[văn 8]Giải thích

J

jiangqing55

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: " Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." E hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy giải thích.

Mình sắp thi ùi có ai có bài văn nào đề này không giúp mình với:)
 
L

ly_lovely_16111997

Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. Trước hết cái " khó vì ngăn sông cách núi" : Sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản chở bước tiến của con người. Kế đó là cái " khó vì lòng người" : Lòng người hay nản chí thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đã vội thối lui, chùn bước. Trước hai cái khó ấy thì cái khó ở lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào có thể vượt núi, qua sông được.

Ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó đúng là một bí quyết giup ta thành công trong cuộc đời. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ đường đời lại nhiều ngả rẽ quanh co. Trên đường ta đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn đạt được mục đích của cuộc đời thì chúng ta không thể lùi bước mà phải đương đầu với những việc khó khăn mà sức người tưởng chừng như không thể nào làm được. Đứng trước những tình huống khó khăn, phức tạp âý, chúng ta cần phải có lòng tự tin, có ý chí quyết tâm thì mới có thể thành đạt. Và để vượt được lên trên mọi chướng ngại, điều trước tiên là ta phải chiến thắng bản thân mình. Ta phải tự rèn luyện cho mình ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gan thép để có đủ sức mạnh vượt qua sông sâu, núi cao. Chính có ý chí, có lòng quyết tâm cao nên những đòn thám hiểm mới dám vượt đại dương, leo tận đỉnh núi Hi Mã Lạp Sơn trong những điều kiện khó khăn để chinh phục thiên nhiên...

Thế nhưng trong thực tế, có không ít những người không tự rèn luyện mình để có dược ý chí bền vững như vậy. Họ dể nản chí, ngã lòng trước phong ba bão táp. Đó là những kẻ thiếu nghị lực, gặp khó là chùn bước, là thối lui. Những hạng người này luôn gặp thất bại trong cuộc đời. Ta phải nên hiểu rằng không khó khăn nào mà con người không vượt qua được cả. Sống trong đất nước bị nô lệ, dân tình khốn khó lầm than, Bác Hồ với tấm lòng yêu nước, thương dân, chỉ bằng đôi tay trắng cùng với lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trước mặt để cho ta có được ngày hôm nay. Đây là một tấm gương đáng để cho chúng ta cần học tập mà Bác đã từng dạy :

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Đúng là " quyết chí" thì ta sẽ làm nên". Nếu tất cả mọi chúng ta ai cũng hiểu được chân lí ấy, thông minh sáng suốt nhận định mọi sự vào quyết tâm hành động thì chúng ta sẽ biến được ước mơ thành hiện thực.

Nói tóm lại, lời răn dạy học trò của Nguyễn Bác Học là một phương châm sống đúng đắn. Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình huống nào, chúng ta vẫn có thể chiến thắng nếu có ý chí và lòng quyết tâm cao. Đây là một bài học sâu sắc mà chúng ta cần ghi nhớ trong việc rèn luyện bản thân. Ngay từ trong học tập, nếu ta thực hiện tốt lời khuyên trên thì ta sẽ đạt được kết quả mong muốn. Và đừng bao giờ quên " Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
 
T

thaonguyenkmhd

Thực tế cuộc sống cho ta thấy rõ một điều hiển nhiên như chân lý. Đó là dù hành trình cuộc đời luôn luôn gặp biết bao khó khăn, trở ngại, đầy thử thách, chông gai, nhưng nếu có ý chí, nghị lực, không lùi bước, không sờn lòng nản chí, luôn luôn biết vươn lên phía trước, thì chúng ta sẽ vượt qua và đi về tới đích. Đúng như Nguyễn Bá Học đã từng nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”.



“Đường đi khó không phải khó vì ngăn sông, cách núi” . Con “đường đi” mà Nguyễn Bá Học nói ở đây vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. Nghĩa đen là dùng để chỉ con đường ta thường đi hàng ngày. Còn nghĩa bóng là muốn chỉ con đường đời. Ai đã từng thường xuyên đi đường, nhất là đi xa sẽ thấy rõ rất ít con đường trên thế gian này lại toàn bằng phẳng, êm dịu, mà trái lại thường đầy sông suối, núi non điệp trùng, khúc khuỷu, gập ghềnh, quanh co làm cản trở bước chân con người. Và con đường đời, hành trình về phía chân trời tương lai sự nghiệp của chúng ta cũng vậy: khó khăn chồng chất khó khăn, luôn luôn bị “ngăn sông cách núi”:
"Hình khe, thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh Phụ Ngâm)​
Trong bài thơ “Đi Đường”, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta chẳng từng đã viết “Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, đó sao?


