[ văn 8 ] đề thi chất lượng học kì I

Status
Không mở trả lời sau này.
B

boboiboydiatran

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 (1,5 điểm)
Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?Nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp nghệ thuật đó?
a) Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời.
b) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
c) Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Câu 2 (1,5 điểm)
Thế nào là câu ghép?trong các câu sau câu nào là câu ghép?Quan hệ giữa các câu ghép này là gì?
a)Các em phải gắng học để thầy mẹ các em được vui lòng và để thầy dạy các em được vui sướng.
b)Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
c)Trong những phút này ,chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn bao giờ hết.
Câu 3 (2 điểm )
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh hoa đào và hình ảnh Ông đồ ở khổ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên . (Không quá 12 câu )

(đây là khổ cuối trong đề không có nhưng mình post nên cho mọi người tiện làm
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?​
)
Câu 4 (5 điểm )
Viết bài giới thiệu về vật dụng trong gia đình.
(lưu ý : là bài tự nghĩ, không sao chép trên diễn đàn hay bất cứ trang mạng khác )
 
W

whitetigerbaekho

Câu 1
a, Nói quá là Bác đã mất rồi trong khi đát nước đang yên bình
Đó là 1 nỗi đau lớn, một mất mát không thể vun đắp của dân tộc
 
H

happy.swan

Câu 3 (2 điểm )
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh hoa đào và hình ảnh Ông đồ ở khổ cuối bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên . (Không quá 12 câu )

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

=> Hình ảnh hoa đào xuất hiện lần hai: kết cấu đầu cuối tương ứng.
=> Hình ảnh hoa đào báo hiệu mùa xuân, mùa xuân thường nhắc tới để nói về những hình ảnh rất đẹp của ngày Tế, tục xin chữ đầu năm. Song năm nay lại ko còn hình ảnh ấy. Không chỉ hình ảnh ông đồ mà những người xin chữ cũng không còn.

Câu hỏi cuối: Hồn ở đâu bây giờ? không chỉ để hỏi người khác mà còn hỏi chính mình. Câu hỏi như xoáy sâu vào tâm can của chính con người.
Sự đối lập với hình ảnh hoa đào và ông đồ trong khổ trước.
 
N

naniliti

P/s -> @whitetigerbaekho: Hình như ở bài 1 không phải câu a sử dụng biện pháp nói quá mà là câu c chứ nhỉ :D :


c.
Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Nói Quá Ở Chỗ: "Sỏi đá" không thể thành "cơm" được, vậy mà câu thơ như khẳng định rằng: với sức mạnh phi thường của con người, mọi thứ sẽ thành sự thật
=> Nổi bật và tăng lên sức mạnh của ý chí, của sức lao động con người

Tác dụng nè: :)
Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nói quá để chứng tỏ khi con người có lòng kiên trì, có ý chí nghị lực, có quyết tâm đạt được mục tiêu biết lao động, thì dù cuộc sống hiện tại của ta đang nghèo nàn thế nào. Mảnh đất của ta đang sống có cọc cằn sỏi đá bao nhiêu. Chỉ cần 2 bàn tay trắng, ta sẽ có thể gây dựng nên 1 cuộc sống no ấm, đủ đầy :)

Bài cuối: Bạn tự chọn đồ dùng cần giới thiệu rồi tìm thêm dẫn chứng ghép vào dàn bài hoặc thay đổi trình tự ý của dàn bài sau:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật dụng gia đình đó
Thân bài:

[TEX]1[/TEX]. cấu tạo ngoài:

- Hình dáng:
( Các bộ phận bảo vệ phía ngoài thế nào? )
- Màu sắc: Trắng,xanh ,tím….
- Chất liệu: Vỏ làm bằng sắt,nhựa… trang trí…
- Tác dụng : Bảo vệ, làm đẹp.

[TEX]2[/TEX]. Cấu tạo trong:

- Nêu cấu tạo bên trong cùa vật dụng đó
- Tác dụng của nó

[TEX]3[/TEX]. Cách sử dụng và bảo quản :

- Có thể nêu cách chọn mua đồ tốt ( có thể nhé )
- Mới mua về
- Trong quá trình bảo quản: Vệ sinh sạch sẽ, nếu là đồ dùng nguy hiểm tới trẻ nhỏ thì nên cất giữ an toàn, để xa tầm với trẻ em
Trong quá trình sử dụng tránh va đập, làm rơi, vỡ.....

[TEX]4[/TEX]. Phân loại: Mẫu mã…, giá thành… ( Có thể thêm hoặc bớt phần này nếu thấy cần thiết )

[TEX]5.[/TEX]. Tác dụng của vật dụng với gia đình

Kết bài: Khái quát lại vai trò ý nghĩa của vật dụng.
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

Bài 2:
[TEX]1.[/TEX] Câu ghép là câu có hai hay nhiều vế câu có quan hệ về ý ghép lại với nhau tạo thành

[TEX]2.[/TEX] Các câu ghép: - Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
=> quan hệ mục đích

- Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời.
=> q/h tương phản
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom