Văn [Văn 8] Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 8

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vì sở thích và đam mê nên mình mở topic này, với kinh nghiệm bản thân mình sẽ cố gắng dẫn dắt các em 2k4 hứng thú với bộ môn văn, tham gia tích cực vào topic này.
Các teen 2k4 cùng vào nào:
@Phan Thị Xuân Huyên , @Snowball fan ken , @Tuấn Anh Phan Nguyễn , @Bé Thiên Bình , @Nguyễn Huy Tú ,.. và nhiều teen 2k4 khác!
 
Last edited:

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Chương trình Ngữ Văn lớp 8 cũng như chương trình Ngữ Văn lớp 6,7 các em ạ! Cũng chia ra làm 3 phần chính:
I. Văn bản.
- Các văn bản về đời sống.
Dưới dạng thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, trích đoạn, kịch, nghị luận trung đại,...
II. Tiếng Việt.
- Các từ loại còn lại
- Các loại dấu câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép tu từ.
- Hành động nói.
- Hội thoại.
-...
III. Phần tập làm văn.
1. Ôn tập văn tự sự (nâng cao hơn so với lớp 6)
2. Tiếp cận thêm với các dạng văn nghị luận (kho hơn so với lớp 7)
3. Học văn thuyết minh (thể loại văn mới)
 

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,344
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
Đề đi bạn.Tiện thể ôn lại luôn.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
@Ngọc Đạt mình up tài liệu của mấy bài đầu tiên chương trình ngữ văn 8 để các bạn làm quen trước nhé
còn câu hỏi thì cậu up lên nha


BÀI 1 :TÔI ĐI HỌC
----------- Thanh Tịnh ---------------------

I. tìm hiểu chung

1. Đọc.
2. Chú thích:
a. Tác giả:
a.Tác giả:
Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
Sự nghiệp văn học của ông đa dạng, phong phú. Thơ văn ông đậm chất trử tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là tác phẩm Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngùi tìm trầm (truyện ngắn, 1943), đi giữa mùa sen (truyện thơ. 1973)..

b.Tác phẩm:

- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.

c.Giải thích từ khó :

3-Bố cục: 4 đoạn

Đoạn 1:
Từ đầu đến “... rộn rã”: Những biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tíi trường gợi cho cho Tôi nhớ lại mình cùng những kỷ niệm trong sáng.

Đoạn 2: tiếp theo “....trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.

Đoạn 3: tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: - Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.

Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học

II/- Tìm hiểu văn bản :

1. Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.

- Thời gian buổi sáng cuối thu.

- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
- Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay, muốn thử sức tự cầm bút, thước...

-Bởi vì tình cảm và nhận thức của cậu bé lần đầu tiên tới trường đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đấy là cảm giác tự thấy mình như đã lớn lên, vì thế mà thấy con đường làng không còn dài và rộng như trước... và Tôi giờ đây không lội qua sông thả diều và không ra đồng nô đùa nữa. Tôi đã lớn.

- Nhân vật “tôi” đã thể hiện rõ lòng yêu mái trường tuổi thơ, yêu bạn bè, cảnh vật quê hương, và đặc biệt là ý chí học

-Câu văn sử dụng phép so sánh. So sánh một hiện tượng vô hình với một hiện tượng thiên nhiên hữu hình đẹp đẽ. Chính hình ảnh này đã cho người đọc thấy kỷ niệm của Tôi ngày đầu tiên đi học thật cao đẹp và sâu sắc. Và qua hình ảnh này tác giả đề cao sự học hành với con người

2- Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.

- cao ráo và sạch sẽ hơn.

- Nhưng lần này: vừa xinh xắn, vừa oai nghiệm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng Tôi đâm ra lo sợ vẫn vơ

- Sự nhận thức có phần khác nhau về ngôi trường Mỹ Lý thể hiện rõ sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của Tôi.

-> Trang nghiêm, thành kính của người học trò, tác giả đề cao tri thức khẳng định vị trí quan trọng của trường học

-Tác giả so sánh như “con chim non đứng bên bờ tổ,”. -> thể hiện khát vọng bay bỗng của tuổi trẻ trước việc học.


-Trong hồi ức của Tôi ông đốc được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, thái độ rất đẹp.-> biết quý trọng, biết ơn, tin tưởng sâu sắc .



3- Cảm nhận của Tôi trong lớp học.


- Cảm nhận nỗi xa mẹ thật lớn khi sắp hàng vào lớp học thể hiện người học trò nhỏ bắt đầu thấy được sự lớn lên của mình khi đi học.

- Cảm thấy lạ và hay hay.

-Tự lạm nhận mọi vật là của riêng.

- Khi nhìn con chim vỗ cánh bay lên và thèm thuồng, nhân vật Tôi mang tâm trạng buồn khi từ giã tuổi ấu thơ vô tư, hồn nhiên để bắt đầu “lớn lên”


-Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về sự học hành của người học trò nhỏ.


-“Những cảm giác” đẹp đẽ của nhân vật tôi đã thể hiện rõ sự trân trọng với sách vở bàn ghế, bạn bè, thầy cô, cảnh vật, tinh yêu quê hương, bố mẹ, trường lớp và tuổi thơ của mình.

- Đồng thời thể hiện rõ tâm hồn giàu cảm xúc với tuổi thơ, tình yêu đối với quê hương, trường lớp và quá khứ của nhà văn Thanh Tịnh.
Thái độ,cử chỉ của người lớn đối với lần đầu tiên các em đi học
-Phụ huynh:chuẩn bị chu đáo tham gia buổi lễ trang trọng
-Ông đốc bao dung,giàu tình yêu thương
=>trách nhiệm của gđ,nhà trường đối với thế hệ tương lai

5- Đặc săc nghệ thuật:


- Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật Tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc.Chính sự kết hợp trên tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm..

- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả .

=>Toàn bộ truyện toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.

6.NỘI DUNG TÁC PHẨM
Bài văn kết thúc một cách tự nhiên,bất ngờ,như khép lại bài văn,mở ra một thế giới mới,cả bài văn là một kí ức hồi tưởng,là một thế giới đầy tâm trạng những kỉ niệm ngọt ngào thời ấu thơ được chuyển hóa thành cảm giác bay bổng,lãng mạng,lung linh và tươi tắn sắc màu,1 kí ức đáng yêu,tưng bừng,rộn rã,lấp lánh,chất thơ khép lại trang văn mà người đọc cảm thấy bồi hồi,xao xuyến "ngày đầu tiên đi học" đã mãi lùi xa nhưng 2 tiếng tựu trường vẫn thổn thức lòng người đọc.

@Narumi04 @Bé Thiên Bình @Snowball fan ken @chua...chua @orangery @Phan Thị Xuân Huyên @Tuấn Anh Phan Nguyễn và các em 2k4 vào tham gia đi nào
 
Last edited:

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
@lê thị hải nguyên giục ghê quá, up thôi!
@Bé Thiên Bình, @Snowball fan ken , còn 2k4 nào hăm tag cho anh nha!
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 8

*****

BÀI 1:

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945


A: YÊU CẦU:

- Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945

- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.

B: NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX

b) Chặng thứ hai: Những năm hai mơi của thế kỷ XX

c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945

a) Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá

b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào lưu cùng phát triển

c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.

4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào lưu văn học:

- Trào lưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.

Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…và văn xuôi của Nhất Linh , Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…

- Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng …), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).

Hai trào lưu lãng mạn và hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau lại vừa ảnh hưởng, chuyển hoá nhau. Trên thực tế, hai trào lưu đó đều không thuần nhất và không biệt lập với nhau, càng không đối lập nhau về giá trị. ở trào lưu nào cũng có những cây bút tài năng và tâm huyết.

Văn học khu vực bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù. Thơ văn cách mạng cũng có lúc, có bộ phận được lưu hành nửa hợp pháp, nhưng chủ yếu là bất hợp pháp, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu, nhưng văn học cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao, nhịp với sự phát triển của phong trào cách mạng. Thơ văn cách mạng đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỷ.

C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Tài liệu tham khảo:

- Bài khái quát về văn học Việt Nam: +) SGK NV8 trang 3-11

+) Giáo trình VHVN tập 1 trang1-73

2. Bài tập củng cố:

1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn tr]ơng, mau lẹ nh] thế nào?

2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh (về thể loại)

3) Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.


CHÚC CÁC EM HỌC TỐT! LÀM BÀI NHÉ! CÓ THỂ ANH SẼ OFF 1 TUẦN NÊN KHÔNG THỂ ÔN TẬP ĐƯỢC CHO MẤY ĐỨA. LÀM CHO CHẮC VỀ ANH SỬA CHO!
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
@lê thị hải nguyên giục ghê quá, up thôi!
@Bé Thiên Bình, @Snowball fan ken , còn 2k4 nào hăm tag cho anh nha!
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 8

*****

BÀI 1:

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945


A: YÊU CẦU:

- Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về giai đoạn văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến 1945

- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề VH.

B: NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái quát về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ

2. Quá trình phát triển của dòng văn học Việt Nam đầu thế kỷ

a) Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu thế kỷ XX

b) Chặng thứ hai: Những năm hai mơi của thế kỷ XX

c) Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến CMT8- 1945

3. Những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 – 1945

a) Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá

b) Văn học hình thành hai khu vực (hợp pháp và bất hợp pháp) với nhiều trào lưu cùng phát triển

c) Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.

4. Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng trào lưu văn học:

- Trào lưu lãng mạn, nói lên tiếng nói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy văn học lãng mạn còn những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhìn chung vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.

Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là Thơ mới của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…và văn xuôi của Nhất Linh , Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân…

- Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh thực trạng thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung các sáng tác của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học hiện thực có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng …), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng (thơ Tú Mỡ, Đồ Phồn).

Hai trào lưu lãng mạn và hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau lại vừa ảnh hưởng, chuyển hoá nhau. Trên thực tế, hai trào lưu đó đều không thuần nhất và không biệt lập với nhau, càng không đối lập nhau về giá trị. ở trào lưu nào cũng có những cây bút tài năng và tâm huyết.

Văn học khu vực bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù. Thơ văn cách mạng cũng có lúc, có bộ phận được lưu hành nửa hợp pháp, nhưng chủ yếu là bất hợp pháp, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường. Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu, nhưng văn học cách mạng vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao, nhịp với sự phát triển của phong trào cách mạng. Thơ văn cách mạng đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỷ.

C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Tài liệu tham khảo:

- Bài khái quát về văn học Việt Nam: +) SGK NV8 trang 3-11

+) Giáo trình VHVN tập 1 trang1-73

2. Bài tập củng cố:

1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn tr]ơng, mau lẹ nh] thế nào?

2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh (về thể loại)

3) Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.


CHÚC CÁC EM HỌC TỐT! LÀM BÀI NHÉ! CÓ THỂ ANH SẼ OFF 1 TUẦN NÊN KHÔNG THỂ ÔN TẬP ĐƯỢC CHO MẤY ĐỨA. LÀM CHO CHẮC VỀ ANH SỬA CHO!
Anh chưa đăng bài mới hả?
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Năm nay em thi tuyển Văn đây.
Em đọc kĩ trong cái spoiler nha! Anh đăng lí thuyết rồi. Có 1 số bài tập trên đó em làm nâng cao kĩ năng nhé. Sẽ sớm có phần tiếp theo nhé!
Anh trích dẫn bài tập ra đây em dễ nhìn mà làm nha!
2. Bài tập củng cố:

1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn tr]ơng, mau lẹ nh] thế nào?

2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh (về thể loại)

3) Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.
 
  • Like
Reactions: S I M O

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Em đọc kĩ trong cái spoiler nha! Anh đăng lí thuyết rồi. Có 1 số bài tập trên đó em làm nâng cao kĩ năng nhé. Sẽ sớm có phần tiếp theo nhé!
Anh trích dẫn bài tập ra đây em dễ nhìn mà làm nha!
2. Bài tập củng cố:

1) Văn học thời kỳ từ XX đến 1945 phát triển với nhịp độ khẩn tr]ơng, mau lẹ nh] thế nào?

2)Vì sao nói văn học nửa đầu TK XX đến 1945 phát triển phong phú rực rỡ và khá hoàn chỉnh (về thể loại)

3) Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học đầu TK đến 1945.
cái phần này tôi thấy ko liên quan đến việc thi của các em đâu
câu 3 thì có nhiều lắm,phải nói tiêu biểu hay có trong chương trình lớp 8 ko các em sẽ đứa ra mấy trang thống kê đó
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
cái phần này tôi thấy ko liên quan đến việc thi của các em đâu
câu 3 thì có nhiều lắm,phải nói tiêu biểu hay có trong chương trình lớp 8 ko các em sẽ đứa ra mấy trang thống kê đó
Cũng luyện tập chút Nguyên ạ! Nếu mà tôi với Nguyên chia ra làm topic này thì tốt đó, 1 bên nội dung 1 bên bài tập.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Cũng luyện tập chút Nguyên ạ! Nếu mà tôi với Nguyên chia ra làm topic này thì tốt đó, 1 bên nội dung 1 bên bài tập.
nếu có thể vì dạo này bận,để đưa ra tí tranh thủ
TRONG LÒNG MẸ

