[Văn 8] Cảm nhận về các nhân vật trong HKI

K

katexinh37u

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em cần mọi người giúp gấp
1/Cảm nhận về chú bé Hồng
2/ ... chị Dậu
3/ ... lão Hạc
4/ Phân tích diễn biến tâm trạng của nv "Tôi" trong VB "Tôi đi học"
5/ Qua 2 VB TNVB và LH, em hiểu gì về người nông dân khi xưa
6/ Ý nghĩa nhan đề TNVB
 
Last edited by a moderator:
B

biobaby

5/ Qua 2 VB TNVB và LH, em hiểu gì về người nông dân khi xưa
- Ở văn bản Tức nước vỡ bờ, tác giả Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người nông dân xưa tuy hiền lành nhưng không hề yếu đuối họ sẵn sàng đứng lên chống lại áp bức. Cụ thể hơn qua hình ảnh chị Dậu cho ta thấy thêm sức sống kiên cường bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.
- Ở văn bản Lão Hạc, những người nông dân sống trong xã hội nửa thực dân nửa phong kiến trước Cách mang tháng Tám tuy phải sống hết sức bần cùng khổ cực, đến cùng đường nhưng họ vẫn quyết không làm hoen ố lòng tự trọng, trong sáng, trung thực của mình, đồng thời còn thể hiện tình yêu thương cao cả của đấng sinh thành dành cho con cái.
Từ những gì nêu ở trên, chúng ta có thể đúc kết về người nông dân xưa:
................. (tự suy luận nhé:))
 
B

bongbottuyet

trả lời

ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ":
nghĩa đen:nước lớn,cuồn cuộn,dữ dội thì có nguy cơ làm vỡ bờ,đê ,đập....không thể lường trước.
Đặt trong hoàn cảnh của văn bản,nhan đề thể hiện sự nổi dậy của người nông dân trong ách áp bức bóc lột dã man của bọn thực dân Pháp.Nhất là nạn sưu thuế phải nói là tàn nhẫn và độc ác nhất trong lịch sử Việt Nam.Con người thuộc địa phải cắn răng chịu đựng sống trong đau khổ,đàn áp,bóc lột đến tận cùng xương tuỷ.Thế nhưng ,người xưa có câu "Con giun xéo lắm cũng quằn"...Một khi mà nỗi khổ,mâu thuẫn dân tộc đẩy lên đến đỉnh điểm thì sự chịu đựng không còn tồn tại,Con người đứng dậy chống trả quyết liệt những thế lực đã chà đạp họ dưới gót dày không thương tiếc,khao khát đạp tan xiềng xích,tìm lại lẽ công bằng và quyền sống cho mình.Như chị Dậu,hành động chị đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng đã thể hiện đến đỉnh điểm lằm căm phẫn ,uất hận ,vượt qua mọi rào cản sợ hãi để đòi lại chân lí,lẽ phải cho cuộc đời chị,cứu sống người chồng tội nghiệp.
Nhan đề đã tái hiện khái quát thực trang đen tối của XH đương thời,mang giá trị tố cáo xã hội sâu sắc.Tác giả lên tiếng phê phán,lên án chế độ thực dân vô nhân tính đã đẩy con người đến bước đường cùng.
Đồng thời thể hiện lòng cảm thông,thấu hiểu số phận con người,đặc biệt là người nông dân trước CM tháng Tám.=>Giá tri nhân đạo sâu sắc
 
Top Bottom