất bại vì nhiều nguyên nhân. Vấn đề hiện nay vẫn còn được mổ xẻ để rút ra bài học sâu sắc trong việc định hướng phát triển bền vững cho cây cà phê ở Việt Nam.Ngày nay, với diện tích cả nước vào khoản 525.000ha, tổng sản lượng ước đạt 1,2 triệu tấn nhân, Việt Nam đã vươn lên chiếm vị trí số 1 trong thị phần xuất khẩu cà phê Robusta của thế Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê. Chúng ta ai cũng nghỉ, ai cũng nói nhiều… rằng người nông dân bao giờ cũng là người vất vả… Tôi đồng ý về điều này, nhưng cũng đừng chỉ nghỉ rằng họ là người khổ duy nhất trên đời này. Tôi thấy thật ra, làm cà phê cũng đâu vất vả lắm và mặc dù Nhà nước có mua tạm trữ cà phê hay không, tôi thấy làm cà phê vẫn đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân so với trồng các loại cây khác. Trồng cà phê có nhiều chỗ để học hỏi và vẫn dễ làm hơn bất cứ ngành nghề nào khác…Tôi ở một xã của huyện Krông Búk – Đắk Lắk, nơi đây trồng cà phê rất nhiều và người dân sống chủ yếu cũng bằng nguồn thu từ cà phê. Theo kinh nghiệm trồng cà phê trong hơn chục năm nay, tôi thấy bình quân 1 ha đầu tư cao lắm cũng chỉ chừng 35 triệu và 1ha nếu chăm tốt cũng đem về ít nhất cũng phải 3,5 tấn nhân xô trở lên. So với giá cà phê niên vụ 2009 – 2010: 23.500 đồng/kg, thì 3,5 x 23.500 = 82.250.000 đồng. Cộng trừ nhân chia các loại vẫn còn dư (lợi nhuận) hơn 47 triệu đồng.Vậy tại sao cứ phải than van rằng người nông dân là người cực khổ nhất… đấy mới chỉ là nguồn thu từ cà phê, chưa kể việc trồng thêm nhiều cây ăn trái xen vào cây cà phê, nuôi cá, gia súc, gia cầm… sẽ có rất nhiều nguồn thu khác nhau, mà đó lại là những nguồn thu thường xuyên nữa.Nước ta đã gia nhập WTO vì vậy mọi biến động giá cả trên thế giới đều bị ảnh hưởng đến giá cả nội địa, nếu không muốn vi phạm những cam kết. Chứ chưa nói gì đến chất lượng cà phê do chúng ta sản xuất ra. VN mình đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê nhưng về chất lượng thì sao???? Vấn đề không phải là Nhà nước hỗ trợ bao nhiều nghàn/kg, mà chúng ta hãy tính chi phí/đơn vị diện tích. Để có được cách lựa chọn tốt nhất….Nếu bài viết này có làm phật lòng ai…thì mong bà con thông cảm! Tôi thấy bà con kêu ca nhiều quá nên… mới nêu ra những nhận định trên.Hiện nay, ở một số huyện của Đăk Lăk, người nông dân được Công ty Vườn sinh thái Trung Việt hướng dẫn kỹ thuật ủ phân vi sinh bằng vỏ cà phê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giảm chi phí mua phân bón hoá học và ảnh hưởng đến môi trường.
Theo Công ty Vườn sinh thái Trung Việt thì phương pháp ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê khá đơn giản, rẻ tiền và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ các chất bao gồm 1.000 kg vỏ cà phê + 200 kg phân chuồng +10-kg-phân-urê-và-2-2,5kg-chế-phẩm-men-vi-sinh. Tất cả được trộn đều, tưới ẩm và vun thành luống cao khoảng 1,3- 1,5m, bề rộng luống từ 2,3 đến 3m. Sau đó dùng bạt hoặc rơm rạ phủ đống ủ để giữ ẩm và giữ nhiệt. Sau khoảng 25-30 ngày thì tiến hành đảo trộn đống ủ một lần và tưới nước bổ sung nếu-đống-ủ-thiếu-ẩm. Tác dụng chính của phân chuồng, phân urê và chất lên men vi sinh là làm cho vỏ cà phê nhanh hoại mục. Sau 2-2,5 tháng ủ có thể sử dụng loại phân này để bón cho cây trồng. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì vỏ cà phê có hàm lượng đường rất cao (14,4%), trong đó đường khử chiếm 12,4% cùng với hàm lượng protein (10,1%) với 18 loại axit amin và hàm lượng hữu cơ trong đó cũng rất cao. Hàm lượng Cenllulosetrong vỏ cà phê là 63,2%, lignin 17,7% hai thành phần trên nếu được phân huỷ sẽ tạo mùn. Ngoài ra, còn có các loại khoáng vi lượng khác rất có lợi cho cây trồng. Nhiều bà con nông dân ở Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, CưMgar…cho biết, nhờ hàm lượng hữu cơ cao, vi sinh vật có ích và hàm lượng dinh dưỡng khoáng đầy đủ của phân hữu cơ vi sinh làm từ vỏ cà phê sau khi bón cho cây trồng giúp đất tơi xốp, kích thích sự phát triển bộ rễ, giảm hàm lượng phân hoá học, giảm sâu bệnh hại và ô nhiễm môi trường nâng cao hiệu quả kinh tế.

P/S: Nhơ' Thank nhaz pan!!:D:D

 
Top Bottom