*Chiếu, cáo, hịch, tấu giống và khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau:
+ Chiếu, cáo hịch đều là văn nghị cổ được dùng trong xã hội phong kiến. Được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu
+ Đều do vua hoặc bề trên viết, ban truyền xuống bề tôi hay thần dân.
Khác nhau:
+ Chiếu để vua ban bố mệnh lệnh.
+ Cáo để vua và bề trên thông báo, bố cáo với thiên hạ.
+ Hịch viết nhằm cổ vũ, động viên tinh thần của quân sĩ hoặc nhân dân.
=> 3 thể loại này do bề trên viết xuống
+ Tấu để dâng vua đề đạt 1 nguyện vọng
=> Do người dưới viết lên
*Nêu suy nghĩ của e về 4 bài hịch tướng sĩ, chiếu dời đô, bàn luận về phép học (chứ khong phải học & hành nha bạn), nước đại việt ta
- Chiếc dời đô (1010)(Bài 22)
Lí Công Uẩn (974 - 1028)
Nghị luận cổ - Chiếu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, có sự kết hợp lí và tình.
- Hịch tướng sĩ (1285) (Bài 23)
Trần Quốc Tuấn (1231? - 130)
Nghị luận cổ - Hịch
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa lập luận và lời văn thống thiết, co sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo - 1428) (Bài 24)
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Nghị luận cổ - Cáo
Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là nước có nền văn hiến từ lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là pản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa.
- Bàn luận về phép học (Luận học pháp - 1791) (Bài 25)
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)
Nghị luận cổ - Tấu
Việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp pần làm hung thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học, học rộng nhưng nắm gọn, học di dôi với hành.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.