"Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
*(Tức cảnh Pác Bó)
-Nói về hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" ra đời năm 1941, tại hang Pác Bó, Cao Bằng, khi Bác vừa trở về nước sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài.
-Nói về tinh thần cách mạng của Bác:
+Dù Bác ăn cháo bẹ, rau măng nhưng Bác vẫn tràn ngập niềm vui của một con người biết vượt lên hoàn cảnh để hướng tới mục tiêu cao cả, đó là sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+Dù bàn đá có chông chênh đến mấy đi chăng nữa thì Bác vẫn tận tuỵ, điềm tĩnh để dịch cuốn sử đảng của Liên Xô để về áp dụng cho các cuộc cách mạng ở nước ta dành thắng lợi.
+Cuối cùng,Bác chốt lại 1 câu:''Cuộc đời cách mạng thật là sang''. Câu cuối thể hiện Bác vẫn luôn sáng lên tinh thần cách mạng dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
"Trong tù khôg rượu cũng khôg hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
*(Ngắm trăng)
-Nói về hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
-Nói về tình yêu thiên nhiên của Bác:
+Qua bài thơ ta thấy được Thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị. Phép đối, nhân hoá, giàu hình ảnh của bác đã thể hiện qua bài thơ , qua đó ta có thể cảm nhận đc Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của bác lúc đó ..
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta như được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….
+Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình. Đọc xong thì nhớ Thank mình nha!