(Trích: Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng )


1.tác giả tác phẩm
a.Tác giả:


- Nguyên Hồng (1918-1982)

- Quê ở Nam Định, sống trong một xóm lao động nghèo ở hải phòng

b. Tác phẩm:


“Trong lòng mẹ” trích trong tập “Những ngày thơ ấu” (1938) .Tác phẩm gồm 9 chương, "Trong lòng mẹ" là chương 4 .

c. Thể loại:

Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.

3- Bố cục: chia làm hai phần

- Phần 1:từ đầu đến ... và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?” : Tâm trạng của bé Hồng trước khi gặp mẹ

- Phần 2 “đoạn còn lại)”: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp được mẹ


II. Phân tích văn bản

1- Hoàn cảnh của bé Hồng:

- Mồ côi cha.

- Mẹ nghèo túng đi tha hương cầu thực.

- Hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô ruột. Chúng không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.

=> Mồ côi cha, sống xa mẹ, cô độc, đau khổ, đáng thương, luôn khao khát tình thương của mẹ.

2- Nhân vật người cô :

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...không?

- Giọng điệu vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt:

+ Bà cô cười hỏi chứ không lo lắng hay nghiêm nghị hỏi lại càng không âu yếm hỏi-> chứa đựng sự giả dối, mỉa mai thậm chí ác độc.

+ Bé Hồng đã nhận ra những ý nghĩ cay độc và trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô.

=> Bé Hồng cúi đầu không đáp, không để lòng thương yêu kính trọng mẹ, bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

- Câu trả lời thông minh dứt khoát, bà cô không chịu buông tha, giọng vẫn “ngọt”:

Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

->Với giọng vẫn “ngọt” bình thản, hai mắt long lanh chằm chặp nhìn, bà cứ muốn kéo chú bé vào trò chơi độc ác mà bà đã dàn tính sẵn, mặc chú bé bà tiếp tục “tấn công” với cử chỉ vỗ vai: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tỉền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

-> Thể hiện sự cay độc nhất trong lời nói của cô là “thăm em bé chứ “->châm chọc, nhục mạ

- Bà hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã khuất. Thực chất bà thay đổi đấu pháp tấn công đánh miếng đòn cuối cùng.

=> Đến đây sự giả dối, thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày, bà lạnh lùng độc ác thâm hiểm, sống tàn nhẫn, khô héo cá tình máu mủ ruột rà

- Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số phận phụ nữ


II-Phân tích văn bản
2. Nhân vật chú bé Hồng:


a- Khi trả lời người cô:

- Chú cúi đầu không đáp và sau đó trả lời dứt khoát. Điều đó cho thấy bé Hồng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé không còn nén nỗi phẩn uất, cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô.

-> Thể hiện sự k×m nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng.Tâm trạng đau đớn, uất ức lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.

=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.


b- Trong lòng mẹ:

- “Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn, ..”

->: So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng.

- Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.

-Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

-> không phải do mệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt.

+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng... cảm giác êm dịu vô cùng sung sướng, hạnh phúc.

=> Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã …), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp... thấy êm dịu vô cùng)

3. Chất trữ tình:

- Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác giả.


 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
nếu có thể vì dạo này bận,để đưa ra tí tranh thủ
TRONG LÒNG MẸ

(Trích: Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng )


1.tác giả tác phẩm
a.Tác giả:


- Nguyên Hồng (1918-1982)

- Quê ở Nam Định, sống trong một xóm lao động nghèo ở hải phòng

b. Tác phẩm:


“Trong lòng mẹ” trích trong tập “Những ngày thơ ấu” (1938) .Tác phẩm gồm 9 chương, "Trong lòng mẹ" là chương 4 .

c. Thể loại:

Hồi kí là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.

