1. Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 8 năm 1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam,Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ,đến Túc Vinh,Quảng Tây,người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943) tuy bị đày ải vô cùng cực khổ,Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật ký (nhật ký trong tù) Như vậy Nhật ký trong tù là tập nhật ký bằng thơ được viết trong tù
2. Nội dung tập Nhật ký trong tù
a. Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa,đen tối của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch
b. Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú,cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này,có thể xem Nhật ký trong tù như một bức chân dung tự họa cong người tinh thần chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại,lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ Quốc,khát khao tự do,là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù,Người vẫn ung,tự tại,tràn trề tinh thần lạc quan.
- Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la,thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người,nhạy cảm với niềm vui,nỗi đau của con người
- Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập Nhật ký trong tù bộc lộ cốt cách của một thi nhân,một nghệ sĩ lớn