[Văn 8] Chị Dậu và lão Hạc

L

loan208

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và lão Hạc là những hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản" Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố),"Lão Hạc" ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


|-)|-)|-)|-)

Tiêu đề:[ Môn học + lớp] + nội dung.

Nhắc nhở.
thân,
 
Last edited by a moderator:
S

sasani

Chị Dậu và lão Hạc là những hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Thân bài:
- Hình ảnh chung của người nông dân được tái hiện lại ra sao?
- Hình ảnh chị Dậu:
+ Hoàn cảnh gia đình: nghèo khó,....
+ Hoàn cảnh và nỗi đau những ngày sưu thuế. =
+ Cái kết cho cuộc đời của chị: Một màn đêm tối đen như mực như cuộc đời của chị.
=> cuộc đời leo lắt không có tương lai, Cuộc đời nghèo khó cơ cực đầy con người đến cùng.
- Gia cảnh của lão Hạc
+ Cuộc đời?
+ Gia cảnh và nỗi đau của lão khi thằng con trai đi làm ở đồn điền cao su (1 công việc có đi không có về)
+ Cái kết cho cuộc đời lão.
=> cuộc đời bị cái nghèo vây kín, bủa vây để sống quyết phải hết để giữ cái thanh cao.
- Kết lại cho số phận người nông dân: Cơ cực, nghèo khó bị những thế lực kìm kẹp giết
chêt dần dần
 
W

whitetigerbaekho

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “ tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn lão hạc đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời. Chính sự tàn ác ấy đã đẩy chị dậu, lão hạc cùng biết bao người nông dân khác vào bước đường cùng. Chị dậu, chỉ vì 2 đồng 7 tiền nộp sưu cho chồng đã phải chạy đông chạy đáo, phải bán chó , phải bán đứa con gái mới lên 7 bé bỏng của chị. Thế nhưng, thuế sưu, cái thứ thuế đẫm máu người nông dân ấy ko chỉ đánh vào đầu người sống mà còn đánh vào đầu người chết. Đó là em anh Dậu. “ Ngọn đèn “ của chị dậu đang đứng bơ vơ trước gió. Chị đã thiết tha xin khất sưu, tuy nhiên, lũ cai lệ với những lời lẽ sặc mùi chết chóc ko những ko tha mà còn đánh Anh dậu – 1 con ngừời đang cận kề tử thần. Kết thúc tác phẩm là “…” Nếu như cái nghèo ép chị Dậu bán caí Tý thì chính nó cũng đã ép Lão Hạc bán cậu Vàng. Bạn biết ko? Cậu vàng ko đơn giản là 1 con chó mà con trai lão gửi mà nó là niềm vui tuổi già của lão hạc, Người cháu yêu quý của con người già nua ấy! tuy nhiên ,Nghèo đói, bệnh tật, sự bất công đã đẩy lão vào chân tường của sự bế tắc. Cuối cùng, lão phải chết – cái chết đau đớn, cô đơn!
Dù vậy, những con ngưồi ấy lại tiềm tàng trong mình những phẩm chất vô cùng đáng quý. Nói đến chị dậu, ta lại nhớ tới 1 ngừoi vợ thương chồng, 1 người mẹ thương con, 1 người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Chị đã hết sức nhẫn nhục nhưng con giun xéo lắm cũng quằn chống lại sự độc ác, bất nhân của những kẻ lòng lang dạ sói. Còn lão hạc, lão vốn là 1 người cha yêu thương con. Vì con, lão có thể hi sinh tất cả. Vì con lão đã phải bán cậu Vàng, bán luôn sự sống của mình cho thần chết để thắp sáng cuộc đời cho con. Có người nói cuộc đời lão hạc như 1 dòng sông bên lở bên bồi, phân của lão – bên lở- thì cứ lở mãi để bờ bên kia được bồi đắp lên màu mỡ, tốt tươi… Ko chỉ vậy, con người tưởng chừng “ bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy lại là người giàu lòng tự trọng và vô cùng nhân hậu. Tôi, bạn, tất cả mọi người đều biết rằng: họ - những bông hoa sen thơm ngát ấy sẽ ko bao giờ bị xã hội phong kiến vùi dập mà phải “ hôi tanh mùi bùn” , đúng ko?
Bạn tham khảo
 
Top Bottom