[Văn 8] Cảm nhận về bản tuyên ngôn độc lập lần 2 bài: Nước đại việt ta ?

K

kakaran01

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tiêu đề [cảm nhận về bản tuyên ngôn độc lập lần 2 của bài: Nước đại việt ta], mong mọi người giúp :(, cảm nhận ngắn gọn thôi cũng được, khoảng 1 trang giấy vở là ok rùi :D, mong mọi người giúp gấp! ! :confused:
 
L

leo345

uyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về chính trị, quân sự, ngoại giao...Cuộc đời Nguyễn Trãi là một cuộc đời kì lạ, phi thường, mà chất anh hùng và chất bi kịch đều đến mức tột đỉnh. Trong lĩnh vực văn chương, ông là một trong những tác giả lớn nhất của vặn học trung đại VN với những tác phẫm trữ tình, chính luận viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm như Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập...Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa của toàn nhân loại.

Nguyễn Trãi có vai trò rất lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Từ Đông Quan tìm vào đất Lam Sơn để tham gia khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã dâng lên chủ tướng Lê Lợi Bình Ngô sách với chiến lược tâm công ( đánh vào lòng ng ) là chủ yếu. Suốt 10 nãm kháng chiến, ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo nhiều văn bản, thư từ quan trọng và cùng các tướng lĩnh bàn bạc chiến lược, chiến thuật đánh giặc.

Năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân thù. Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết lên bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn toàn thắng lợi và kỉ nguyên phục hưng dân tộc bắt đầu. Với giá trị nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị nghệ thuật độc đáo, Bình Ngô Đại cáo xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà.

Nội dung bài cáo gồm 4 phần, giống như kết cấu chung của thể cáo. Phần đầu nêu luận đề chính nghĩa. Phần thứ hai là bản cáo trạng tội ác giặc Minh. Phần thứ ba phản ánh quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ cho đến khi kết thúc. Phần cuối là lời tuyên bố chấm dứt chiến tranh, khẳng định nền độc lập vững chắc, đất nước Đại Việt mở ra kỉ nguyên mới hòa bình, xây dựng.

Có thể nói Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ gây xúc động mạnh mẽ, thấm thiết. Sau Thơ Thần của Lý Thường Kiệt thì Bình Ngô đại cáo của NguyễnTrãi được koi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc VN.

Đoạn trích nước Đại Việt Ta có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền đôc lập. Đại Việt là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống kịch sử chống xâm lăng đã mấy ngàn năm. Lũ giặc cướp nước xâm phạm đến nước ta, chúng nhất định sẽ chuốt lấy bại vong. Hai nội dung chính của đoạn trích là đạo lí nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt . Hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo có thể coi là cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi nói riêng và của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung.

Nhân là quan niệm đạo đức có từ lâu đời mà ý nghĩa ban đầu của nó chỉ bó hẹptrong sự tương thân, tương ái giữa ng vs ng. Chữ nhân trong chính sách cai trị của vua biểu hiện ở khuynh hướng trọng dân, lấy dân làm gốc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Nhân nghĩa trong đạo lí được mở rộng thành lòng thương ng và những việc tốt đẹp nên làm.

Nguyên lí nhân nghĩa là nền tảng cơ bản để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài Bình Ngô đại cáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi biểu hiện cụ thể qua hành động yên dân, trừ bạo. Yên dân là vỗ về, an ủi, làm cho dân chúng đc hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo, tức là tiêu diệt mọi thế lực bạo tàn làm khổ dân.

Đặt trong hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo thì dân mà tác giả nói tới ( dân đen, dân đỏ ) là ng dân Đại Việt đang phải chịu cảnh đau thương, tan tóc dưới ách thống trị dã mang của quân xâm lược ; còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh mà tác giả gọi một cách khinh bỉ là quân cuồng Minh.

Với nguyễn Trãi , việc nhân nghĩa gắn liền với hành động cứu nước, cứu dân. Nội dung nhân nghĩa không còn bó hẹp trong phạm vi quan hê giữa ng vs ng mà nó liên quan đến sự sống còn của cả dân tộc. Đây là sự phát triển cao độ của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng thì hành động chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của đất nước chính là việc nhân nghĩa cụ thể nhất, thiết thực nhất phải làm ngay. Vả chăng có giữ đc nước thì mới thực hiện đc mục đích cao cả là yên dân. Chính vì vậy nên sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí bất di, bất dịch về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt. Tám câu tiếp theo chứng minh hùng hồn cho chân lí ấy:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sôg bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào chẳng có.



Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Đó là nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ rõ ràng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ chính trị riêng. Văn hiến nghĩa gốc dùng để chỉ sách vỡ và người hiền tài; nghĩa khái quát là nền văn hóa, văn minh của một quốc gia, dân tộc. Dựa trên những yếu tố này, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm đầy đủ, đc ng đời sau đánh giá là kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lí, học thiết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Quan niệm về quốc gia trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu dựa trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền. Đến Bình Ngô đại cáo, thêm ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử. Nguyễn Trãi cho rằng truyền thống văn hiến là yếu tố quan trọng nhất. Ông khẳng định mạnh mẽ điều mà kẻ xâm lược phương Bắc luôn tìm cách phủ định là nước Nam không có nền văn hiến.

Trong bài Nam Quốc Sơn Hà, Lí thường Kiệt đã thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gôi vua Đại Việt là Nam đến, nâng vị thế vua ta lên ngang hàng với các triều vua của phong kiến Trung Hoa, đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần đó.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, tác giả sử dụng hàng loạt từ ngữ thể hiện của chủ quyền độc lập
của nước ta: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, xưng đế...

Bên cạnh đó, tác giả đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc về mọi mặt: thể chế chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia... ( Các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của ta song song tồn tại với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc ).

Thực tế đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia có truyêb2 thống căn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng và chủ quyền độc lập hẳn hoi chứ không phải là một quận huyện, hay một chư hầu của phong kiến phương Bắc. Nguyễn Trãi đã nhắc lại những chiến công vang dội trong lịch sử để làm cơ sở vững chắc cho điều mình khẳng định ở trên:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xet
Chứng cớ còn ghi.

Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung... thất bại, Triệu Tiết... tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã... Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở.

Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát cao, giàu chứng cớ lịch sử, tràn đầy cảm súc tự hào. Bề nổi của bài văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thắm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người.
 
L

leo345

DÀN Ý

MB:

Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai sau Nam quốc sơn hà  Lý Thường Kiệt. Cảm hứng nghệ thuật để làm nên một kiệt tác văn chương. Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm một trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.

TB:

Với một dân tộc, độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc, là nền của quốc gia. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc một cách rất sâu sắc. Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời

Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh. Trái lại, trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc phân chia lãnh thổ lại dựa vào nhân định. Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ, nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Trong câu văn, tác giả đã đưa ra các hình ảnh tương đương. Một bên là "Triệu, Đinh, Lý, Trần", bên kia là "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Đặt các triều đại ở vị trí song song, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự to lớn, lớn lao của dân tộc ta. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa. Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại. Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh. Vì sao Đại Việt ta tuy diện tích nhỏ bé, người cũng không đông, lại lớn mạnh sánh ngang với các cường quốc phương Bắc? Phải chăng là do: "... Hào kiệt đời nào cũng có"?

Quả đúng như vậy, làm nên một dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng. Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân:

Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh

Giọng điệu đoạn văn có vẻ trầm lắng hơn, chậm rãi hơn, thể hiện tâm trạng ôn tồn, tâm sự thư thái của tác giả. Sau bao cuộc chiến đấu vất vả, hiểm nguy, con người lại trở về với cảnh thái bình. Câu văn thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thực đất nước. Nó như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người. Cụm từ "từ đây" vừa chỉ thời gian, vừa chỉ không gian. Một cuộc đời mới, một trang sử mới được mở ra cho dân tộc. Xã tắc ấy, giang sơn ấy bắt đầu một cuộc tái sinh vĩ đại. Nhà văn đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc. "Càn khôn", "nhật nguyệt" là hình ảnh của vũ trụ. So sánh nền độc lập dân tộc, tư thế làm chủ của con người với hình ảnh "càn khôn", "nhật nguyệt" để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc ấy, dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra lời tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc: dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình. Nền độc lập của ta là một chân lý vĩnh hằng, một quy luật tất yếu.

Quân dân ta với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với ý chí quyết chiến quyết thắng đã chiến đấu hết mình. Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Đoạn văn có giọng văn nhanh, mạnh, hào hùng, nghe như bước chân con người ra trận. Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc. Bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, tăng tiến, đối lập ta thấy được cái tài của Nguyễn Trãi là làm cho các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ta như thấy một sự đối lập giữa quân ta và quân địch: quân ta càng đánh càng thắng; kẻ địch càng đánh càng thua, càng thất bại nặng nề. Một loạt các địa danh, tên các trận đánh, tên các tướng giặc bại trận góp phần làm cho đoạn văn giàu tính thời sự, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ trước mắt ta một bức tranh hoành tráng. Có thể nói, lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại. Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ:

Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng
ngầm giúp đỡ mới được như vậy

Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy. Nhà văn khẳng định: chiến thắng được làm nên bởi chính nỗi đau thương mất mát của dân tộc. Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc, bởi ý chí quyết chiến quyết thắng. Không chỉ vậy, chiến thắng còn được tạo dựng bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta. Qua đây ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

KB:

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Đến hôm nay, đọc lại Bình Ngô đại cáo ta vẫn thấy vô cùng tự hào. Bài cáo như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi, thức tỉnh thế hệ thanh niên, học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời. Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
 