Nhưng cái khó khăn của đường đời như thế vẫn chưa đáng sợ, mà cái đáng sợ nhất mà Nguyễn Bá Học nhấn mạnh ở đây là “lòng người ngại núi, e sông”. Nghĩa là lòng người sợ khó khăn, gian khổ. Thực tế đã cho ta thấy rõ trên con đường đi tới mục đích cuối cùng cao đẹp của cuộc đời, vì gặp quá nhiều chông gai, gian nan, trắc trở, nên đã có biết bao người mềm lòng, nản chí, buông xuôi đầu hàng. Và kết cục họ chẳng làm được việc gì có ý nghĩa cho đời, chẳng đạt được mục đích nào cao đẹp. Chả thế mà Marai Sador đã từng khẳng định” Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đây là thất bại thảm hại nhất”. Sự thất bại với chính bản thân mình, nghĩa là sự thất bại của sự yếu mềm, của lòng “người ngại núi, e sông” là sự thất bại của mhững người thiếu ý chí, không dám đương đầu với khó khăn thử thách. Những con người ấy chẳng thành công trong bất cứ công việc gì. Họ không xứng đáng làm “Một hành nhân” trên con đường đời đầy chông gai của cuộc sống.


Ở câu nói trên, ông Nguyễn Bá Học đã sử dụng cặp từ “ không phải …mà”, theo cách phủ định để khẳng định: điều quan trọng nhất là thái độ của con người trước khó khăn, gian khổ, chấp nhận để khắc phục mà tiến lên, hay buông xuôi, đầu hàng? Trước cuộc sống trăm màu, nghĩa vẻ, đường đời lại khúc khuỷnh gập ghềnh, cheo leo họ, chỉ có những người không sợ mỏi gối, chồn chân, với bản lĩnh kiên cường và ý chí nghị lực mạnh mẽ, sẵn sàng đạp bằng mọi gian khổ, quyết vươn lên phía trước, không bao giờ lùi bước, không một chút mảy may “ngại núi e sông” và luôn luôn biết chiến thắng bản thân mình… thì mới hoàn toàn đi tới đích cuối cùng và giành được thắng lợi vẻ vang


Tóm lại lời khuyên của Nguyễn Bá Học hoàn toàn đúng đắn và rất sâu sắc, có ý nghĩa như một phương châm, triết lý hành động để phấn đấu cho sự nghiệp vinh quang của tất cả chúng ta ngày nay. Lịch sử dân tộc ta đã chỉ rõ những tâm gương cao đẹp gặt hái được nhiều chiến công trên đường đời và làm “nên sự nghiệp lớn” đều là những con người ý thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí, bản lĩnh tinh thần thép, luôn luôn biết chế ngự hoàn cảnh, không sợ khó, sợ khổ quyết không mềm yếu, đầu hàng trước khó khăn trở ngại. Tấm gương vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta đang sống là tấm gương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Với lý tưởng và ham muốn tột bậc “Tổ quốc tôi được độc lập, nhân dân tôi được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được học hành” (Lời Bác Hồ trả lời các nhà báo), chàng trai Nguyễn Tất Thành đã xuất dương tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Bằng ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó phi thường và với khát vọng độc lập tự do cho Tổ quốc cháy bỏng, Bác Hồ chỉ với một viên gạch hồng đã chống lại cả mùa đông băng giá của Châu Âu, đã đi khắp chân trời châu Mỹ, châu Phi quyết tìm cho được “Chiếc cẩm nang thần kỳ”- đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi trở về nước, với “Chiếc cẩm nang” thần diệu ấy, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn ghềnh thác và đi đến bến bờ thắng lợi để có ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử: “Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình” và “Chín năm làm một Điện biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Thấm nhuần lời khuyên của Bác “Không việc gì khó; chỉ sợ lòng không bền; đào núi và lấp biển; quyết chí ắt làm nên”, lớp lớp cháu con đã lên đường vượt Trường Sơn nhiều núi cao vực thẳm, sông sâu, quyết tâm chống Mỹ, giải phóng Miền Nam để có ngày 30/4 “Tuyệt trần nắng đẹp ; Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta! Chúng con đến xanh ngời ánh thép; Thành phố Người lộng lẫy cờ hoa” (có thể lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương khác trong các lĩnh vực thể thao, khoa học, văn hoá: Nhờ có ý chí, nghị lưc, tinh thần vượt khó, không ngại núi, e sông không gục ngã trước số phận éo le nên đã làm nên sự nghiệp lớn như Bạch Đình Vinh bị bại liệt, bị mất tiếng nói… mà vẫn là sinh viên của ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương mại và Công nghệ thông tin của Bách khoa hay tấm gương người thương binh Nguyễn Xuân Năng cụt cả hai cánh tay mà vẫn giành được huy chương bạc môn bóng bàn trong đại hội Paragames được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen…)


Những điều đã phân tích trên cho ta thấy đường đời không chỉ toàn rợp bóng mát dịu êm và hạnh phúc mà là đầy chông gai với muôn vàn thử thách. Đừng mềm lòng, nản chí bạn nhé! Hãy coi những thử thách ấy là “Lửa thử vàng” làm cho sức lực ý chí và bản lĩnh của ta vững vàng hơn, dễ đi đến thẳng lợi hơn. Đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy “Sống ở trên đời người đúng vậy; gian nan rèn luyện mới thành công”.
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Dàn Bài Gợi ý
*Mở bài:Vai trò vvaf ý chí trong mọi công việc
Dẫn câu nói của Nguyễn Bá Ngọc
*Thân bài:
CÂU NÓI TRÊN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
-Nghĩa đen:con đường ta đi,muốn tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao,sông sâu.Nếu quyết tâm vẫn tới đích được
-Nghĩa bóng:(nghĩa chủ yếu của câu nói):đường ở đây chỉ cái đích mà con người muốn đi,muốn đạt được (con đường có đích)
+sông núi ở đây có ý chỉ mọi trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan,lòng người ở đây chỉ ý chí của con người
Hiểu như vậyta thấy ý trọng tâm của câu nói là:sức mạnh của ý chí con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách dù nó to lớn đến chừng nào.
-tại sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà lại khó vì lòng người ngại núi e sông?
-tại sao đường đi tới đích không khó vì những trở ngại khách quan bên ngoài:
Những trở ngại trong cuộc đời có nhiều thực nhưng không phải là không thể vượt qua.Núi cao bao nhiêu đi nữa nếu trèo mãi cũng tới đỉnh,sông sâu đi bao nhiêu chăng nữa chèo thuyền mĩ cũng qua.Mọi khó khăn gian khổ mà ta gặp phải trên con đường tới đích chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực của ta chứ không thể nào chặn đứng đường ta đi,buộc ta phải lùi bước.Đường đi''không khó vì ngăn sông cách núi là như vậy''
-Tại sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông?
Nghị lực để thực hiện ý muốn là điều có nghĩa quyết định khi muốn làm bất cứ chuyện gì.Có ý chí quyết tâm ,người ta có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đi tới đích.Thiếu ý chí đường dù đi bằng phẳng cũng chẳng dám vượt qua
MỘT SỐ DẪN CHỨNG MINH HỌA:
+Nhờ có ý chí quyết tâm sắt đá,Crittop Côlong đã vượt biển với bao thử thách gay go để tìm ra Châu Mĩ
+Nhờ có ý chí con người đã bay vào vũ trụ,đổ bộ lên mặt trăng xa xôi
+Thực tế lịch sử dân tộc ta:các cuộc kháng chiến quân xâm lược đều là thử thách ý chí sắt đá của dân tộc ta.Cuối cùng ta đã chiến thắng
+có thể nêu một số dẫn chứng mà bản thân học sinh biết để lấy dẫn chứng
*Kết bài:
+khẳng định câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn
+Khẳng định công lao của tác giả trong văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ 20
+Bài học rút ra :luôn luôn rền luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày.chỉ có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn
 
Top Bottom