3- Bố cục: chia làm hai phần

- Phần 1:từ đầu đến ... và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?” : Tâm trạng của bé Hồng trước khi gặp mẹ

- Phần 2 “đoạn còn lại)”: Tâm trạng của bé Hồng khi gặp được mẹ


II. Phân tích văn bản

1- Hoàn cảnh của bé Hồng:

- Mồ côi cha.

- Mẹ nghèo túng đi tha hương cầu thực.

- Hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô ruột. Chúng không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.

=> Mồ côi cha, sống xa mẹ, cô độc, đau khổ, đáng thương, luôn khao khát tình thương của mẹ.

2- Nhân vật người cô :

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...không?

- Giọng điệu vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt:

+ Bà cô cười hỏi chứ không lo lắng hay nghiêm nghị hỏi lại càng không âu yếm hỏi-> chứa đựng sự giả dối, mỉa mai thậm chí ác độc.

+ Bé Hồng đã nhận ra những ý nghĩ cay độc và trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô.

=> Bé Hồng cúi đầu không đáp, không để lòng thương yêu kính trọng mẹ, bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.

Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

- Câu trả lời thông minh dứt khoát, bà cô không chịu buông tha, giọng vẫn “ngọt”:

Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

->Với giọng vẫn “ngọt” bình thản, hai mắt long lanh chằm chặp nhìn, bà cứ muốn kéo chú bé vào trò chơi độc ác mà bà đã dàn tính sẵn, mặc chú bé bà tiếp tục “tấn công” với cử chỉ vỗ vai: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tỉền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

-> Thể hiện sự cay độc nhất trong lời nói của cô là “thăm em bé chứ “->châm chọc, nhục mạ

- Bà hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã khuất. Thực chất bà thay đổi đấu pháp tấn công đánh miếng đòn cuối cùng.

=> Đến đây sự giả dối, thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày, bà lạnh lùng độc ác thâm hiểm, sống tàn nhẫn, khô héo cá tình máu mủ ruột rà

- Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số phận phụ nữ


II-Phân tích văn bản
2. Nhân vật chú bé Hồng:


a- Khi trả lời người cô:

- Chú cúi đầu không đáp và sau đó trả lời dứt khoát. Điều đó cho thấy bé Hồng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé không còn nén nỗi phẩn uất, cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô.

-> Thể hiện sự k×m nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng.Tâm trạng đau đớn, uất ức lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.

=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.


b- Trong lòng mẹ:

- “Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn, ..”

->: So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng.

- Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.

-Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

-> không phải do mệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt.

+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng... cảm giác êm dịu vô cùng sung sướng, hạnh phúc.

=> Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã …), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp... thấy êm dịu vô cùng)

3. Chất trữ tình:

- Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ và ở cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác giả.

Với lí thuyết này , các em sẽ có 2 bài tập thôi.
-------------------------------------
BÀI TẬP:
Câu 1: Viết 1 bài văn nêu lên suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về những quan niệm của xã hội ngày xưa, thời kì 1930-1945 về người phụ nữ.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Với lí thuyết này , các em sẽ có 2 bài tập thôi.
-------------------------------------
BÀI TẬP:
Câu 1: Viết 1 bài văn nêu lên suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về những quan niệm của xã hội ngày xưa, thời kì 1930-1945 về người phụ nữ.
ko liên quan đến bài học,tôi chỉnh sửa chút
Câu 1: Viết 1 bài văn nêu lên suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"
Câu 2: Viết 1 đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về những quan niệm của xã hội ngày xưa(VD:trọng nam khinh nữ), thời kì 1930-1945 về người phụ nữ
 

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
21
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
Chương trình Ngữ Văn khái quát là như thế này, ta sẽ đi từ phần Văn bản trước.
I/Phần văn bản:
-Văn học Việt Nam (1930-1945)
+Tôi đi học (Thanh Tịnh)
+Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
+Lão Hạc (Nam Cao)
=> Trừ "Tôi đi học" ra , tất cả văn bản trên đều thuộc thể loại Văn học Hiện thực phê phán (1930-1945)
ND chính:
+Thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với từng nhân vật.
+Lên án , phê phán những thế lực chà đạp lên cuộc sống của người nông dân,
+Nói lên khát vọng và ước mơ của từng nhân vật.
+Ca ngợi phẩm chất của người nông dân, tình cảm đẹp đẽ như tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng cao quý.


@lê thị hải nguyên@Ngọc Đạt ,khởi đầu từ mảng này trước :)))
 
Top Bottom