Văn 8 - Đập đá ở Côn Lôn

P

pokemon_011

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Vấn đề được nói tới ở đây là cảnh nhà thơ bị bắt giam.Cảnh bị tù đầy của mình được nhà thơ nói bằng giọng đùa vui hóm hỉnh.Trong câu phá đề này,điệp từ vẫn nhằm nhấn mạnh,khẳng định cho thấy khí phách ngang tàng của trang anh hùng hào kiệt và cốt cách của một bậc phong lưu tài tử.Thông thường khi nói đến việc bị bắt vào tù người ta dẽ nhấn mạnh vào khía cạnh rủi ro,đau khổ hay kiếp sợ.Nhưng ở đây nhà thơ lại xem chẳng có gì là khủng kiếp,đáng buồn mà chỉ xem đó là những giây phút nghỉ chân sau những ngày sôi nổi hoạt động.Thực chất đâu phải như thế,tác giả bị áp giải đi nào là với xiềng sắt,trói chặt vào trong tù lại bị giam chung với bọn tù xử tử.Thế mà nhà thơ vẫn một phong thái đường hoàng,tự tin,ung dung,thanh thản,lạc quan.Từ đó cho chúng ta thấy được khí phách bất khuất,ngang tàng không chịu khuất phục hoàn cảnh của cụ Phan Bọi Châu.
Câu 2:
Đã là khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu.

Nếu như hai câu đề là giọng đùa vui hóm hỉnh thì giọng thơ ở đây lại có vẻ ngậm ngùi thương cảm cho cảnh ngộ hiện tại của mình:là người tù khách không nhà,người có tội.Hai từ đã,lại mở đầu hai câu thơ này càng nhấn mạnh them tình cảnh ấy.Với cách gắn khách không nhà với bốn bể năm châu nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh người tù một cách phóng khoáng lớn lao và phi thường.Nhà thơ nói đến tình cảnh bôn ba làm cách mạng của mình,cuộc đời đầy sóng gió bất trắc của mình như vậy đâu phải than than bởi vì đằng sau cảnh bi kịch ấy của ông là bi kịch lớn của cả đất nước.Từ tư tưởng đến giọng điệu bốn câu thơ đầu bài thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời,thái độ ngạo nghễ,coi thường lao tù của người tù thi sĩ Phan Bội Châu.
Câu 3:
Trong hai câu luận:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Các động tác dang tay,mở miệng với lối nói khoa trương,phóng đại của bút pháp lãng mạng đã dựng lên được hình ảnh một người tù yêu nước,chí lớn,tài cao có tầm vóc,khí phách hiên ngang bất khuất.Trong cảnh tù đày ấy,con người ấy vẫn dang tay ôm chặt hoài bão lo cứu nước,cứu đời và mở miệng cười tan trước mọi thủ đoạn ghê gớm của kẻ thù.~>Thể hiện khẩu khí của người anh hùng, kiên định một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời và ngạo nghễ cười trước kẻ thù.
Câu 4:
Niềm tin mãnh liệt của nhà thơ thể hiện ở hai câu kết:
Thân ấy vẫn còn,còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Hai tiếng còn đứng kề bên nhau ở giữa câu thơ kiến cho người đọc phải ngắt nhịp một các mạnh mẽ,làm cho bài thơ dõng dạc,dứt khoát,tạo nên âm điệu khẳng định chắc nịch,ý
chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước lo đời.Còn sống là còn chiến đấu,còn tin tưởng là còn sự nghiệp chính nghĩa của mình nhất định phải thắng lợi vì thế nên không sợ hiểm nguy nào.
 
Top Bottom