H

hyominkute

Cảm nhận về Nguyên lý chính nghĩa = nhân nghĩa của bài Cáo

Để chứng minh cho tính chất chân lý hiển nhiên , Nguyễn Trãi dẫn sự thật lịch sử để chứng minh .Đó chính là sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập chủ quyền .Nếu ở bài Sông núi nước Nam ,Lý Thường Kiệt mới chỉ công báo :
" Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư "
thì ở đây là nhiều dẫn chứng cụ thể ,sinh động ,được nêu với giọng văn châm biếm ,khinh bỉ ,khẳng định thất bại của vua quan ,tướng tá TQ khi chúng cố tình tham lam ,thích bành trướng ,mang tư tưởng nước lớn ,bá quyền ,cố tình đi ngược lại chân lý hiển nhiên thì chỉ chuốc lấy bại thảm hại .Những địa danh sông Bạch Đằng ,bến Chương Dương ,cửa Hàm Tử mãi mãi là nấm mồ chôn quân xâm lược .Kẻ thù thất bại ,tiêu vong vì động cơ ích kỷ ,vì " thích lớn " ,"tham công " .Dựa vào tướng giỏi ,quân đông ,không " lấy nhân nghĩa làm gốc " , hậu quả ấy không thể tránh khỏi .
Hai câu kết đoạn có ý nghĩa : Khẳng định sự thật oai hùng và vang lên niềm tự hào của dân tộc Đại Việt .Ở đoạm kết vưa có cái nguyên cớ của sự bại vong như những hiện vật trong viện bảo tàng ,với kẻ địch là một sự nhục nhã muôn đời khôn rửa ,còn với ta ,đó là minh chứng cho một lẽ phải hùng hồn mà dân tộc Đại Việt đã gửi trọn niềm tin vào đó . Lời tiên tri ( 2 câu đầu ) đã có ứng nghiệm theo luật quả báo ( nhân nào quả ấy ) tứ thời .
Nói tóm lại ,về ý nghĩa ;chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành thêm một bước về ý thức dân tộc ,lịch sử ,tư tưởng ,văn hóa của dân tộc Đại Việt từ đời Lý đến đời Lê ,trải qua 5 thế kỷ
Cách lập luận này cho thấy bài cáo cần có tính logic cao độ .Phía sau phần "Từng nghe " là những chân lý đã được kiểm định vững chắc trong lịch sử .còn "vậy nên " là kết quả tất yếu phù hợp với tiền đề " từng nghe " đã nói ở trên .Những dẫn chứng thực tiển đó là chứng cớ còn ghi trong sử sách không thể bác bỏ ,không thể chối cãi .Hai cặp phạm trù logic kín kẻ : Khi nói đến nguyên lý nhân nghĩa thì Nguyễn Trãi viết " từng nghe " ;còn khi khẳng định sức mạnh nhân nghĩa sức mạnh của độc lập dân tộc thì ông dùng từ " còn ghi " ( sử sách ghi lại không thể chối cải ) .Chính xác hơn ,được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ nhân quả
Vơi cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn ,đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta .Bề nỗi của lời văn là sụ nghiêm khắc răn dạy ,còn chiều sâu thấm thía một đạo lý ,một tư tưởng ,một lẽ phải làm người : Nhân nghĩa .Vậy Nước Đại Việt ta có sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc ở bài thơ Nam Quốc Sơn Hà



Cảm nhận về lòng tự hào của bài cáo

Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được chứng minh bằng sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:

Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Có đủ tất cả các yếu tố của một quốc gia độc lập tự chủ : quốc hiệu (tên nước), văn hiến, lãnh thổ, phong tục, con người và đặc biệt là “nền độc lập” đã được xây dựng từ bao đời.Những lời văn mạnh mẽ, dứt khoát, có ý khẳng định chắc chắn, NgTrãi đã khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền dân tộc.NgTrãi nêu bật lịch sử các triều đại bằng phép liệt kê, song hành, đã khẳng định lịch sử dài lâu của đất nước, đồng thời khẳng định tư thế độc lập ngang hàng của ĐViệt với các triều đại phong kiến phương Bắc
Nó còn như khẳng định về hậu quả thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng xâm phạm đến độc lập chủ quyền của dân tộc ta:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
NgTrãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dtộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc.Cách nêu dẫn chứng rõ ràng cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào dtộc.
=> Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự hào dân tộc. Câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng tạo nên giọng điệu trang nghiêm, khẳng định khi nói về quốc gia độc lập, tự chủ: và đặc biệt nghệ thuật so sánh lại càng tôn cao và khẳng định thêm điều đó: Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lí, TRần của VN ngang hàng với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng khống thể có một sự so sánh như vậy.
 
Top Bottom