[Văn 8] Cảm thụ VH

K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình hai câu:

1. Phân tích giá trị của từ "Gặm" và từ "Khối" trong câu thơ: "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt". <Nhớ rừng - Thế Lữ>

Gợi ý:

+Kết hợp với từ "Căm hờn"

Yêu cầu:

+Viết thành một đoạn văn diễn dịch ngắn (ko giới hạn câu)

2. Cho câu:

Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

Yêu cầu:

Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa hết lỗi về ngữ pháp rồi coi đó là câu chủ đề của một đoạn văn diễn dịch để viết tiếp thành một đoạn hoàn chỉnh từ 5-7 câu trong đó có sử dụng một câu đơn đặc biệt.

Cảm ơn~

Ps: Mình cần trước thứ 3 tuần sau :)
 
M

mia_kul

1. Phân tích giá trị của từ "Gặm" và từ "Khối" trong câu thơ: "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt".

- Từ "Gậm" và "khối" trong câu thơ "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" [chứ không phải "Gặm"] thể hiện sự căm hờn của con hổ bị giam cầm.
Khối- "một khối căm hờn"- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Danh từ "khối" và động từ "gậm" đã gây nên ấn tượng mạnh, thể hiện được độ lớn của sự việc bằng một danh từ & động từ thường chỉ với đồ vật.

Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám


"Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua truyện ngắn Lão Hạc"

-Truyện ngắn "Lão Hạc" được coi là một trong những truyện ngắn mang đậm giá trị hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930-1945. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua "Lão Hạc". Đó là hình ảnh về con người sống trong hoàn cảnh túng thiếu, nhưng đôn hậu, giàu lòng tự trọng và yêu thương con. Trong xã hội suy tàn, khốn khó, bản chất con người dần bị tha hóa, trở nên ích kỉ, khổ sở thì vẫn có những người nông dân đáng kính như Lão Hạc. Lão phải "gà trống nuôi con", yêu thương con hết mực, vì không đủ tiền cưới vợ cho nó nên ông phải sống cô quạnh với con chó Vàng. Nhưng số phận không để cho ông sống yên ổn, ông đã phải chọn cái chết để giữ lại cho mình lòng tự trọng. Lão Hạc chết trong khổ sở, nghèo đói, nhưng lão vẫn rất giàu, đó là tình người, lòng tự trọng.
 
K

kool_boy_98

1. Phân tích giá trị của từ "Gặm" và từ "Khối" trong câu thơ: "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt".

- Từ "Gậm" và "khối" trong câu thơ "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" [chứ không phải "Gặm"] thể hiện sự căm hờn của con hổ bị giam cầm.
Khối- "một khối căm hờn"- sự căm hờn của chúa sơn lâm quá lớn, chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Danh từ "khối" và động từ "gậm" đã gây nên ấn tượng mạnh, thể hiện được độ lớn của sự việc bằng một danh từ & động từ thường chỉ với đồ vật.


Mình cần một đoạn văn diễn dịch :), nếu làm như bạn thế thì mình cũng làm được. Mình có thể cho trước câu chủ đề, mọi người viết tiếp nhé~

Qua câu thơ đầu tiên của bài thơ "Nhớ rừng", Thế Lữ đã cho ta thấy sự căm phẫn tột độ của con hổ khi bị nhốt trong chuồng ở sở thú

[Câu này chưa được hay lắm, các bạn có thể sửa :D]

Dù sao cũng cảm ơn bạn đã giúp bài 2 :)
 
U

uocmovahoaibao

Câu 1:
Qua câu thơ đầu tiên của bài thơ "Nhớ rừng", Thế Lữ đã cho ta thấy sự căm phẫn tột độ của con hổ khi bị nhốt trong chuồng ở sở thú. Đường đường là một vị chúa tể sơn lâm oai nghiêm, ấy vậy mà bây giờ lại phải chịu cảnh bị giam cầm trong chiếc cũi sắc tối tăm, lạnh lẽo. Điều đó đã thúc đẩy sự căm hờn của một vị chúa lên đến tột cùng,
chất thành khối qua tháng năm, nó lớn đến mức con hổ có thể "gậm" được. Thế Lữ đã thực sự thành công khi sử dụng danh từ "khối" và động từ "gậm", nó như một ngọn lửa trào phúng, sẵn sàng ăn sâu vào cơ thể, đốt cháy tâm tư của đọc giả một cách mãnh liệt ...
 
H

huongmot

Bài 1
Qua câu thơ đầu tiên của bài thơ "Nhớ rừng", Thế Lữ đã cho ta thấy sự căm phẫn tột độ của con hổ khi bị nhốt trong chuồng ở sở thú với sự thành công của hai từ " Gậm" và "khối". Ngay từ ngữ đầu tiên của bài thơ, từ "Gậm", ta đã thấy trong đó một sự căm hờn đến độ con hổ phải ăn dần, ăn mòn, muốn cắn nát, nhai vụn nó ra. Nhưng dường sự có cố "gậm" thì cái nỗi căm hờn ấy chẳng vơi đi chút nào. Cái sự chất đống càng dày nên ấy được miêu tả rất thành công thông qua danh từ "khối". Cái sự căm hờn là cái hữu hình. Nhưng từ "khối" đã làm cho nó hiện hữu ngay trước măt. Thậm chí nó đóng cục lai, thành khối lớn, đè nặng lên tâm trạng con hổ, khiến nó ngày ngày phải sống trong nỗi căm giận, uất ức
Mình diễn đạt vụng, thông cảm :D
 
Last edited by a moderator:
T

Tiểu Linh

-Từ "gậm" diễn tả hành động dùng răng, miệng ăn dần, cắn dần từng ít, chậm rãi, kiên trì. Con hổ ở đây không gậm thức ăn mà gậm một "khối căm hờn". Căm hờn là 1 tính từ trừu tượng kết hợp với số từ, danh từ chỉ loại thể để diễn tả lòng căm giận tích tụ thành khối, thành tảng. Sự bất lực của vị chúa sơn lâm mất tự do, không làm gì được ngoài gậm nhấm nỗi căm hờn cho hả nỗi u sầu uất ức
 
Top Bottom