câu 1
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyên Thiếp , hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học"&"hành" :
---
Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam:
La Sơn phu tử
hay “Lam Hồng Dị Nhân”
La Sơn phu tử tức Nguyễn Thiếp tiên sinh,
huý là Minh, tự là Quang Thiếp,
sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý mão (1723)
niêu hiệu Lê Bảo Thái năm thứ 4 tại làng Mật Thôn,
xã Nguyệt Úc hay Nguyệt Áo (tục gọi là Nguyệt Ao),
tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là phủ Đức thọ),
tỉnh Hà Tĩnh.
Tổng La Thạch sau này lại thuộc về huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng trong cả cuộc đời,
Nguyễn Thiếp có rất nhiều tên tự hay tên hiệu,
hoặc do Tiên sinh tự đặt,
hoặc do người đương thời xưng tặng,
chẳng hạn: Khải Xuyên, Lạp phong cư sĩ,
Điên ẩn, Cuồng ẩn, Hạnh am, Hầu lục niên,
Lục niên Tiên sinh, La Giang phu tử,
La Sơn phu tử ...
Mỗi danh hiệu đều có một lý do và hoàn cảnh riêng biệt.
Theo các bậc kì lão ở vùng Nghệ An
và Hà Tĩnh trong đó có
Thân sinh tôi truyền khẩu thì Nguyễn Thiếp
Tiên sinh là học trò Cụ Nguyễn Hành
mà Tiên sinh gọi là Thúc phụ (chú).
Cụ Nguyễn Hành cũng quán xã Nguyệt Úc
là một tay hay chữ nức tiếng,
đỗ Tiến sĩ khoa Hội và Đình thí năm Quí Sửu (1733)
niên hiệu Long đức Lê Thần Tông năm thứ 2.
Sau khi bị bãi chức Án sát sứ tỉnh
Thái Nguyên vì một nguyên nhân nào không được rõ ràng,
quan Tiến sĩ họ Nguyễn lui về nhà mở trường dạy học,
tác thành được nhiều người ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong số các môn sinh hiển đạt của quan
Tiến sĩ họ Nguyễn, người ta phải kể đến các ông :
Phan Khiêm Thụ (làng Yên Việt Hạ, huyện La Sơn,
đỗ Tiến sĩ khoa Đinh sửu, năm 1757);
Nguyễn Khản (làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
làm đến chức Thương Thư bộ Lại,
con đầu của Quận công Nguyễn Nghiễm,
anh cả của Nguyễn Du, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn,
năm 1760 ); Ngô Phúc Lâm (làng Trảo Nha,
huyện Thạch Hà,
tiền nhân của nhà cách mạng ngô Đức Kế,
đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất,
năm (1766) và Nguyễn Thiếp
(thi Hương đỗ giải Nguyên tức thủ khoa
trường Nghệ An năm Quí Hợi,
niên hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 4 là năm (1743).
Nguyễn Du Tiên sinh cũng có học với Cụ Nguyễn Hành,
nhưng học vào lúc Cụ Nguyễn Hành đã già,
và Nguyễn Du đương còn bé,
bé nhứt trong trường học Cụ Nguyễn Hành.
Cũng theo các cụ già ở vùng Nghệ Tĩnh
truyền từ đời này sang đời khác,
thì tập thơ bất hủ Kim Vân Kiều nguyên
được Tố như Tiên sinh mở đầu bằng câu :
Rằng năm Gia tĩnh triều Minh,...
Nhưng tập thơ ấy đã sáng tác xong,
Nguyễn Du Tiên sinh mới đưa nhờ thầy học cũ duyệt lại,
và sau khi đã sửa chữa một đôi chữ trong tập thơ,
Cụ Nguyễn Hành bèn thêm 8 câu ở đầu tập thơ ấy như sau :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời kia quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.