[Văn 8] Cảm nhận về một số bài thơ

C

co_nhox_2001

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ơi giúp mình 4 đề văn nêu cảm nhận này với
1 Lòng tự hào dt qua Sông núi nc Nam
2 Tâm trạng của nữ sĩ qua Qua Đèo Ngang
3 Tình bạn của Nguyễn khuyến qua Bạn đến chơi nhà
4 Số phận, phẩm chất ng` PN qua Bánh trôi nc
Thanks các bạn nhìu nha.
p/s: mỗi đề văn có sd từ láy và từ Hán Việt;).

Tiêu đề: [Môn học + lớp] + nội dung.

Chú ý post đúng Box.

Nhắc nhở.
sasani
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

3.
Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Là 1 nhà thơ giàu tình cảm, Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ khi nói về tình bạn. Những bài thơ bất hủ của ông khi đề cập đến bạn là những minh chứng hùng hồn sâu sắc , quả thật là những tình bạn nên thơ. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó. Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông.Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
 
N

nguyenvandun2010

Trả lời

Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Nhưng bọn giặc tham tàn kia một lần nữa có ý định với nước Nam, dân tộc ta lại sôi sục ý chí chống quân thù, ý chí đó đã được thể hiện rõ ở bài Sông núi nước Nam.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.”
“Sông núi nước Nam” là một tuyệt tác, tác phẩm được khơi nguồn từ cảm xúc dạt dào về đất nước, dân tộc. Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm xúc ngắn gọn. Tác phẩm gắn với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời đại chống giặc ngoại xâm uy hùng, chính tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc đã được thể hiện qua từng con chữ. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước
“Sông núi nước Nam vua Nam ở”
Câu thơ bảy chữ tạo thành hai vế đối xứng, “Nam quốc” với “nước Nam” và “Nam đế” với “vua Nam”, đọc câu thơ em như cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người người Nam là nước chư hầu nên chỉ được xưng vương. Lối xưng “đế” của tác giả đã thể hiện tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước như Trung Hoa. Thế rồi khi xâm lược nước ta, áp đặt ách thống trị họ đã ngang nhiên biến nước ta thành một quận, huyện của chúng. Nhưng với ‎ chí quật cường trong lòng mỗi người, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc đã được giành lại từ hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước. “Nước Nam” tuy nhỏ bé song luôn tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với các nước khác. Đất nước ấy co chủ quyền, nền tự chủ thể hiện ở vai trò của “vua Nam”. Vua ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam đã khác”
Em thật xúc động trước niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sức khẳng định chân l‎ý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau
“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc như Bác Hồ – người cha già của cả dân tộc đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. “Trời”, quyền lực tối thượng, linh thiêng trong tâm linh của con người xưa cũng đã đồng tình và đã ghi gõ quyền làm chủ đất đai của người Nam ở “sách trời” ( thiên thư ). Điều này đối với ta ngày nay là một lẽ rất tự nhiên, bình thường nhưng ngày ấy - ngày mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận, huyện của chúng và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị thì tư tưởng, quyết tâm ấy thực sự có ý nghĩa và linh thiêng biết nhường nào. Trong câu thơ có hình ảnh của trời đất, thần linh, thật thiêng liêng biết bao! Lòng tự hào của dân tộc giúp ta đứng thẳng làm người, đối mặt với kẻ thù. Lời thơ đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh. Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.”
Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động một niềm cảm xúc tràn vào lòng em. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt. Sức mạnh của ngôn từ trong câu thơ là sức mạnh của cả một cộng đồng quật khởi sẵn sàng chiến đấu và sẽ chiến thắng. Đây là niềm tự hào của nhân dân nước Việt đều có trong các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Ý thức độc lập tự chủ đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều biến cố đau thương song ý chí “độc lập” không bao giờ tắt. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc được biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử ấy.
Tác phẩm “Sông núi nước Nam” là một bản Tuyên ngôn Độc lập bất chủ, bộc lộ khí phách hào hùng. Cảm xúc thơ mãnh liệt tạo chất trữ tình, chính luận. Đó là một đặc điểm của thơ ca thời Lý-Trần khiến ngàn năm sau khi đọc lại lòng người vẫn bị cuốn hút, xúc động. Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi đọc kỹ từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng. Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn siêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ cõi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Bài thơ như mang cả hồn sông núi, khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt. Em là người Việt Nam - kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, em sẽ quyết tâm góp phần giữ gìn đất nước bằng cách cố gắng học tập trở thành một công dân tốt để bảo vệ, xây dựng nước nhà.
“Sông núi nứi nước Nam” là áng văn chương tuyệt tác, thể hiện tinh thần độc lập, khí phách anh hùng, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.


khi%20%28146%29.gif
khi%20%2848%29.gif
Nhớ thanks nha
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom