Văn Văn 8 Chứng minh

Đặng Thư

Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng năm 2017
1,288
1,446
249
19
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp mình đề văn này với ạ!
Đề: Hãy chứng minh lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta qua 1 số tác phẩm đã học: "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải và "Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra" của Trần Nhân Tông.
P/S: trưa mai mình cần

@lê thị hải nguyên @Bé Thiên Bình @Ngọc Đạt
 
Last edited by a moderator:

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Mọi người giúp mình đề văn này với ạ!
Đề: Hãy chứng minh lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta qua 1 số tác phẩm đã học: "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải và "Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra" của Trần Nhân Tông.
P/S: trưa mai mình cần

@lê thị hải nguyên @Bé Thiên Bình @Ngọc Đạt
Nam quốc sơn hà
+Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).
-Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
-Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
-Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
+Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).
-Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
+Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)
-Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
-Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
+Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
-Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.
Phò giá về kinh
-Hai câu thơ đầu nhắc lại chiến thắng có tính quyết định, trận Chương Dương và Hàm Tử. Hai địa danh vừa có ý nghĩa cụ thể về lịch sử, vừa có ý nghĩa tượng trưng=>vang lên trong lòng người dân Việt Nam, trong lịch sử như một thời đại hào hùng.
- Trận đánh Chương Dương xảy ra sau nhưng lại được Trần Quang Khải kể trước. Điều này phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhà thơ. Trận sau mới xảy ra, dường như còn nóng hổi, đang nức lòng mọi người.
- động từ mạnh Đoạt sáo nghĩa là cướp giáo, nhịp thơ nhanh gấp, mạnh mẽ, dứt khoát diễn tả thế trận chuyển hóa bất ngờ, mau lẹ, từ chỗ lùi bước đến đánh đuổi quân giặc, từ trường kì kháng chiến đến kháng chiến chớp nhoáng tiêu diệt kẻ thù.
Hai câu sau
- Nếu hai câu đầu kể về chiến công thì hai câu sau là lời kêu gọi nỗ lực xây dựng đất nước vững bền
=>không dừng lại ở niềm vui chiến thắng, không nghĩ đến việc nghỉ ngơi, hưởng lạc, ông đã nghĩ đến kế sách lâu dài với một tinh thần trách nhiệm, nhìn xa trông rộng.
=>xây dựng đất nước mãi mãi vững bền, mang lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân, bộc lộ niềm tin, niềm hi vọng vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
-Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã:

“ Trước………………không”
- Thời điểm : lúc về chiều, sắp tối.
- Xóm trước , thôn sau đã bắt đầu chìm vào sương khói.
- Anh sáng mờ mờ như khói phủ.sắc chiều man mác, chập chờn nửa như có nửa như không .
- Không khí êm đềm, tĩnh lặng.
“ Mục …………….. đồng”
- Tiếng sáo mục đồng.
- Cánh cò trắng, Trâu theo mục đồng về.
- Sự sống yên bình của thiên nhiên và của con người hòa quyện.
=>Cảnh vật bị màn sương, làn khói bao phủ nên lúc mờ lúc tỏ, vào dịp Thu Đông, có bóng chiều., sắc chiều man mác , chập chờn nửa như có nửa như không vào lúc giao thời giữa ban ngày và ban đêm ở chốn thôn quê.
-Con người nhà thơ:
- Cái nhìn “ vãn vọng” của vị vua – thi sĩ.
- Tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.
- Xúc cảm sâu lắng.
=>Là vị vua hiền, có tâm hồn bình dị, gần gũi với làng quê.
=>Một ông vua có tâm hồn cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta , nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi.


 
Top Bottom