[Văn 8] Các đề văn ôn tập

H

hoaianhlc5c

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:TRong truyện ngắn Lão Hạc Nam Cao viết
Chao ôi ! Đối vs những người xung quanh ta ,nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở,ngu ngốc,bần tiện,xấu xa,bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn , không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương , không bao giờ ta thương
Suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Đề 2:
Khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông giáo nghĩ
Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác
Giải thích ý kiến trên
Đề 3: Nhận xét ý nghĩa nhan đề "Tức nước vỡ bờ"
Đề 4:Cảm nhận suy nghĩ của em về chi tiết
"Phải bé lại và lăn vào lòng người mẹ ..... e^m dịu vô cùng"
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Đề 1:TRong truyện ngắn Lão Hạc Nam Cao viết
Chao ôi ! Đối với những người xung quanh ta ,nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở,ngu ngốc,bần tiện,xấu xa,bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn , không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương , không bao giờ ta thương
Suy nghĩ của em về ý kiến trên
n?
Ý chính nhé bạn:Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.
-Với triết lí trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải biết quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ.
-Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Đề 2:
Khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông giáo nghĩ:"Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác".
Giải thích ý kiến trên
- Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa " - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn", nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa : con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.

Nhận xét nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
-Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.

- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhân được xu thế '' tức nước vỡ bờ '' và sức mạnh to lớn không lường của sự vỡ bờ đó .
 
Top Bottom