[Văn 8] Cho mình hỏi ^^

A

angel_97

H

hongnhung.97

Các bạn cho mình hỏi là : Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu, tác giả sử dụng hình ảnh tiếng chim tu hú ở đoạn đầu bài thơ và đoạn cuối khổ thơ. Như vậy thì có tác dụng gì?
thể hiện rõ nét, chân thực tâm trạng của tác giả mỗi lần mỗi khác.
lúc đầu: thể hiện sự hào hứng đón chào mùa hè đầy sức sống (ta có thể nhận thấy được tình yêu thiết tha cuộc sống, niềm khao khát tự do và sự nhạy cảm của Tố Hữu)
lúc sau: thể hiện tâm trạng uất ức, đau khổ, ngột ngạt, bức bối của người tù
--> cho thấy sự tác động mạnh mẽ của tiếng Tu hú đến tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi
 
T

thuyhoa17

Các bạn cho mình hỏi là : Trong bài "Khi con tu hú" của Tố Hữu, tác giả sử dụng hình ảnh tiếng chim tu hú ở đoạn đầu bài thơ và đoạn cuối khổ thơ. Như vậy thì có tác dụng gì?

p/s: tks các bạn:)^^
- Hình ảnh con tu hú: đó là một biểu tượng của mùa hè, khi tiếng chim tu hú kêu là lúc báo hiệu mùa hè đến. Mùa hè bức bối đã đến, tác giả sử dụng hình ảnh con tu hú (khi con tu hú gọi bầy) để làm nền nói lên nỗi bức bách của nhà lao và tác giả muốn thoát khỏi cái cảnh búc bối đó
=> đặt ở đầu đoạn để mờ đầu cho mạch cảm xúc của toàn bài thơ.

- Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu: sau một hòi nói về cảnh vật xung quanh - một khát khao tự do thì tác giả lại trở về với cảm giác bức bối, tù ải của nahf lao, một sự chật vật để thoát ra khỏi cảnh tù túng. Nỗi bức bách lại dâng trào ở cuối bài thơ. Thể hiện tiếng gọi của quê hương vẫn đang day dứt, vẫn bên tai tác giả, nỗi đau đớn, bức bách ấy vẫn tồn tại.

* đây cũng là mọt kết cấu: đầu cuối tương ứng, mà Tố Hữu vận dụng để nói lên niềm khát khao tự do cháy bỏng của mình.
 
Top Bottom